Cây Bồn Bồn – Đặc sản nhiều công dụng tốt & cách dùng

Cây bồn bồn được xem là món ăn đặc sản trong các nhà hàng không chỉ bởi hương vị giòn ngọt hấp dẫn, mà còn nhờ có nhiều công dụng tốt với sức khỏe. Biết cách chế biến và sử dụng, loại cây này chắc chắn mang đến cho bạn nhiều lợi ích tuyệt vời.

Đặc điểm của cây bồn bồn

  • Tên gọi khác: Cây cỏ nến, hương bồ, cây bông liễng, thủy hương hồ, bồ hoàng thái, hương bồ thảo
  • Tên gọi khoa học: Typha orientalis G.A., Typha augustifolia L hay Typha angustata Bory et Chaub.
  • Họ: Cỏ nến ( Typhaceae. )
cây bồn bồn
Hình ảnh bồn bồn – loại dược liệu dễ tìm, dễ chế biến, tốt cho sức khỏe

Đặc điểm nhận diện

Bồn bồn là một loài cây chủ yếu ở vùng ao hồ, đầm lầy với các đặc điểm nhận dạng như sau:

  • Bồn bồn là cây thân cỏ, hình dáng mảnh mai, cây trưởng thành có thể cao tối đa khoảng 3 mét, có thân rễ 
  • Lá cây dài, mỏng, một đầu nhọn chỉa thẳng lên trời, hai mặt lá màu xanh tương tự như lá lúa.
  • Hoa đơn tính, mọc ra từ gốc, có hoa đực, hoa cái màu nâu nằm trên cùng 1 cán dài, trong đó hoa đực nằm trên, hoa cái nằm dưới màu nhạt hơn. Cả hai hợp thành hình dáng gần giống với cây nến. Hoa bồn bồn rất lâu tàn.
  • Quả hương bồ hình thoi, kích thước khá nhỏ. Quả chín sẽ nở theo chiều dọc.

Phân bố

Ở nước ta, cây cỏ nến được tìm thấy chủ yếu ở Nam Bộ, bao gồm các tỉnh như Sóc Trăng, Cà Mau, An Giang, Đồng Tháp… Cây phát triển mạnh ở các vùng đất ngập nước, chẳng hạn như ven ao hồ, đầm rìa. Cây có thể thích nghi được với nước lợ, lợ ít phèn hoặc nước ngọt. 

Ở miền Bắc, cây bồn bồn mọc hoang ở các khu vực đầm lầy ở Sapa, Gia Lâm nhưng ít gặp. Ngày nay, loại cây này được trồng phổ biến do có giá trị kinh tế cao, không tốn nhiều công cũng như chi phí chăm sóc. Mỗi lần trồng có thể thu hoạch trong nhiều năm liền.

Bồn bồn chữa bệnh
Bồn bồn, hay còn gọi là cỏ nến, mọc nhiều ở vùng ao hồ, đầm lầy…

Tham khảo thêm: Ké đầu ngựa: Cây thuốc trị bệnh với nhiều tác dụng thần kỳ 

Công dụng của cây bồn bồn

Bồn bồn ngoài tác dụng làm thực phẩm còn được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh. Ngoài ra, nó còn đóng vai trò quan trọng đối với hệ sinh thái và môi trường. Cụ thể như sau.

Món ăn từ bồn bồn

Phần gốc non của bồn bồn được sử dụng làm rau ăn. Nhờ có vị giòn ngọt thanh và chứa nhiều chất dinh dưỡng  nên hương bồ được rất nhiều người ưa chuộng. Nó được xem như đặc sản và thường được dùng trong các nhà hàng hay tiệc tùng.

Thực phẩm này cung cấp nhiều chất xơ, nước cùng các vitamin và khoáng chất giúp nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, ngăn ngừa táo bón và cải thiện sức khỏe.

Ngoài ra, ngó và lá non của cây cũng có thể ăn được. Chúng được người dân hái về để muối dưa chua, xào hay nấu canh ăn kèm với cơm. Trong khi đó, hạt cây hương bồ sau khi chà sạch lớp vỏ bên ngoài có thể đem nấu cháo hoặc  nấu chè ăn tương tự như kê.

Cây hương bồ thường mọc  hoang hoặc được trồng ven đầm lầy hay bờ hồ nên khá sạch. Loại rau này có giá trị kinh tế cao vì nhu cầu sử dụng rất lớn. Phần lá, gốc non thường được thu hoạch vào mùa nước nổi ( tức tháng 6 – 11 hàng năm). Từ bồn bồn có thể chế biến thành rất nhiều món ăn ngon như:

Bồn bồn có thể chế biến thành nhiều món ngon
Cây bồn bồn giòn ngọt, có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon

Canh rau bồn bồn nấu lươn:

  • Chuẩn bị: 2 lạng rau bồn bồn, 2 lạng lươn vàng, 2 quả cà chua, 50g me, các gia vị thông dụng
  • Lươn làm sạch ruột, bóp với muối cho sạch nhớt rồi loại bỏ phần chỉ máu ở giữa sống lưng cho khỏi tanh, ướp với một chút gia vị trong 15 phút.
  • Cà chua thái múi cau. đem hương bồ đi rửa sạch.
  • Me bỏ vào một cái chén sạch, chế một ít nước nóng vào dằm nát.
  • Đun sôi 1 tô nước rồi cho lươn và nước cốt me vào.
  • Khi lươn chín, tiếp tục cho rau vào nấu thêm 3 phút nữa.
  • Nêm chút đường, hạt nêm và nước mắm vào cho vừa miệng rồi tắt bếp.
  • Dọn ăn nóng với cơm.

Gỏi bồn bồn tôm thịt:

  • Chuẩn bị nguyên liệu gồm: 200g bồn bồn, tôm sú, ba chỉ lợn, lạc rang mỗi loại 100g, cà rốt 50g,  1 nắm rau răm, chanh, tỏi, ớt, sả, đường, nước mắm.
  • Hương bồ chẻ làm đôi,  cà rốt thái sợi rồi đem ngâm với nước chanh đường sao cho có bị chua ngọt vừa phải. Tôm luộc chín, lột vỏ, ướp với một chút nước mắm và tiêu. Lạc rang giã nhỏ, xả xắt mỏng theo khoanh tròn.
  • Pha nước trộn gỏi gồm nước mắm, đường, nước cốt chanh theo tỷ lệ 2:1:2. Thêm sả, tỏi, ớt bầm vào, quậy cho đường tan hoàn toàn.
  • Tiếp theo, cho rau và tôm thịt vào trong một cái tô to rồi rưới nước mắm vào, đảo cho nước mắm thấm đều tất cả các nguyên liệu. 
  • Để khoảng 5 phút, chắt bỏ phần nước tiết ra. Dọn gỏi ra đĩa, rắc rau răm và lạc rang lên trên.
  • Món gỏi bồn bồn tôm thịt thường được sử dụng làm món khai vị cùng với bánh phồng tôm vừa ngon miệng vừa kích thích vị giác. 
gỏi bồn bồn tôm thịt
Gỏi bồn bồn tôm thịt không chỉ ngon mà còn giàu giá trị dinh dưỡng

Tham khảo thêm: Công Dụng Của Khổ Qua Rừng – Loại Dược Liệu Quý Của Tự Nhiên

Rau bồn bồn muối chua:

  • Rửa sạch gốc cây bồn bồn non, nhúng vào nước phèn chua loãng vài phút để cây luôn giữ được độ  trắng và giòn ngon. Gốc nhỏ giữ nguyên, gốc to chẻ làm đôi.
  • Tiếp theo, nấu nước giấm đường sao cho có vị chua ngọt cân bằng, để nguội
  • Xếp hương bồ vào hũ thủy tinh, đổ nước giấm đường vào sao cho ngập mặt nguyên liệu. Dùng một cái nan tre nén trên miệng để cây luôn ngập trong giấm sẽ không lo bị hư thối. Sau khoảng 48 giờ có thể ăn được.
  • Món dưa bồn bồn có thể ăn trực tiếp với cơm hoặc đem nấu canh chua, nấu lẩu hay ăn kèm với món nướng, món thịt luộc giúp chống ngấy.

Bồn bồn xào thịt bò:

  • Bồn bồn tươi, thịt bò mềm, 1 nắm cần tây. Cứ 1 kg bồn bồn thì đem xào với 0,5 kg thịt.
  • Bồn bồn mua về  rửa sạch, chẻ làm đôi và cắt khúc vừa ăn. Thịt bò ướp với tỏi, hạt nêm, dầu ăn một lúc cho ngấm. Cần tây rửa rồi cắt khúc  ngắn khoảng 3 – 4 cm.
  • Khi chế biến, phi thơm tỏi rồi cho thịt bò vào đảo nhanh tay vài phút. Tiếp tục  cho bồn  bồn vào,  nếm nếm gia vị cho vừa ăn, cho rau cần vào, đảo đều, tắt bếp. Dùng khi còn nóng.

Bên cạnh các món trên, bạn có thể dùng rau bồn bồn ăn sống, luộc hay kho cá ăn đều rất ngon miệng.

Công dụng của cây bồn bồn trong y học cổ truyền

Phấn hoa bồn bồn được sử dụng làm thuốc trong Đông y với tên gọi là bồ hoàng. Khi đem sao đen sẽ cho vị thuốc hắc bồ hoàng còn giữ nguyên phấn hoa dùng thì gọi là sinh bồ hoàng.

cây bồ hoàng
Trong y học cổ truyền, bồn bồn còn được gọi là bồ hoàng – một bài thuốc với nhiều công dụng chữa bệnh tuyệt vời

Khi thu hoạch, những bông hoa đực sẽ được  cắt đem phơi vài nằng cho khô, giã nhuyễn và rây lấy phấn hoa. Trong thành phần của nó bao gồm chất béo, chứa  acid palmitic và isorhamnetin.

Theo y học cổ truyền, bồ hoàng tính bình, vị ngọt, không mùi, không vị, có khả năng tác động đến các kênh Can, Tâm bào và Tỳ. Nó có tác dụng hóa ứ, chỉ huyết, lợi tiểu, giảm huyết áp, cầm máu, giảm nhịp tim, cải thiện lưu thông máu ở động mạch vành tim.

Ngoài ra, mầm rễ non của cây bồn bồn cũng được làm thuốc với tên gọi là bồ nhược. Dược liệu này có vị ngọt, tính mát, giúp thanh nhiệt, lương huyết giúp thanh nhiệt, tiêu thũng, giảm sưng. Chủ trị đái tháo đường, lở miệng, tiểu rắt, ra nhiều khí hư ở phụ nữ…

Tham khảo thêm: Long nhãn – Công dụng và những bài thuốc quý trị nhiều bệnh

1. Kích thích lưu thông máu, kháng viêm

Dùng 4 – 8g phấn hoa bồn bồn đem sắc uống hoặc nuốt thuốc bột với nước đun sôi để nguội. Mỗi ngày dùng 4 – 6g.

2. Trẻ nhỏ bị sưng lưỡi, không nói được

Lấy bồ hoàng bôi vào chỗ tổn thương trên lưỡi trẻ vài lần trong ngày.

3. Điều trị bệnh phế nhiệt, ho khạc ra máu cho trẻ em

Dùng bồ hoàng và huyết dư mỗi vị 4g. Lấy nước ép củ sinh địa chiêu thuốc cho bé uống

cây bồn bồn chữa ho
Cây bồn bồn giúp điều trị bệnh ho, bệnh phế nhiệt ở trẻ em

4. Điều trị bệnh thổ huyết

Lấy 4 – 8g hắc bồ hoàng uống với nước đun sôi để nguội.

5. Chữa khạc nhổ ra máu

Hắc bồ hoàng, lá sen (sao) lượng bằng nhau. Cả hai tán bột mịn, uống mỗi lần từ 8 – 12g.

6. Điều trị chảy máu cam

Hắc bồ hoàng và thanh đại mỗi vị 4g. Sắc nước hoặc tán nhỏ uống hết 1 lần.

7. Chữa đi ngoài ra máu

Dùng phấn hoa cây bồn bồn sai đen. Để sử dụng, lấy 4 – 8g uống cùng nước ép  củ cải hoặc nước cốt lá sen.

8. Điều trị rối loạn kinh nguyệt

Chuẩn bị các bị gồm bồ hoàng ( sao), lá lốt ( sao với muối ). Cả hai tán nhỏ, trộn chung với mật làm thành viên hoàn cỡ hạt đậu. Ngày uống 30 viên giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh rối loạn kinh nguyệt.

Bồn bồn chữa rối loạn kinh nguyệt
Cây bồn bồn giúp cải thiện chứng rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ

Tham khảo thêm: Mẫu Đơn Bì – Các Công Dụng Và Cách Dùng Vị Thuốc

9. Chữa thối lỗ tai

Phấn hoa bồn bồn tán cho thật mịn lấy thổi vào tai

10. Chữa thấp nhiệt, ngứa ngáy ở hạ bộ

Dùng phấn hoa bồn bồn tán mịn, thoa trực tiếp vào khu vực tổn thương.

12. Chữa ứ  máu hôi gây đau bụng ở sản phụ

Uống 4g bồ hoàng (sao)

13. Chữa đầy miệng, sưng lưỡi

Lấy một ít sinh bồ hoàn đặt dưới lưỡi vài lần trong ngày

14. Chữa chảy máu mũi kéo dài lâu ngày ở trẻ em

Kết hợp bồ hoàng với hoa thạch lựu theo tỷ lệ 3:1. Cả hai tán bột, trộn đều, cho trẻ uống mỗi lần 4g x 2 lần/ngày bằng nước đun sôi để nguội.

15. Chữa ói máu, tiểu tiện ra máu

Hắc bồ hoàng tán bột mịn. Mỗi lần lấy 4g uống chung với nước cốt sinh địa.

16. Chữa bệnh trĩ đi ngoài ra máu và nước vàng

Phấn hoa cây bồn bồn tán bột. Mỗi lần lấy 8g pha với nước đun sôi để nguội uống chữa bệnh trĩ có biểu hiện đi ngoài ra máu.

cây bồn bồn chữa trĩ
Cây bồ hoàng giúp chữa bệnh trĩ đi ngoài ra máu

Tham khảo thêm: Na Rừng – Hình Ảnh Cây, Quả, Công Dụng Và Cách Dùng

17. Bà bầu bị động thai

Hắc bồ hoàng tán bột. Dùng 4g pha với nước giếng uống

18. Chữa xuất huyết đường ruột

Bồ hoàng tán bột. Mỗi ngày lấy 1 thìa canh sắc chia 3 lần uống.

19. Chữa sa trực tràng

Lấy bồ hoàng trộn chung với mỡ lợn. Ngày bôi liên tục 3 – 5 lần cho đến khi khỏi bệnh.

20. Chữa đau nhức khớp

Lấy 8 lượng bồ hoàng và 1 lượng chế phụ tử. Cả hai nghiền bột mịn, mỗi ngày uống 1 chỉ với nước.

21. Chữa đi cầu ra máu

Chuẩn bị các nguyên liệu gồm củ cải, phấn hoa bồn bồn ( sao cháy), lá sen tươi lượng bằng nhau. Tán tất cả thành bột mịn. Mỗi lần bị đi ngoài ra máu lấy 4 -8 g hòa với nước cơm uống.

Cây bồn bồn giúp chữa đi cầu ra máu
Cây bồn bồn giúp chữa đi cầu ra máu

Tham khảo thêm: Ngọc Lan Tây – Các Công Dụng Với Sức Khỏe Và Cách Dùng

22. Điều trị bệnh xuất huyết tử cung

Sử dụng bồ hoàng và liên phòng mỗi vị 15g. Cả hai đem sao cháy đen thành than, sắc với 300ml nước uống hết trong ngày. Trường hợp bị xuất huyết tử cung gây suy nhược cơ thể nặng thì bổ sung thêm các vị ngải thảo 30g, đảng sâm 24g, sắc uống.

23. Trị băng huyết, rong kinh  ở phụ nữ

Chuẩn bị: Bồ hoàng, a tỉnh lư bì giao, bạch giao, nhân sâm, ô cửu, sa tiền tử, xuyên tục đoạn,  xịch phục linh, miên hoa lượng bằng nhau. Sắc thuốc với 5 bát nước cho cạn còn 3 bát. Chia 2 – 3 lần uống trong ngày.

3. Tác dụng khác

Ngoài những công dụng trên, bồn bồn còn mang đến nhiều tác dụng tuyệt vời khác như:

  • Lá cây được người dân ở New Zealand sử dụng để lợp nhà hoặc kết lại làm vách.
  • Làm thức ăn cho một số loại động vật, ví dụ như chuột xạ
  • Dùng làm nguyên liệu để sản xuất ethanol
  • Bồn bồn được trồng ven bờ ao, bờ hồ có tác dụng lọc nước, chống sói mòn, điều hòa sinh thái

Giá bán cây bồn bồn

Bồn bồn thường được thu hái trong khoảng thời gian từ tháng 6 – 11 trong năm. Trong thời gian này bạn có thể mua ở các siêu thị hay phiên chợ gần nhà. Mức giá bán hiện nay rơi vào khoảng 40.000 – 50.000 đồng/ kg.

Lưu ý khi dùng bồn bồn trong ăn uống, chữa bệnh

Bồn bồn là loại thực vật có khả năng sử dụng trong ẩm thực và y học dân gian. Tuy nhiên, khi sử dụng bồn bồn trong ăn uống và chữa bệnh, cần lưu ý một số điều quan trọng sau để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Lưu ý khi dùng bồn bồn
Khi sử dụng bồn bồn để ăn hoặc làm thuốc, cần tìm hiểu kỹ cách sơ chế, sử dụng để đạt được hiệu quả tốt nhất

Tham khảo thêm: Nhót Tây Là Cây Gì? Công Dụng Và Cách Dùng Làm Thuốc

Lưu ý khi dùng bồn bồn trong ăn uống:

  • Chọn cây non và tươi: Nên chọn cây bồn bồn non, tươi để đảm bảo độ giòn ngon khi chế biến, cây già có thể cứng và kém ngon.
  • Sơ chế sạch sẽ: Bồn bồn thường mọc ở ao, đầm lầy nên cần rửa thật sạch để loại bỏ cặn bẩn, vi khuẩn trước khi dùng trong chế biến món ăn.
  • Chế biến đúng cách: Bồn bồn có thể dùng để muối chua, xào, nấu canh hoặc ăn sống. Khi ăn sống, nên ngâm qua nước muối loãng để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn.
  • Không ăn quá nhiều: Dù có nhiều lợi ích dinh dưỡng, nhưng cũng không nên ăn quá nhiều bồn bồn trong thời gian dài bởi điều này có thể gây khó tiêu, mất cân bằng dinh dưỡng…
  • Bồn bồn rất nhanh chín: Vì vậy khi chế biến món ăn, không nên đun nấu quá lâu làm mất chất dinh dưỡng và vị giòn tự nhiên của nó.

Lưu ý khi dùng bồn bồn trong chữa bệnh:

  • Tìm hiểu kỹ về tác dụng: Bồn bồn có một số tác dụng chữa bệnh dân gian, nhưng cần hiểu rõ liều lượng và cách dùng, tốt nhất nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc Đông y.
  • Không tự ý dùng để chữa bệnh nặng: Bồn bồn chỉ nên được sử dụng như một phương pháp hỗ trợ cho những trường hợp bệnh nhẹ, không thay thế hoàn toàn phương pháp điều trị y khoa, nếu gặp các bệnh lý nghiêm trọng, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Tương tác với thuốc: Nếu đang sử dụng các loại thuốc tây, cần cẩn thận khi sử dụng bồn bồn để tránh tương tác bất lợi với các loại thuốc khác.
  • Cẩn thận với cơ địa nhạy cảm: Người có cơ địa dị ứng hoặc nhạy cảm với các loại cây cỏ nên thử dùng với liều lượng nhỏ trước khi dùng lâu dài để tránh phản ứng dị ứng.

Cây bồn bồn không chỉ là một món ăn ngon mà còn có nhiều công dụng tuyệt vời trong hỗ trợ điều trị bệnh. Tuy nhiên, để khai thác tối đa những lợi ích của loại cây này, bạn nên tìm hiểu kỹ cách dùng và tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế trước khi sử dụng.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Bác sĩ Tuyết Lam tiến hành thăm khám, tư vấn cho hội viên Thuốc Dân Tộc phối hợp cùng với Hội Nam Y Việt Nam chăm sóc sức khỏe cộng đồng 

Với tôn chỉ vì sức khỏe cộng đồng, thuốc Nam cho người Việt, mong muốn đem những tinh hoa của…

“Chặn đứng” virus, vi khuẩn mùa bệnh dịch nhờ thuốc tăng cường sức đề kháng Thuốc dân tộc

Vào thời điểm giao mùa, các bệnh về hô hấp do virus vi khuẩn thường tăng đột biến, đặc biệt…

Giải pháp ngăn rụng tóc, kích thích mọc tóc từ thảo dược của Trung Tâm Da liễu Đông y Việt Nam

Hiện nay, xu hướng áp dụng các sản phẩm thảo dược vào trong việc hỗ trợ điều trị rụng tóc…

Hành trình chữa đau lưng của cô Nhẫn tại Đông Phương Y Pháp Khỏi ĐAU LƯNG HOÀN TOÀN chỉ sau 20 ngày châm cứu, bấm huyệt tại Đông Phương Y Pháp

Từng bị cơn đau lưng hành hoành, đi đứng gặp nhiều khó khăn, cô Nhẫn vui mừng khi đã thoát…

“Hiểm Họa Khôn Lường” Từ Hậu Covid-19 Và Bí Quyết Khắc Phục Từ Yến Sào – Sản Vật Quý Hiếm Đất Trời

Theo thống kê, tại Việt Nam, mỗi ngày có hàng chục nghìn ca mắc Covid-19 mới. Những bệnh nhân dương…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua