TỔNG HỘI Y HỌC VIỆT NAM

ĐIỀU LỆ TỔNG HỘI Y HỌC VIỆT NAM
 
CHƯƠNG I
TÊN HỘI, TÔN CHỈ, MỤC ĐÍCH
 
Điều 1: Tên gọi
Tổng hội y học Việt Nam
Tên giao dịch quốc tế là: Vietnam Medical Association
Tên viết tắt tiếng Anh là: VMA
 
Điều 2: Tổng hội y học Việt Nam (sau đây gọi tắt là Tổng hội) là một tổ chức xã hội nghề nghiệp tự nguyện của những hội viên là công dân Việt Nam làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ, nghiên cứu, giảng dạy y học, công và tư, cùng nhau đoàn kết để chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khoẻ của nhân dân, góp phần xây dựng nền y học Việt Nam từng bước đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
 
Tổng hội tổ chức theo nguyên tắc dân chủ, quyết định theo đa số, hoạt động theo điều lệ được Đại hội đại biểu toàn quốc thông qua và chấp hành pháp luật của Nhà nước. Tổng hội là thành viên của Uỷ ban Trungương Mặt trận Tổ quốc Việt Namvà là hội thành viên của Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam.
 
Điều 3: Tổng hội hoạt động trên phạm vi cả nước, trụ sở đặt tại Hà Nội, thủ đô nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam . Tổng hội có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tài khoản tai ngân hàng nhà nước và có biểu tượng riêng.
 
 
CHƯƠNG II
NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA TỔNG HỘI
 
Điều 4: Nhiệm vụ
 
1.      Điều hoà, phối hợp hoạt động của các thành viên trong công việc tập hợp, động viên giúp đỡ các cán bộ y tế cùng nhau giữ gìn, phát huy truyền thống y đức, y đạo, đoàn kết thân ái, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tham gia đào tạo nhân lực y tế, nghiên cứu và phổ biến kiến thức khoa học y học cho quần chúng, góp phần vào việc thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong, tăng tuổi thọ, cải thiện chất lượng giống nòi, nâng cao và chăm sóc sức khoẻ nhân dân, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
 
2.      Thực hiện chức năng tư vấn, phản biện, giám định xã hội các vấn đề liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Tổng hội, các hội thành viên và ngành y tế.
 
3.      Đại diện cho các hội viên thành viên và hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Tổng hội, hội thành viên và hội viên; hoà giải tranh chấp trong nội bộ Tổng hội và hội thành viên.
 
4.      Tham gia với các tổ chức, cá nhân trong nước về việc thành lập Hội hành nghề tư nhân và tổ chức vận động các hội thành viên tham gia thực hiện Pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân.
 
5.      Trao đổi kinh nghiệm với những tổ chức có liên quan đến y học trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
 
Điều 5: Quyền hạn
 
1.      Đại diện cho các tổ chức thành viên và hội viên trong các hoạt động có liên quan đến tôn chỉ, mục đích và nhiệm vụ của Tổng hội.
 
2.      Tổ chức hội thảo, hội nghị, các khoá đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho hội viên.
 
 
3.      Tham gia hoặc chủ trì các đề tài nghiên cứu khoa học, cung cấp các hoạt động dịch vụ y tế đối với các tổ chức hay cá nhân có nhu cầu theo quy định của pháp luật.
 
4.      Tham gia và hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với tổ chức y tế khu vực và thế giới theo quy địnhcủa pháp luật.
 
 
5.      Được lập quỹ của Tổng hội trên cơ sở hội phí của hội viên, các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ; các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
 
 
CHƯƠNG III
HỘI THÀNH VIÊN, HỘI VIÊN LIÊN KẾT, HỘI VIÊN DANH DỰ
 
Điều 6: Hội thành viên
 
         Các Hội y học tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
         Các Hội chuyên khoa trung ương.
 
Các Hội y học tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Hội chuyên khoa trung ương và Hội chuyên khoa trung ương nếu tán thành Điều lệ của Tổng hội Y học, tự nguyện làm đơn xin gia nhập Tổng hội đều có thể được công nhận là hội thành viên. Việc công nhận hội thành viên do ban chấp hành Tổng hội quyết định.
   
Điều 7: Hội viên liên kết, hội viên danh dự
 
Các tổ chức y tế, doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực y học trong nước có đóng góp cho sự phát triển của Tổng hội, tán thành điều lệ, làm đơn xin gia nhập thì có thể được Ban chấp hành trung ương xem xét công nhận là hội viên liên kết, hội viên danh dự.
 
Hội viên liên kết, hội viên danh dự được tham gia các hoạt động, tham dự đại hội của Tổng hội nhưng không được bầu cử, ứng cử vào Ban chấp hành và không biểu quyết các vấn đề của Tổng hội.
 
Điều 8: Quyền và nghĩa vụ của hội viên.
 
  1. Nghĩa vụ:
         Thi hành điều lệ của Tổng hội và của hội mình, tham gia hoạt động chung và thường xuyên báo cáo hoạt động của mình lên Tổng hội. Không ngừng mở rộng ảnh hưởng, vận động hội viên của mình hưởng ứng hoạt động của Tổng hội.
 
         Đoàn kết, hỗ trợ nhau trong mọi hoạt động và có trách nhiệm đóng hội phí đầy đủ theo quy định của Ban chấp hành Tổng hội.
 
  1. Quyền hạn:
         Được thảo luận, chất vấn, phê bình công việc của Tổng hội. Được bầu cử, giới thiệu người ứng cử Ban chấp hành Tổng hội.
 
         Trực tiếp hoặc đề nghị Tổng hội can thiệp, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên; các quyền và lợi ích khác do Tổng hội quy định. Tham gia các tổ chức và hoạt động của Tổng hội.
 
 
         Khi xét không đủ khả năng và uy tín tham gia làm thành viên của Tổng hội thì làm đơn đề nghị Ban chấp hành Tổng hội xem xét quyết định. Việc xin rút khỏi Tổng hội phải được đưa ra trao đổi thảo luận tại hội nghị Ban chấp hành của hội và phải được Ban chấp hành thông qua.
 
Điều 9: Mối quan hệ giữa Tổng hội với các hội thành viên
 
Quan hệ giữa Tổng hội với các hội thành viên là hợp tác bình đẳng, đoàn kết chân thành, tôn trọng lẫn nhau, phối hợp thống nhất hành động để thực hiện nhiệm vụ chung của Tổng hội và nhiệm vụ của mỗi hội thành viên.
 
 
CHƯƠNG IV
TỔ CHỨC CỦA TỔNG HỘI
 
Điều 10: Đại hội đại biểu toàn quốc
 
Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Tổng hội là Đại hội đại biểu toàn quốc được tổ chức 5 năm một lần. Đại hội họp bất thường được triệu tập khi có ½ số uỷ viên ban chấp hành trung ương trở lên (hoặc ½ số hội thành viên) yêu cầu. Số đại biểu dự Đai hội đại biểu toàn quốc do Ban chấp hành trung ương quyết định.

Đại hội đại biểu lần thứ XV
Điều 11: Ban chấp hành trung ương
 
Ban chấp hành trung ương do Đại hội đại biểu toàn quốc bầu ra. Số lượng uỷ viên Ban chấp hành trung ương do Đại hội quy định.
 
Phương thức bầu ban chấp hành trung ương (giơ tay, bỏ phiếu) do Đại hội quyết định theo đa số.
 
Ban chấp hành trung ương bầu Ban thường vụ các chức danh chủ chốt: Chủ tịch, phó Chủ tịch, Tổng thư ký, phó Tổng thư ký trong số Ban thường vụ. Số lượng Ban thường vụ, các chức danh chủ chốt và phương thức bầu cử (giơ tay, bỏ phiếu) do Ban chấp hành trung ương quyết định theo đa số. Người được bầu đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Tổng hội không quá hai nhiệm kỳ.
 
Điều 12: Nhiệm vụ của Ban chấp hành trung ương
 
  1. Tổ chức thực hiện chương trình công tác của Đại hội đại biểu toàn quốc.
  1. Xét, cử, bổ sung, thay thế, miễn nhiệm các chức danh chủ chốt trong Ban chấp hành, Ban thường vụ.
  1. Xét, quyết định công nhận hội thành viên hoặc hội xin rút, không tham gia thành viên của Tổng hội.
  1. Thay mặt hội viên góp ý kiến, kiến nghị với Đảng và Nhà nước về các chủ trương, đường lối, về chính sách, pháp luật và những vấn đề có liên quan đến lĩnh vực y học.
  1. Quyết định việc tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc, hiệp thương dân chủ để chuẩn bị nhân sự cho nhiệm kỳ tiếp theo. Giới thiêu một số uỷ viên Ban chấp hành cũ ứng cử vào Ban chấp hành mới.
  1. Ban chấp hành trung ương một năm họp một lần. Khi cần thiết, có thể triệu tập họp bất thường.
 
Điều 13: Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban thường vụ
 
  1. Điều hành công việc thường xuyên của Tổng hội giữa hai lần họp của Ban chấp hành trung ương.
  1. Tuỳ theo nhu cầu công tác, Ban thường vụ lập Ban thường trực, các ban chuyên môn và các tổ chức ứng dụng khoa học công nghệ, các dịch vụ (việc thành lập các tổ chức thuộc Tổng hội theo quy định của pháp luật).
  1. Ban thường vụ sáu tháng họp một lần.
Điều 14:Ban kiểm tra
 
Ban kiểm tra do Ban chấp hành trung ương bầu ra. Cơ cấu, số lượng, thể thức bầu Ban kiểm tra do Ban chấp hành trung ương quy định. Trưởng ban kiểm tra là uỷ viên thường vụ. Ban kiểm tra 3 tháng họp một lần, có thể họp bất thường theo đề nghị của Chủ tịch Tổng hội hoặc Trưởng ban kiểm tra.
 
Điều 15:Nhiệm vụ của Ban kiểm tra
 
Ban kiểm tra có nhiệm vụ giúp Ban chấp hành Tổng hội kiểm tra việc chấp hành điều lệ của Tổng hội, việc thực hiện các nghị quyết của Đại hội, của Ban chấp hành và Ban thường vụ trung ương hội.
 
 
CHƯƠNG V
KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT
 
Điều 16:Khen thưởng
 
Tổ chức hội và hội viên có thành tích xuất sắt trong công tác hội sẽ được Tổng hội khen thưởng, hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng.
 
Điều 17:Kỷ luật
 
Chủ tịch hội thành viên của Tổng hội làm trái những quy định của Điều lệ Tổng hội, làm tổn hại uy tín của Tổng hội và 2 năm trở lên không báo cáo về hoạt động lên Tổng hội thì tuỳ mức độn sai phạm mà bị khiển trách, cảnh cáo hoặc thôi công nhận là thành viên của Tổng hội.
 
 
CHƯƠNG VI
TÀI SẢN VÀ TÀI CHÍNH CỦA TỔNG HỘI
 
Điều 18:Hội có tài sản và tài chính riêng
 
Nguồn thu gồm:
 
– Hội phí do hội thành viên đóng góp một lần trong năm. Mức độ phí sp Ban chấp hành Tổng hội quy định.
– Tiền tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước bà nước ngoài.
– Hoạt động khoa học công nghệ, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của Tổng hội và các tổ chức trực thuộc.
Nguồn chi gồm:
– Chi cho các hoạt động của Tổng hội;
– Đóng hội phí cho các tổ chức mà Tổng hội tham gia là thành viên;
– Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và chi phí quản lý văn phòng;
– Chi khen thưởng và các khoản chi phí khác.
 
Điều 19:Quản lý tài sản và tài chính
 
Tài sản và tài chính của Tổng hội được quản lý và sử dụng theo quy chế do Ban thường vụ quy định, phù hợp với các quy định hiện hành của Nhà nước.
 
 
CHƯƠNG VII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
 
Điều 20:Bản Điều lệ này gồm 7 chương, 21 điều đã được Đại biểu toàn quốc của Tổng hội thông qua ngày 9/12/2005 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày Bộ trưởng Bộ Nội vụ ký quyết định phê duyệt.
           
Điều 21:Chỉ có Đại hội đại biểu toàn quốc của Tổng hội mới có quyền sửa đổi, bổ sung điều lệ.
Chia sẻ:
Bệnh đau dây thần kinh tọa có nguy hiểm không?

Vẹo cột sống, vận động không linh hoạt, suy nhược cơ thể, tàn phế... là những nguy hiểm dễ gặp…

hút mỡ bụng Vì Sao Kết Luận Hút Mỡ Bụng Bệnh Viện Thẩm Mỹ Gangwhoo Là Tốt Nhất?

Địa chỉ hút mỡ bụng uy tín thì cần phải đảm bảo 5 tiêu chí “vàng” ở trong làng thẩm…

CƠ CẤU TỔ CHỨC

CƠ CẤU - TỔ CHỨC : ĐƠN VỊ NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG Y HỌC DÂN TỘC TÊN TỔ CHỨC :  ĐƠN VỊ…

Bổ huyết Tiêu giao giúp loại bỏ rụng tóc toàn diện Phục hồi nang tóc đến 90%, tóc hết gãy rụng, khỏe đẹp tự nhiên với giải pháp kết hợp toàn diện của Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam

Cải thiện nang tóc, ngăn ngừa rụng tóc và kích thích mọc tóc là những vấn đề được nhiều người…

THỰC TRẠNG VIỆC ĐIỀU TRỊ TÀN NHANG – NÁM DA HIỆN NAY

Thảo dược Đông y trị dứt điểm nám da, tàn nhang Theo thống kê của ngành da liễu Việt Nam…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua