Giải pháp “vàng” đẩy lùi bệnh thấp khớp hiệu quả từ thảo dược

Thấp khớp là căn bệnh tự miễn khá phổ biến, gây ra các triệu chứng đau nhức, khô khớp khiến bệnh nhân vận động khó khăn. Căn bệnh này nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn tới biến chứng gây ra tàn phế vĩnh viễn.
Bệnh thấp khớp là gì? Có biến chứng nguy hiểm không?
Thấp khớp, hay Rheumatoid Arthritis, là một căn bệnh tự miễn gây ra bởi sự rối loạn hệ thống miễn dịch, ảnh hưởng xấu tới cơ bắp và xương khớp, dẫn đến đau nhức và khó khăn trong vận động.

Căn bệnh này có thể được chia thành hai loại chính dựa vào tác động:
- Bệnh ảnh hưởng tới khớp: Bao gồm gout, lupus, viêm khớp dạng thấp, bệnh viêm đốt sống.
- Bệnh ảnh hưởng tới các mô mềm.
Bệnh có thể phân loại thành hai dạng tùy theo tính chất và tình trạng:
- Cấp tính: Do liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A, dẫn đến đa tổn thương ở khớp, thận, da, thần kinh, tim…
- Mãn tính: Gây ra cơn đau nhức, cứng khớp, và khô khớp kéo dài, tái phát liên tục.
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, thấp khớp có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm, bao gồm:
- Biến chứng xương, khớp: Loãng xương, biến dạng khớp, hội chứng ống cổ tay, nguy cơ tàn phế.
- Biến chứng khác: Vấn đề tim mạch, bệnh phổi, ung thư hạch bạch huyết, cấu tạo cơ thể bất thường.
Đọc thêm: Cách dùng lá lốt chữa viêm khớp dạng thấp tại nhà
Nhận diện những triệu chứng bị thấp khớp thường gặp
Ngước bị thấp khớp có thể cảm nhận rõ ảnh hưởng của bệnh thông qua những dấu hiệu dễ nhận biết như:
- Các khớp cứng và khô. Triệu chứng này nặng hơn vào buổi sáng, đặc biệt khi mới ngủ dậy và sau khi vận động, lao động. Trường hợp nặng cứng khớp có thể diễn ra suốt cả ngày khiến người bệnh mệt mỏi.
- Các khớp xương có thể sưng, cảm giác nóng, khớp yếu.
- Cơ thể mệt mỏi rã rời, người bệnh thường bị giảm cân, một số có thể sốt.
- Trường hợp không phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời, đúng cách có thể xuất hiện biến dạng khớp.

Bệnh khi mới khởi phát thường tác động tới các khớp nhỏ trước như khớp ngón tay, khớp ngón chân, khớp bàn tay… Dần dần khi nặng hơn, ảnh hưởng của bệnh sẽ lan tới các khớp lớn như khuỷu tay, khớp vai, hông, khớp đầu gối, mắt cá chân…
Thấp khớp thường diễn tiến song song cả hai bên cơ thể. Không chỉ gây tác động xấu tới các khớp, căn bệnh này còn ảnh hưởng tới cả những cơ quan khác trong cơ thể như tim, phổi, mô thần kinh, mắt, da…
Nguyên nhân thấp khớp do nhiều yếu tố khác nhau gây ra
Nguyên nhân chính gây ra bệnh thấp khớp bao gồm:
- Độ tuổi: Nguy cơ mắc bệnh tăng cao ở những người trên 60 tuổi do quá trình lão hóa.
- Di truyền: Rủi ro cao hơn nếu có thành viên trong gia đình mắc bệnh.
- Hút thuốc: Người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh cao hơn 21% so với người không hút.
- Nghề nghiệp: Công việc đòi hỏi cúi người, mang vác nặng, hoặc tiếp xúc với hóa chất làm tăng nguy cơ mắc bệnh tới 30%.
- Dinh dưỡng: Chế độ ăn không khoa học, thiếu dinh dưỡng hoặc thừa cân, béo phì làm tăng nguy cơ.
Tham khảo: Viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính là gì?
Chữa bệnh thấp khớp cách nào hiệu quả nhất
Hiện nay để điều trị bệnh thấp khớp có rất nhiều phương pháp, trong đó phổ biến nhất là Tây y, Đông y hoặc sử dụng mẹo dân gian.

Chữa bệnh thấp khớp bằng Tây y – Chú trọng điều trị triệu chứng
Tây y là phương pháp phổ biến thường được người bệnh tìm đến đầu tiên để chữa bệnh thấp khớp. Tây y chú trọng vào điều trị triệu chứng, giảm các cơn đau khớp, khô khớp cho bệnh nhân. Tùy vào tình mức độ bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định điều trị theo các hướng khác nhau.
Điều trị bằng thuốc:
Một số loại thuốc Tây y thường được sử dụng cho các bệnh nhân thấp khớp như: thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, thuốc tăng cường dinh dưỡng cho khớp.
Vật lý trị liệu:
Vật lý trị liệu thường được áp dụng song song với việc sử dụng thuốc. Phương pháp này sử dụng các bài tập, kết hợp massage xoa bóp và hỗ trợ của máy móc để giúp giảm đau khớp và tăng cường khả năng vận động của khớp.
Phẫu thuật:
Phẫu thuật chỉ được sử dụng trong trường hợp có biến chứng nặng về xương khớp gây ra bởi bệnh thấp khớp. Đây thường là giải pháp cuối cùng khi các phương pháp khác cũng ko mang lại hiệu quả. Việc phẫu thuật tiêu tốn khá nhiều chi phí và luôn có tỉ lệ rủi ro nhất định.
Bạn có biết: Bài tập cho người viêm khớp dạng thấp (yoga, thể dục…)
Mẹo dân gian chữa bệnh thấp khớp – Hiệu quả không cao
Dân gian cũng lưu truyền khá nhiều các bài thuốc từ cây cỏ tự nhiên để chữa bệnh thấp khớp. Tuy nhiên, các bài thuốc này thường được bệnh nhân tự làm tại nhà, không có định lượng cụ thể và không có phương pháp bào chế chính xác. Mặt khác các loại cây cỏ tự nhiên dù có công dụng với bệnh xương khớp, nhưng nếu chỉ sử dụng đơn lẻ theo ước lượng tương đối thì không mang lại hiệu quả cao. Do đó mẹo dân gian chủ yếu chỉ giúp làm giảm bớt phần nào triệu chứng khó chịu của bệnh mà thôi.

Bị thấp khớp kiêng ăn gì và chế độ dinh dưỡng tốt cho bệnh nhân
Chế độ ăn uống hàng ngày có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe nói chung và tiến triển của bệnh. Với những người bị thấp khớp, cần chú trọng yếu tố dinh dưỡng để giúp phục hồi sức khỏe.
Bệnh thấp khớp kiêng ăn gì?
Người bị thấp khớp nên kiêng các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, các loại nội tạng bởi chúng làm tăng mỡ trong máu. Điều này sẽ kích thích phản ứng viêm tại các khớp, khiến bệnh nhân cảm thấy đau nhức hơn.
Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng nên hạn chế ăn các thực phẩm muối chua (dưa muối, cà muối), các đồ ăn nhanh (xúc xích, khoai tây chiên…) và nên tránh xa các chất kích thích (rượu bia, thuốc lá).

Bị thấp khớp nên ăn gì?
Bên cạnh những thực phẩm cần hạn chế, bệnh nhân thấp khớp nên chú trọng bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể để nuôi dưỡng sụn khớp, kích thích sản sinh dịch nhầy khớp. Một số loại thực phẩm mà bệnh thấp khớp nên ăn là:
- Các loại cá
- Rau lá xanh: rau bina, cải xoăn…
- Đậu nành
- Các loại hoa quả
- Sữa tươi
- Ngũ cốc nguyên hạt.
Hy vọng, thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh thấp khớp đã cung cấp cái nhìn sâu sắc và giúp ích cho những ai đang tìm kiếm giải pháp quản lý tình trạng này.
Có thể bạn quan tâm
- Cây gối hạc trị thấp khớp, viêm khớp rất tốt – Bạn có biết?
- Bị viêm khớp phản ứng cần kiêng gì tốt cho bệnh?
