7 Bài thuốc dân gian chữa viêm thanh quản rẻ tiền, hiệu quả
Bài thuốc dân gian chữa viêm thanh quản có thể giúp giảm các triệu chứng bệnh, chẳng hạn như gây đau rát, khàn tiếng, khó thở khi nói. Đồng thời cũng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và ngăn ngừa bệnh tái phát
Hướng dẫn 7 bài thuốc dân gian chữa viêm thanh quản đơn giản, lành tính
1. Bài thuốc dân gian chữa viêm thanh quản từ quả khế
Khế là một loại quả quen thuộc trong đời sống hàng ngày của người Việt. Ngoài công dụng làm thực phẩm, khế còn có tác dụng chữa bệnh, trong đó có bệnh viêm thanh quản.
Các chất dinh dưỡng của khế như Axit oxalat, các loại vitamin và khoáng chất có tác dụng sát khuẩn, chống viêm, làm dịu cổ họng và cải thiện sức đề kháng cho cơ thể.
Cách sử dụng quả khế chữa viêm thanh quản:
- Chuẩn bị 2 quả khế chua, 3 thìa đường phèn
- Khế rửa sạch, gọt bỏ phần rìa bên ngoài, thái lát mỏng, cho vào chén rải đường lên trên
- Đem hỗn hợp hấp cách thủy cho đến khi đường tan hoàn toàn, khế chín mềm và tiết ra nhiều nước
- Dùng 3 lần một ngày cho đến khi hết bệnh
Liều lượng sử dụng:
- Trẻ em mỗi lần uống 3 – 5 ml
- Người lớn uống 10ml
Lưu ý:
- Không nên dùng quá nhiều khế chua vì có thể gây kích ứng dạ dày
- Người bị tiểu đường nên hạn chế sử dụng đường phèn
Tìm hiểu thêm: Chữa viêm thanh quản bằng thuốc nam hiệu quả không ngờ
2. Bài thuốc chữa viêm thanh quản từ gừng
Gừng có chứa các chất chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống viêm như gingerol, shogaol, zingiberene,… Các chất này có tác dụng làm dịu tình trạng kích ứng, đau rát ở thanh quản. Gừng cũng giúp tăng cường tuần hoàn máu và giúp các tổn thương nhanh lành.
Cách 1: Trà gừng mật ong
- Nguyên liệu:
- 1/2 củ gừng tươi
- 2 thìa mật ong
- Vài giọt nước cốt chanh
- Cách thực hiện:
- Gừng rửa sạch, cạo vỏ, thái hạt lựu
- Cho gừng vào ấm, đổ nước sôi vào hãm như pha trà
- Để khoảng 15 phút, lọc lấy nước, thêm mật ong và nước cốt chanh vào
- Uống trà gừng khi còn ấm, nhâm nhi từng chút một để các dược chất trong gừng ngấm vào thanh quản
Cách 2: Gừng ngâm mật ong
- Nguyên liệu:
- 1 củ gừng tươi
- Mật ong
- Cách thực hiện:
- Gừng rửa sạch, cạo vỏ, thái lát mỏng
- Cho gừng vào hũ thủy tinh, đổ mật ong ngập mặt gừng
- Đậy kín hũ thủy tinh, để ở nơi thoáng mát trong vài tiếng
- Mỗi lần cổ họng đau rát, khó chịu lấy một lát gừng ngâm mật ong ngậm trong miệng rồi nhai nuốt nước từ từ
Lưu ý:
- Không nên dùng quá nhiều gừng vì có thể gây nóng trong, nổi mụn nhọt
- Người bị huyết áp cao, tim mạch nên thận trọng khi dùng gừng
- Trẻ em dưới 6 tuổi không nên dùng gừng
3. Kinh nghiệm dùng đậu đen chữa viêm thanh quản
Đậu đen có tác dụng bổ thận thủy, thanh nhiệt, giải độc, dưỡng can, kích thích lưu thông máu. Đối với người bị viêm thanh quản, đậu đen hoạt động như một chất chống viêm, giúp cải thiện tình trạng đau họng, khàn tiếng do bệnh gây ra.
Cách dùng đậu đen chữa viêm thanh quản:
Chuẩn bị:
- Đậu đen khô
- Rượu trắng 40 độ
Cách làm thuốc:
- Đậu đen cho vào chảo nóng sao cho đến khi bốc cháy
- Sau đó cho vào hũ thủy tinh, đổ rượu ngập mặt đậu, đậy kín nắp lại
- Rượu đậu đen càng để lâu càng có tác dụng tốt nhưng nếu không chờ được bạn có thể lấy ra dùng sau 7 ngày
- Mỗi lần uống 1 chén nhỏ x 2 lần/ngày
Không áp dụng bài thuốc dân gian chữa viêm thanh quản từ đậu đen ngâm rượu cho trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc người đang phải kiêng rượu.
Tham khảo thêm: Bị viêm thanh quản kiêng ăn gì và nên ăn gì tốt?
4. Điều trị viêm thanh quản bằng giá đỗ
Giá đỗ có tác dụng tiêu độc, giải nhiệt, sinh tân dịch, giúp làm dịu các tế bào bị viêm ở thanh quản, giảm ho, khôi phục giọng nói cho người bị viêm thanh quản.
Cách thực hiện:
Chuẩn bị:
- 2 lạng giá đỗ
- 1 thìa cà phê muối ăn
- 3 lát gừng tươi
Cách thực hiện:
- Rửa giá đỗ và ngâm trong nước muối pha loãng 15 phút
- Sau đó, trần giá đỗ vào nước sôi, để ráo nước
- Xay nát giá cùng với gừng và muối bằng máy xay sinh tố
- Lọc lấy nước cốt chia làm 3 – 4 lần uống trong ngày
- Phần bã có thể giữ lại ngậm trong miệng khoảng 5 phút rồi nhả ra
Lưu ý:
- Nên uống nước giá đỗ khi còn ấm, tốt nhất là sau khi ăn sáng và trước khi đi ngủ
- Có thể thêm đường phèn hoặc mật ong vào nước giá đỗ để dễ uống hơn
- Không nên lạm dụng nước giá đỗ, chỉ nên uống trong vòng 7 – 10 ngày
5. Bài thuốc dân gian chữa viêm thanh quản bằng tỏi
Tỏi có tác dụng kháng sinh tự nhiên, giúp tiêu diệt các tác nhân gây bệnh, làm long đờm, tiêu viêm. Tỏi cũng có tác dụng tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại bệnh tật.
Cách thực hiện:
- Cách 1: Nhai 3 – 4 tép tỏi sống mỗi ngày, nuốt cả nước lẫn bã
- Cách 2: Bào nhuyễn tỏi tươi rồi cho vào trong hũ thủy tinh, đổ giấm táo vào ngâm trong 4 tiếng. Khi dùng trộn thêm một chút mật ong vào, chắt nước uống mỗi lần 1 thìa x 3 – 4 lần/ngày
Lưu ý:
- Tỏi có mùi hăng nồng, có thể gây khó chịu cho một số người
- Tỏi không thích hợp cho trẻ em dưới 1 tuổi và phụ nữ mang thai
6. Chữa triệu chứng viêm thanh quản từ củ cải trắng
Củ cải trắng có tác dụng tiêu đờm, kháng viêm, giúp cải thiện triệu chứng ho, khản tiếng, mất giọng do viêm thanh quản.
Để cải thiện triệu chứng ho:
Chuẩn bị:
- 100g củ cải trắng
- 100g lê
- 25g gừng
- 25 ml sữa tươi
- 25ml mật ong
Cách làm thuốc:
- Thái tất cả thành lát mỏng, đem lê và củ cải giã nhỏ, vắt lấy nước cốt đun sôi
- Tiếp tục cho sữa tươi, gừng và mật ong vào quậy đều cho hỗn hợp sôi trở lại
- Để nguội, bảo quản trong hũ kín dùng dần
- Trường hợp bị ho do viêm thanh quản chỉ cần lấy 1 thìa cà phê hỗn hợp pha với nước ấm uống ngày 2 lần
Chữa khản tiếng, mất giọng do viêm thanh quản:
Chuẩn bị:
- Gừng tươi 1 củ
- Cải trắng 3 củ
Cách làm thuốc:
- Giã nhỏ tất cả nguyên liệu
- Cho vào một miếng vài sạch vắt lấy nước cốt chia làm 2 lần uống đến khi hết bệnh thì ngưng
Lưu ý: Không nên dùng củ cải trắng cho người bị viêm dạ dày, viêm đại tràng, người bị cảm lạnh, sốt cao.
Tìm hiểu thêm: Viêm thanh quản cấp: Dấu hiệu nhận biết và điều trị
7. Trị viêm thanh quản bằng chanh và mật ong
Chanh và mật ong có tác dụng giảm ho, đau họng, kháng viêm, chống khô rát cổ họng, kích thích tái tạo các tế bào bị tổn thương và cải thiện sức đề kháng cho cơ thể.
Chuẩn bị:
- 1 quả chanh
- 1 thìa mật ong
Cách làm thuốc:
- Dùng một cái dao nhọn khứa 6 – 8 đường bên ngoài quả chanh thành hình múi cau
- Cho chanh vào một cái chén sành và rưới mật ong lên trên sao cho mật ong thấm đều cả quả chanh
- Để khoảng 2 tiếng, cắt chanh thành những miếng nhỏ lấy ra ngậm
- Phần nước chanh và mật ong chảy ra có thể lấy uống mỗi lần 1 thìa
Lưu ý: Không nên dùng chanh và mật ong cho người bị viêm dạ dày, viêm đại tràng, người bị cảm lạnh, sốt cao.
Lưu ý khi chữa viêm thanh quản bằng thuốc dân gian
Các bài thuốc dân gian chữa viêm thanh quản có tác dụng với trường hợp nhẹ, không nhiễm khuẩn. Mặc dù được bào chế từ các nguyên liệu tự nhiên, tuy nhiên người bệnh cần dùng thuốc thận trọng, đúng cách.
Ngoài việc áp dụng các bài thuốc dân gian, người bệnh cũng cần kiêng cữ một số thứ trong ăn uống và sinh hoạt hàng ngày để mau khỏi bệnh.
Trong ăn uống:
- Uống nhiều nước
- Sử dụng các thức ăn mềm
- Bổ sung rau xanh, trái cây
- Uống sữa ấm, trà thảo mộc
- Tránh bia rượu, thuốc lá
- Hạn chế thức ăn cay nóng, dầu mỡ, bánh kẹo ngọt, muối
Trong sinh hoạt:
- Súc họng bằng nước muối ấm
- Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ
- Hạn chế nói nhiều, nói to
- Đeo khẩu trang
- Giữ ấm cổ họng
Các bài thuốc dân gian chữa viêm thanh quản có thể đem lại hiệu quả nhất định đối với các trường hợp bị nhẹ. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý sử dụng đúng cách, đúng liều lượng và kiêng cữ một số thứ để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả tốt nhất. Nếu bệnh tình nghiêm trọng, hãy đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Bạn đã biết chưa:
- Phù nề thanh quản: Nguyên nhân và phương pháp điều trị
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!