Bệnh chốc lở dùng thuốc gì nhanh khỏi? (Thuốc Bôi & Uống)

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Thuốc trị chốc lở được chỉ định để tiêu diệt hoặc ức chế vi khuẩn gây bệnh, từ đó kiểm soát các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi. Điều quan trọng là sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất.

Bệnh chốc lở nên dùng thuốc gì? Gợi ý 5 loại hiệu quả nhất

Chốc lở là một bệnh nhiễm trùng da do vi khuẩn Staphylococcus aureus hoặc Streptococcus pyogenes gây ra. Các vi khuẩn này gây ra nhiễm trùng thông qua các vết trầy và vết đốt trên bề mặt da.

Bác sĩ sẽ dựa vào mức độ nhiễm trùng và khả năng đáp ứng của từng người bệnh để chỉ định loại thuốc điều trị thích hợp.

bệnh chốc lở dùng thuốc gì
Tìm hiểu bệnh chốc lở dùng thuốc gì nhanh khỏi và có kế hoạch điều trị phù hợp

1. Thuốc sát trùng trị chốc lở

Thuốc sát trùng trị chốc lở là loại thuốc được sử dụng để làm sạch và sát trùng vùng da bị tổn thương do chốc lở. Bên cạnh đó, thuốc có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và giúp vết thương mau lành.

 

Thuốc Povidone iodine trị bệnh chốc lở
Povidone iodine là dung dịch sát trùng có chứa hoạt chất Povidone iodine

Gợi ý 5 loại thuốc sát trùng trị chốc lở phổ biến, hiệu quả:

  • Povidone iodine: Povidone iodine là dung dịch sát trùng có chứa hoạt chất Povidone Iod. Khi sử dụng trên da, hoạt chất này sẽ giải phóng Iod để kéo dài tác dụng kháng khuẩn và sát trùng. 
  • Chlorhexidine: Chlorhexidine cũng là một dung dịch sát khuẩn được sử dụng trong điều trị bệnh chốc lở. 
  • Hydrogen peroxide: Hydrogen peroxide là tên gọi khác của oxy già, có công thức hóa học là H2O2. Dung dịch này được sử dụng lên vết thương hở hoặc các tổn thương da nhằm ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng. Sử dụng oxy già lên vùng da bị chốc lở 1 – 3 lần mỗi ngày để ngăn ngừa bội nhiễm.
  • Castellani: Castellani là dạng thuốc bôi có tác dụng diệt khuẩn tại chỗ. Thuốc được sử dụng trong điều trị chốc lở, viêm da có mủ,… do tụ cầu khuẩn hoặc liên cầu gây ra.
  • Milian: Dung dịch Milian có chứa xanh methylene – một thành phần sát khuẩn tại chỗ. Xanh methylene có khả năng liên kết với acid nucleic có trong vi khuẩn/ virus, sau đó sẽ phá vỡ các tế bào của chúng khi có tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên Milian hoặc các dung dịch chứa xanh methylene không thích hợp với bệnh nhân suy thận, phụ nữ mang thai, cho con bú và người thiếu hụt men G6PD.

Tham khảo: Hình ảnh bệnh chốc lở ở trẻ em và người lớn giúp nhận biết sớm

2. Thuốc mỡ, kem bôi kháng sinh trị chốc lở

Thuốc mỡ – kem bôi kháng sinh là nhóm thuốc đặc hiệu trong điều trị bệnh chốc lở. Hoạt chất trong nhóm thuốc này có vai trò kìm hãm và tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng da.

thuốc bôi chốc lở Mupirocin
Mupirocin là thuốc kháng sinh điều trị tại chỗ, có tác dụng ức chế vi khuẩn gây bệnh chốc lở
  • Mupirocin: Mupirocin là thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị tại chỗ. Hoạt chất trong thuốc có tác dụng ngăn chặn các vi khuẩn gây nhiễm trùng da phổ biến như Staphylococcus aureus, Streptococci (chi liên cầu khuẩn),… Loại thuốc này được sử dụng nhằm ức chế trực tiếp lên vi khuẩn gây ra bệnh chốc lở. Bạn nên sử dụng thuốc đều đặn 3 lần mỗi ngày để cải thiện nhiễm trùng và giảm tổn thương da.
  • Acid fusidic: Acid fusidic là hoạt chất kháng sinh được sử dụng chủ yếu ở dạng bôi ngoài da. Hoạt chất này nhạy cảm với hầu hết vi khuẩn gram dương, trong đó có chủng kháng penicillinase và Staphylococcus,… Khi sử dụng loại thuốc này, bạn chỉ nên duy trì trong vòng 7 ngày. Nếu có ý định kéo dài thời gian sử dụng, vui lòng trao đổi với bác sĩ để nhận được tư vấn chuyên môn. Sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài có thể tăng số lượng vi khuẩn không nhạy cảm với thuốc.
  • Gentamycin: Gentamycin là kháng sinh nhóm aminoglycoside. Thuốc nhạy cảm với tụ cầu khuẩn, chủng tạo ra penicillinase, chủng kháng methicillin, vi khuẩn hiếu khí gram âm,… thông qua hoạt động ức chế sinh tổng hợp protein của các khuẩn gây bệnh.

3. Thuốc bôi corticoid chứa kháng sinh

Thuốc bôi corticoid chứa kháng sinh là nhóm thuốc có tác dụng tiêu diệt hoặc kìm hãm vi khuẩn gây bệnh, đồng thời có khả năng cải thiện triệu chứng sưng viêm và đau nhức kèm theo.

thuốc bôi chốc lở Fobancort Cream
Fobancort Cream có chứa hoạt chất kháng sinh Fusidic acid và Betamethasone
  • Bactroban: Bactroban là một trong những loại thuốc chuyên đặc trị bệnh chốc lở. Thuốc có tác dụng ức chế các chủng vi khuẩn như Streptococcus pyogenes và Staphylococcus aureus. Nên sử dụng thuốc từ 2 – 3 lần/ ngày trong thời gian không quá 10 ngày. Khi sử dụng loại thuốc bôi chốc lở này, bạn có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn như khô da, bong vảy, phát ban, ngứa,…
  • FobancortFobancort Cream có chứa hoạt chất kháng sinh Fusidic acid và Betamethasone (một dạng của corticosteroid tổng hợp). Loại thuốc này được sử dụng trong các trường hợp viêm da có nhiễm khuẩn như chốc lở, viêm da tiết bã,…

Các loại thuốc có chứa corticoid đều có xu hướng bào mòn và gây teo da nếu sử dụng trong thời gian dài. Vì vậy bạn chỉ nên dùng thuốc trong khoảng 10 ngày hoặc theo thời gian được bác sĩ chỉ định.

Tham khảo thêm: Các bài thuốc dân gian chữa chốc lở hiệu quả dễ kiếm

4. Kháng sinh đường uống trị chốc lở

Thuốc kháng sinh đường uống được sử dụng khi vi khuẩn không có đáp ứng hoặc đáp ứng kém với kháng sinh tại chỗ.

bị chốc lở uống thuốc Cephalexin
Cephalexin hoạt động bằng cách tác động làm vỡ vỏ bảo vệ và giết chết khuẩn gây bệnh
  • Cephalexin: Cephalexin thuộc nhóm kháng sinh cephalosporin. Loại thuốc này hoạt động bằng cách tác động đến vỏ tế bào của vi khuẩn, làm vỡ vỏ bảo vệ và giết chết khuẩn gây bệnh. Liều dùng thông thường khi sử dụng Cephalexin điều trị chốc lở: Dùng 250mg/ lần, mỗi liều cách nhau 6 giờ đồng hồ. Nếu có ý định dùng thuốc cho trẻ nhỏ, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết liều dùng cụ thể.
  • Amoxicillin: Thuốc Amoxicillin là dẫn xuất của penicillin, có tác dụng kìm và diệt vi khuẩn gây bệnh. Amoxicillin có hoạt tính đối với hầu hết các vi khuẩn gram dương và gram âm như E.coli, tụ cầu không tạo penicillinase, liên cầu khuẩn,.. Nếu bạn từng có tiền sử dị ứng với các kháng sinh nhóm penicillin, hãy thông báo điều này với bác sĩ để phòng ngừa tình trạng dị ứng chéo.
  • Trimethoprim: Trimethoprim là kháng sinh có tác dụng kìm khuẩn. Hoạt chất trong thuốc tham gia vào ức chế ezyme của vi khuẩn. Thuốc thường được phối hợp với Sulfamethoxazole để kìm hãm vi khuẩn tuyệt đối. Tuy nhiên khi sử dụng Trimethoprim, bạn có thể gặp phải các tác dụng không mong muốn trên da như phát ban, ngứa, nhạy cảm với ánh sáng, hội chứng Steven-Johnson,…
  • Flucloxacillin: Flucloxacillin là kháng sinh bán tổng hợp isoxazolyl-penicillin có tác dụng chống tụ cầu khuẩn. Để ức chế vi khuẩn gây bệnh chốc lở, thuốc Flucloxacillin thường được sử dụng với liều 250mg/ 4 lần/ ngày (đối với người trưởng thành) và dùng 6.25mg/ kg/ lần, 6 giờ dùng 1 lần (cho trẻ em). Trong thời gian sử dụng loại thuốc này, nếu nhận thấy các dấu hiệu của viêm đại tràng giả mạc (tiêu chảy kéo dài), cần ngưng thuốc và thay thế bằng một loại kháng sinh khác.
  • Cefuroxim: Cefuroxim là kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ II. Thuốc hoạt động bằng cách gắn vào protein đích khiến quá trình tổng hợp vách tế vào vi khuẩn bị ức chế. Cefuroxim có phổ kháng khuẩn rộng, nhạy cảm với cầu khuẩn gram dương và gram âm như Staphylococcus tiết penicillinase, Streptococcus, Moraxella catarrhalis,… Hiện nay đã có rất nhiều chủng vi khuẩn kháng lại Cefuroxim, vì vậy bạn cần tuân thủ liều dùng và thời gian được chỉ định. Tuyệt đối không tự ý ngưng thuốc – ngay khi các triệu chứng lâm sàng đã thuyên giảm.
  • Oxacillin: Oxacillin là kháng sinh thuộc nhóm isoxazolyn penicillin. Thuốc ức chế mạnh các tụ cầu tiết penicillinase, đặc biệt là tụ cầu (vi khuẩn gây ra bệnh chốc lở).

5. Thuốc giảm đau, hạ sốt

Thuốc giảm đau, hạ sốt là nhóm thuốc phối hợp với kháng sinh trong điều trị chốc lở. Nhóm thuốc này có tác dụng giảm thân nhiệt, cải thiện sưng viêm và giảm đau.

thuốc bôi chốc lở
Thuốc giảm đau, hạ sốt được sử dụng để cải thiện các triệu chứng đi kèm của bệnh chốc lở

Các loại thuốc giảm đau, hạ sốt được dùng phổ biến được sử dụng để điều trị bệnh chốc lở, bao gồm:

  • Paracetamol: Là loại thuốc giảm đau phổ biến, có thể sử dụng cho cả trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. Nhóm thuốc này vừa có tác dụng hạ thân nhiệt vừa có khả năng giảm cơn đau. Tuy nhiên Paracetamol chỉ đáp ứng với cơn đau nhẹ và không kèm theo phản ứng viêm.
  • NSAID (Ibuprofen, Diclofenac, Aspirin,…): NSAID hay còn gọi là thuốc chống viêm không steroid, nhóm thuốc này được sử dụng khi cơn đau không đáp ứng với Paracetamol. NSAID gây ức chế tổng hợp cyclooxygenase, từ đó làm giảm phản ứng viêm và cải thiện cơn đau. Tuy nhiên sử dụng NSAID có thể gây xuất huyết dạ dày và chảy máu kéo dài.

Trong trường hợp trẻ nhỏ không sử dụng được thuốc viên, bạn có thể chuyển sang dùng thuốc dạng siro hoặc thuốc đặt trực tràng.

Tìm hiểu: Bệnh chốc ở trẻ em: Cách nhận biết và điều trị tận gốc

Những lưu ý khi sử dụng thuốc trong điều trị chốc lở

Dùng thuốc là biện pháp điều trị chính của bệnh chốc lở. Nếu sử dụng đúng cách, thuốc sẽ ức chế được vi khuẩn gây bệnh, cải thiện tổn thương da và giảm các triệu chứng đi kèm. Tuy nhiên nếu bạn chủ quan trong việc dùng thuốc, cơ thể sẽ phát sinh một số tác dụng không mong muốn.

Chính vì vậy, khi sử dụng thuốc điều trị chốc lở, bạn cần chú ý những điều sau đây:

  • Phải tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa về liều dùng và thời gian sử dụng thuốc. Tuyệt đối không tự ý thay đổi một trong những vấn đề trên.
  • Nếu không nhận thấy có cải thiện lâm sàng sau 5 – 7 ngày sử dụng, cần chủ động thông báo với bác sĩ để được điều chỉnh liều hoặc thay thế bằng một loại thuốc khác.
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc điều trị đường uống – đặc biệt là thuốc kháng sinh cho trẻ nhỏ. Để dự phòng các rủi ro, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng thuốc cho trẻ.
  • Trong thời gian dùng thuốc, nếu cơ thể xuất hiện các tác dụng phụ nghiêm trọng (hội chứng Steven-Johnson, hoại tử biểu bì do độc, phản ứng quá mẫn,…) cần ngưng thuốc và thông báo với bác sĩ trong thời gian sớm nhất.
  • Khi sử dụng thuốc bôi, cần vệ sinh tay và vùng da cần điều trị trước khi thoa thuốc.
  • Bảo vệ da trước ánh nắng mặt trời khi đang sử dụng thuốc bôi ngoài – đặc biệt là thuốc bôi chứa corticoid. Nếu da xuất hiện các mụn nước lớn, phải thông báo với bác sĩ chuyên khoa trong thời gian sớm nhất.

Bệnh chốc lở dùng thuốc gì nhanh khỏi phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và chỉ định của bác sĩ. Sử dụng thuốc đúng liều lượng được chỉ định để tránh các rủi ro phát sinh.

Tham khảo thêm: 

Chia sẻ:
Bệnh chốc lở bao lâu thì khỏi?
Bệnh chốc lở bao lâu thì khỏi sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm mức độ nghiêm trọng của bệnh, tình trạng sức khỏe tổng thể…
Bệnh chốc mép là gì? Cách chữa trị tại nhà + thuốc

Bệnh chốc mép là bệnh nhiễm trùng da phổ biến và rất dễ lây lan. Bệnh chủ yếu xuất hiện…

Bệnh chốc lở dùng thuốc gì nhanh khỏi? (Thuốc Bôi & Uống)

Thuốc trị chốc lở được chỉ định để tiêu diệt hoặc ức chế vi khuẩn gây bệnh, từ đó kiểm…

bệnh chốc ở trẻ em Bệnh chốc ở trẻ em: Cách nhận biết và điều trị tận gốc

Bệnh chốc ở trẻ em gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng…

Chốc lở thể mủ là gì? Bệnh có nguy hiểm không?

Chốc lở thể mủ là một dạng của bệnh chốc lở, được đặc trưng bởi sự xuất hiện của các…

Trẻ Bị Chốc Lở Nên Kiêng Ăn Gì? Lời Khuyên từ Chuyên Gia

Tìm hiểu trẻ bị chốc lở nên kiêng ăn gì và nên ăn gì là điều cần thiết. Bởi chế…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua