Thuốc tẩy giun quả núi: Cách sử dụng, giá bán và review

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Thuốc tẩy giun quả núi với hoạt chất Albendazole, có hiệu quả chống nhiều loại giun và ngăn chặn sự phát triển của ấu trùng trong cơ thể. Sản phẩm này hiện có giá bán khoảng 5000 – 7000 đồng trên thị trường, mang lại giải pháp an toàn cho sức khỏe.

thuốc tẩy giun quả núi
Thuốc tiêu diệt giun quả núi có tác dụng tiêu diệt các loại giun sán và ấu trùng giun ký sinh trong cơ thể người

Thông tin cơ bản về thuốc tẩy giun quả núi

Sản phẩm này được sản xuất và phân phối bởi Công ty cổ phần Dược phẩm Vĩnh Phúc. Đây là loại thuốc tẩy giun có màu hồng đặc trưng, rất thơm, ngọt và dễ ăn như kẹo.

1. Thành phần và công dụng

Thành phần chính của thuốc tẩy giun quả núi là Albendazole. Đây là một dẫn xuất Benzimidazol Carbamat có hoạt tính trên phổ rộng. Hoạt chất có thể loại bỏ hầu hết các loại giun ký sinh trong đường ruột như giun đũa, giun kim, giun móc, giun lươn, giun tóc, giun xoắn và ấu trùng giun ở da, mô và các cơ.

2. Chỉ định

Thuốc được chỉ định cho các trường hợp như:

  • Nhiễm giun (đũa, kim, móc, tóc, lươn…)
  • Nhiễm sán dây, sán hạt dưa (Hymenolepis nana), sán bò (T. saginata), sán lợn (Toenia solium), sán lá gan loại Opisthorchis viverrini và O. sinensis.
  • Thuốc tẩy giun quả núi cũng có thể loại bỏ ấu trùng giun trên da hoặc có thể tổn thương não. Ngoài ra, thuốc cũng được chỉ định để điều trị các bệnh nang sán không phẫu thuật được.

Đọc thêm: Tẩy giun cho trẻ dưới 2 tuổi được không? Dùng mẹo hay thuốc gì?

3. Chống chỉ định

Không được dùng thuốc tẩy giun quả núi Albendazol cho người mẫn cảm hoặc dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc. Ngoài ra, những người dị ứng với Mebendazole (Vermox) cũng được khuyến cáo là không nên dùng thuốc tẩy giun quả núi.

thuốc tẩy giun quả núi cho người lớn
Phụ nữ mang thai hoặc nghi ngờ mang thai không nên sử dụng thuốc tẩy giun quả núi

Một số chống chỉ định khác bao gồm:

  • Phụ nữ mang thai, nghi ngờ có thai và đang cho con bú.
  • Trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 2 tuổi
  • Bệnh nhân suy gan hoặc xơ gan.
  • Có tiền sử nhiễm độc tủy xương.

4. Hướng dẫn sử dụng tẩy giun quả núi

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng thuốc. Không dùng thuốc với liều cao hơn hoặc thấp hơn liều lượng khuyến cáo.

Sử dụng thuốc kèm với thức ăn, thường là 1 – 2 lần mỗi ngày. Khi dùng thuốc này cho trẻ em có thể nghiền nát hoặc nhai với liều nhỏ và uống kèm với nước.

Xem ngay: Thuốc tẩy giun Fugacar uống lúc nào, có dùng được cho trẻ em?

5. Liều lượng

Sử dụng phòng ngừa, tẩy giun sán định kỳ:

  • Người lớn cân nặng trên 60 kg: 400 mg / lần / ngày. Sử dụng liều thứ hai sau 7 ngày.
  • Trẻ em trên 2 tuổi: Sử dụng một liều duy nhất 400 mg / lần / ngày.

Nhiễm giun đũa, giun móc, giun tóc:

  • Người trưởng thành: Uống một liều duy nhất 400 mg / lần.
  • Trẻ em trên 2 tuổi: 200 mg 1 liều duy nhất uống trong 1 ngày.

Điều trị nhiễm giun lươn hoặc sán dây:

  • Người trưởng thành và trẻ em trên 2 tuổi uống 400 mg / lần / ngày. Uống thuốc trong 3 ngày liên tục.

Ấu trùng sán ở da:

  • Người lớn: 400 mg / lần / ngày. Uống trong 3 ngày liên tục.
  • Trẻ em trên 2 tuổi: Uống 5 mg / kg /ngày, uống 3 ngày liên tục.

Các chỉ định điều trị chuyên môn khác cần sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Một số lưu ý khi dùng thuốc tẩy giun quả núi Albendazol

Tham khảo một số lưu ý để sử dụng tẩy giun quả núi an toàn, hiệu quả:

1. Thận trọng

Phụ nữ có thai, đang cho con bú không nên sử dụng thuốc tẩy giun quả núi. Phụ nữ sau khi sử dụng thuốc không được mang thai trong thời gian ít nhất là một tháng. Nếu ‘vỡ kế hoạch’, hãy thông báo cho bác sĩ chuyên môn để tránh các tác dụng không mong muốn đến thai nhi.

Albendazole có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch của người dùng. Do đó, không nên lạm dùng hoặc sử dụng thuốc tẩy giun quả núi quá liều quy định.

Xem ngay: Thuốc tẩy giun Zentel: Giá bán và Hướng dẫn cách sử dụng

2. Tác dụng phụ

Các tác dụng phụ phổ biến bao gồm:

  • Đau dạ dày,
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Chóng mặt
  • Đau đầu
  • Rụng tóc tạm thời
  • Phản ứng dị ứng như phát ban, ngứa, nổi mề đay..
thuốc tẩy giun quả núi albendazol
Thuốc tẩy giun quả núi Abendazol có thể gây đau bụng nhẹ

Các tác dụng phụ nghiêm trọng, hiếm gặp:

  • Dấu hiệu ức chế tủy xương như đột ngột cảm lạnh, sốt, ớn lạnh, viêm họng, lở miệng, sưng đỏ cổ họng, khó nuốt, dễ bị bầm tím hoặc chảy máu.
  • Xuất hiện các vấn đề về gan như đau dạ dày trên, mệt mỏi, chán ăn, nước tiểu sẫm màu, phân màu vàng đất sét, vàng da hoặc mắt.

Ngừng sử dụng thuốc và thông báo cho bác sĩ khi nhận thấy các tác dụng phụ nghiêm trọng. Không tự ý sơ cứu tại nhà hoặc sử dụng thuốc khác để điều trị mà không nhận được sự đồng ý của bác sĩ có chuyên môn.

3. Tương tác thuốc

Một số loại thuốc, hoạt chất, vitamin, thực phẩm bổ sung có thể tương tác với thuốc tẩy giun quả núi. Do đó, thông báo cho bác sĩ biết các sản phẩm là dược phẩm hoặc thực phẩm bổ sung trước khi dùng viên tẩy giun quả núi.

Một số thuốc và hoạt chất có thể tương tác với thuốc như sau:

  • Dexamethason
  • Cimetidin
  • Praziquantel
  • Theophylin

Thuốc tẩy giun quả núi Albendazol giá bao nhiêu?

Thuốc tẩy giun quả núi là dược phẩm được sản xuất và phân phối trong nước. Giá bán tham khảo là 5.000 – 7.000 đồng cho một viên 400mg. Tuy nhiên, giá bán này chỉ mang tính chất tham khảo, giá bán có thể thay đổi mà không báo trước.

Albendazol có tác dụng trên phổ rộng, có thể tiêu diệt hoàn toàn các loại giun sán và ấu trùng giun sán trong cơ thể. Tuy nhiên, công dụng và hiệu quả của thuốc phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm khả năng hấp thụ và chế độ sinh hoạt của người bệnh. Do đó, tác dụng của thuốc ở mỗi cá nhân là khác nhau. Trước khi sử dụng thuốc, bệnh nhân vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhân viên y tế có chuyên môn.

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ:
20 thực phẩm tốt nhất cho người đau dạ dày mỗi ngày

Thực phẩm hàng ngày có vai trò quan trọng trong hoạt động của dạ dày, đặc biệt với những người…

Thuốc Enterogermina: Công dụng, cách dùng & giá bán

Enterogermina là thuốc thường dùng để phòng ngừa và điều trị rối loạn hệ tạp khuẩn đường ruột. Đồng thời…

Trào ngược dạ dày Trào ngược dạ dày thực quản: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Trào ngược dạ dày hay còn gọi là trào ngược dạ dày thực quản ngày càng có xu hướng tăng…

đau dạ dày khi mang thai Đau dạ dày khi mang thai có nguy hiểm không? Cách điều trị

Đau dạ dày khi mang thai là tình trạng phổ biến, nhưng thường không nghiêm trọng và đáp ứng các…

Đau thượng vị dạ dày khi đói là bị gì? Làm sao hết?

Đau thượng vị dạ dày khi đói là triệu chứng thường gặp khi bạn để bụng quá đói khiến niêm…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua