Bệnh xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không? Chuyên gia giải đáp
Xuất huyết dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng, kích thích gây chảy máu, dẫn đến tình trạng ói ra máu và đi cầu nhiều máu. Vậy bệnh xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không? Vấn đề này sẽ được giải đáp cụ thể trong bài viết sau đây.
Bệnh xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không?
Xuất huyết dạ dày là tình trạng y khoa cần được chú ý vì nó có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Bệnh xảy ra khi có sự chảy máu bên trong dạ dày, thường liên quan đến các vấn đề như ứ đọng và giãn nở của mạch máu, viêm nhiễm, sự hoạt động mạnh của vi khuẩn hoặc sự tăng nhanh của lượng acid trong dạ dày.
Những vấn đề này có thể gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, và nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến các biến chứng phức tạp, làm tăng nguy cơ sức khỏe bị suy giảm nghiêm trọng.
1. Suy nhược cơ thể trầm trọng
Ở mức độ nhẹ, bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày sẽ cảm thấy cơ thể mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn. Đồng thời, có dấu hiệu chán ăn, ăn không ngon miệng. Lâu dần, bệnh nhân bị thiếu chất dinh dưỡng, cơ thể bị gầy yếu, xanh xao.
2. Nôn ra máu tươi, đau bụng dữ dội
Bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày sẽ bị nôn ra máu tươi hoặc máu đen. Đồng thời, vùng thượng vị của người bệnh bị đau dữ dội. Cơn đau sẽ lan khắp vùng bụng, gây ra hiện tượng bị cứng bụng. Bên cạnh đó, bạn còn bị run, toát nhiều mồ hội lạnh, mắt tái xanh, không thể đi lại, vận động được.
Tham khảo: Xuất huyết dạ dày nên ăn hoa quả gì để cải thiện bệnh?
3. Khó thở, thở dốc, co giật
Nếu bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày do mắc bệnh viêm loét dạ dày biến chứng thì sẽ rất dễ gây khó khăn cho việc điều trị bệnh cũng như các can thiệp giúp cầm máu. Đồng thời, người bệnh bị xuất huyết quá nặng còn gây thở dốc, khó thở, co giật cơ thể thường xuyên do thiếu lượng oxy ở não.
4. Khó bắt mạch do mạch máu nhỏ
Việc mất máu quá nhiều sẽ khiến mạch máu nhỏ, teo lại và khó bắt mạch hơn. Đồng thời, lượng máu để bơm nuôi các bộ phận cơ thể cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng do mạch máu di chuyển khó khăn. Tình trạng này kéo dài, những cơ quan quan trọng có thể bị tê cứng, ngừng hoạt động và bệnh nhân sẽ bị tử vong.
5. Thiếu máu
Hoa mắt, tụt huyết áp, chóng mặt, đau đầu… là hàng loạt các biểu hiện thiếu máu khi người bệnh bị xuất huyết dạ dày. Khi lượng máu bị mất quá nhiều sẽ gây ra hiện tượng thiếu máu. Tình trạng này kéo dài thường xuyên sẽ khiến bệnh nhân rất dễ đối diện với nguy cơ tử vong cao. Ngoài ra, người bệnh còn bị suy tim, đột qụy do thiếu máu kéo dài.
6. Thủng dạ dày
Hầu hết bệnh nhân xuất huyết dạ dày do dẫn đến thủng dạ dày là do thói quen uống quá nhiều rượu bia. Lúc này, người bệnh sẽ có cảm giác đau nhói ở vùng thượng vị, cơn đau xuất hiện đột ngột như có vật nhọn đâm vào bụng. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn có cảm giác nôn, buồn nôn, hơi thở gấp, tim đập nhanh, cơ thể mệt mỏi, đại tiện, tiểu tiện ít…
Đọc thêm: Bị Xuất Huyết Dạ Dày Có Phải Mổ Không? Bác Sĩ Tư Vấn
7. Ung thư dạ dày
Tỉ lệ bệnh nhân bị ung thư dạ dày do tình trạng xuất huyết gây ra ngày càng tăng và có xu hướng trẻ hóa. Khi mắc bệnh ung thư dạ dày, vết loét sẽ mở rộng ra hơn, gây mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn, sụt cân nghiêm trọng, thiếu máu… Theo thống kê chỉ có 30/1000 bệnh nhân phát hiện bệnh ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm còn lại người bệnh đến thăm khám, bệnh đã ở giai đoạn quá muộn.
8. Gây ra một số bệnh lý hậu môn
Một số trường hợp người bệnh bị đại tiện ra máu hoặc phân đen như bã cà phê, có mùi hôi. Trường hợp nặng, phân có thể loãng như nước và có màu đỏ. Nếu xuất huyết dạ dày ở mức độ nhẹ thì phân có thẻ bị vón thành cục, có màu đen, nâu như nhựa đường. Triệu chứng này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Bệnh nhân rất dễ bị táo bón, kiết lị hoặc các bệnh lý ở hậu môn như trĩ.
Cách kiểm soát xuất huyết dạ dày tốt nhất
Để kiểm soát xuất huyết dạ dày hiệu quả, việc đầu tiên và quan trọng là nhận biết sớm các dấu hiệu và tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức. Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng bệnh qua thăm khám và xét nghiệm, từ đó lên kế hoạch điều trị phù hợp.
Trong trường hợp nhẹ, bệnh nhân có thể chỉ cần theo dõi chặt chẽ và sử dụng thuốc theo chỉ định. Nếu xuất huyết dạ dày liên quan đến nhiễm trùng, điều trị bao gồm việc dùng kháng sinh để loại bỏ vi trùng và thuốc giúp làm lành vết loét.
Dù nguyên nhân là gì, việc tuân thủ chỉ định điều trị và duy trì lối sống lành mạnh là chìa khóa giúp kiểm soát bệnh và phòng tránh biến chứng.
Xem thêm: Các thuốc đau dạ dày của Mỹ đang có bán tại thị trường Việt Nam
Biện pháp sơ cứu tại nhà khi bị xuất huyết dạ dày
Ngay khi phát hiện bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau để sơ cứu kịp thời, tránh trường hợp người bệnh bị mất máu quá nhiều.
- Không để bệnh nhân đi lại nhiều mà hãy đặt người bệnh lên giường
- Hướng dẫn người bệnh nằm đúng tư thế với đầu thấp, chân hơi cao. Đây là cách giúp máu lưu thông lên não để bệnh nhân có thể dễ thở hơn.
- Nếu người bệnh có cảm giác lạnh thì hãy sử dụng các vật dụng ủ ấm cho cơ thể họ
- Trường hợp người bệnh bị nôn ra máu quá nhiều hãy cho bệnh nhân uống một ít muối loãng để máu đông lại.
Những cách này chỉ là sơ cứu ban đầu, sau đó bạn hãy đưa bệnh nhân nhanh chóng tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, chữa trị.
Phương pháp phòng ngừa xuất huyết dạ dày
Xuất huyết dạ dày là bệnh lý nguy hiểm nên mọi người cần phải thận trọng. Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể. Để tránh mắc bệnh xuất huyết dạ dày, mọi người nên chú ý một số vấn đề sau.
- Duy trì chế độ ăn lành mạnh, ưu tiên thực phẩm sạch, dễ tiêu hóa.
- Tránh thực phẩm cay, nóng, chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.
- Bổ sung đầy đủ dưỡng chất, tái tạo lượng máu bị thiếu hụt.
- Giữ sinh hoạt điều độ, không làm việc quá sức.
- Không nhịn ăn, uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
- Duy trì tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng.
- Ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, giữ sức khỏe.
- Luyện tập thể dục thể thao đều đặn.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về thắc mắc: Bệnh xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không? Đặc biệt, bệnh nhân không được áp dụng các phương pháp chữa trị dân gian chưa được kiểm chứng. Ngoài ra, không được tự ý mua thuốc điều trị vì dễ khiến tình trạng chảy máu nặng hơn.
Có thể bạn quan tâm
- Xuất Huyết Dạ Dày Có Chữa Được Không? Chuyên Gia Giải Đáp
- Các Loại Thuốc Điều Trị Xuất Huyết Dạ Dày Mới Nhất
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!