Bị bệnh gút kiêng ăn gì và nên bổ sung gì giảm đau hiệu quả?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Bệnh gút kiêng ăn gì và nên bổ sung gì để tống khứ lượng acid uric trong máu ra ngoài cơ thể, đồng thời giúp rút ngắn thời gian điều trị bệnh? Những thông tin chi tiết trong bài viết sau đây sẽ giúp người bệnh lựa chọn chế độ ăn phù hợp cho bản thân.

Bệnh gút kiêng ăn gì?

Người bị bệnh gút nên kiêng ăn những đồ ăn, thức uống làm tăng lượng acid uric trong máu sau đây để tránh làm bệnh chuyển nặng.

1. Thịt đỏ, nội tạng động vật

Các chuyên gia cho biết, thịt đỏ (thịt cừu, thị bò, thịt heo,…) và nội tạng động vật là những thực phẩm chứa hàm lượng purin cao. Chất này khi vào cơ thể chúng sẽ chuyển hóa thành acid uric tích tụ trong máu khiến bệnh gút ngày càng trở nên trầm trọng hơn.

bệnh gút kiêng ăn gì
Thịt đỏ không phù hợp với những người bị bệnh gút

2. Hải sản

Bệnh gút kiêng ăn gì? Câu trả lời chắc chắn là hải sản. Bởi theo các chuyên gia, đây là nguyên liệu chứa nhiều purin và là nguyên nhân làm tăng triệu chứng bệnh gút.

Nếu thường xuyên bổ sung hải sản, bao gồm cua, tôm, ghẹ,… vào khẩu phần ăn mỗi ngày, bệnh không những không khỏi mà người bệnh còn phải gánh lấy hậu quả nặng nề, có thể mất khả năng vận động.

3. Thực phẩm có chứa lượng đường cao

Mặc dù không chứa hàm lượng purin cao nhưng những loại đồ ăn, thức uống như nước ngọt có ga, sinh tố, sâm bổ lượng,.. có thể ngăn chặn quá trình chuyển hóa và đào thải acid uric trong cơ thể ra ngoài theo đường thận. Điều này dẫn đến tình trạng đau nhức và sưng tấy ở các khớp bị bệnh gút diễn ra ngày càng tồi tệ hơn. 

4. Bia và rượu, chất kích thích

Bia rượu và các chất kích thích chứa caffein hoặc cồn là nguồn thực phẩm giàu purin. Khi dung nạp vào cơ thể chúng chuyển hóa và làm tăng acid uric trong máu.

Bên cạnh đó, chất cồn chứa trong rượu, bia làm suy giảm chức năng hoạt động của gan và thận, làm suy giảm khả năng bài tiết acid uric. Từ đó dẫn đến hiện tượng bệnh gút ngày càng nặng hơn, gây mất khả năng vận động trong quá trình di chuyển hoặc thực hiện các hoạt động thể chất khác.

5. Bị bệnh gút nên kiêng ăn gì? Thực phẩm giàu vitamin C

Người bị bệnh gút không nên ăn nhóm thực phẩm giàu vitamin C vì chúng chính là nguyên nhân làm tăng khả năng kết tủa ở cầu thận, làm cản trở quá trình đào thải acid uric ra ngoài. Điều này không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận mà còn khiến bệnh gút trở nên phức tạp hơn. 

Bị bệnh gút nên kiêng ăn gì
Người bị bệnh gút không nên ăn nhóm thực phẩm giàu vitamin C

Tham khảo thêm: Bệnh gout ăn được thịt gì và nên tránh ăn thịt gì?

Bị bệnh gút nên ăn gì?

Bên cạnh các thực phẩm cần kiêng, người bệnh bổ sung các loại rau xanh, củ quả sau đây để ổn định và cân bằng hàm lượng acid uric trong máu, từ đó giúp kiểm soát triệu chứng và chữa lành bệnh.

1. Cải bẹ xanh

Theo một vài nghiên cứu, trong cải bẹ xanh có chứa nhiều hoạt chất dinh dưỡng như vitamin, abumin, acid nicotic,… rất tốt đối với người bị bệnh gút. Những hoạt chất này có tác dụng thúc đẩy và đào thải acid uric trong máu ra ngoài cơ thể, từ đó giúp kiểm soát triệu chứng bệnh. 

Tùy thuộc vào sở thích của từng người mà có thể chế biến cải bẹ xanh theo nhiều cách khác nhau như luộc, xào hoặc nấu canh. Tốt nhất bệnh nhân nên ăn rau 2 – 3 lần/ tuần để bệnh nhanh chóng được đẩy lùi.

2. Rau cần tây

Rau cần tây được xem như vị thuốc giúp hỗ trợ điều trị bệnh gút nhờ cơ chế tống khứ acid uric trong máu ra ngoài cơ thể. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đây là loại thực phẩm chứa nhiều tinh dầu, chất xơ và hàm lượng acid hữu cơ cao, có tác dụng làm giảm đau và sưng nhức do gút gây nên.

Bệnh gút không nên ăn gì
Người bị bệnh gút nên uống nước ép cần tây mỗi ngày để tống xuất acid uric ra ngoài và hỗ trợ điều trị bệnh

Đồng thời, cần tây còn chứa nhiều hoạt chất phenol, vitamin và khoáng chất, giúp kiểm soát lượng acid uric có trong máu và thúc đẩy quá trình hồi phục bệnh nhanh chóng. Người bệnh có thể thêm cần tây vào các món ăn hàng ngày cũng có thể sử dụng nguyên liệu tự nhiên này ép nước uống để hỗ trợ điều trị bệnh.

3. Bí xanh

Để rút ngắn thời gian điều trị, người bệnh gút không nên loại bỏ món bí xanh ra khỏi menu ăn hàng ngày. Bởi theo các nhà khoa học, loại quả này chứa phần lớn chất xơ, glucid, kali, vitamin và protid,… có tác dụng hỗ trợ làm tăng khả năng đào thải acid uric ra ngoài cơ thể.

Chưa kể đến, nguyên liệu tự nhiên này chứa rất ít purin nên bệnh nhân mắc bệnh gút có thể ăn thoải mái mà không lo acid uric tích tụ trong cơ thể. Người bệnh có thể dùng bí xanh nấu canh hoặc chế biến thành nhiều món ăn khác nhau vừa giúp thay đổi khẩu vị vừa hỗ trợ chữa trị bệnh.

4. Dứa

Dứa không chỉ chứa nhiều vitamin C, vitamin nhóm B (B1. B3) mà còn có nhiều thành phần khoáng chất (kẽm, magie, sắt,…) và acid hữu cơ có lợi cho sức khỏe. Những hoạt chất này giúp làm giảm lượng đạm thừa trong cơ thể, đồng thời làm tan kết tủa urat và giúp đào thải acid uric ra khỏi cơ thể, từ đó giúp cải thiện bệnh hiệu quả.

5. Củ cải trắng

Đa phần người bệnh đều tò mò về vấn đề bệnh gút ăn gì để bệnh mau chóng bình phục. Câu trả lời là bệnh nhân nên ăn củ cải trắng mỗi ngày. Bởi chúng chứa nhiều khoáng chất, vitamin và protein không có nhân purin,… giúp ngăn ngừa tình trạng tích tụ acid uric trong máu.

Chưa kể đến, củ cải trắng còn chứa lượng lớn tinh dầu có khả năng kháng viêm và chống khuẩn tốt, giúp hạn chế tình trạng viêm ở các khớp tiến triển xấu.

Bạn cần biết: Bị bệnh gút có ăn cá được không? Loại cá nào tốt nhất?

6 Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn uống cho người bị gút

Cùng với việc nắm rõ bị bệnh gút kiêng ăn gì và nên ăn gì, khi xây dựng chế độ ăn uống, người bệnh cũng cần lưu ý một số nguyên tắc dưới đây để có những tác động tích cực đến bệnh:

  • Giảm thực phẩm giàu purin: Purin khi được tiêu hóa tạo thành axit uric, có thể gây ra và làm trầm trọng bệnh gút.
  • Tăng cường rau củ: Rau củ không chỉ ít purin mà còn chứa nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa, giúp giảm viêm và cải thiện sức khỏe tổng thể.
  • Đảm bảo quá trình hydrat hóa: Uống đủ nước giúp loại bỏ axit uric qua nước tiểu, giảm nguy cơ tạo sỏi và cơn gút cấp.
  • Sử dụng chất béo lành mạnh: Chất béo không bão hòa như dầu ô liu, hạt, và cá hồi giàu omega-3 giúp giảm viêm và hỗ trợ sức khỏe tim mạch mà không làm tăng mức axit uric.
  • Chế độ ăn ít đạm: Giảm lượng protein động vật như thịt và chuyển sang nguồn protein thực vật như đậu và lúa mạch có thể giúp giảm tải lượng purin và axit uric. Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành là ngoại lệ cần tiêu thụ hạn chế.
  • Kiểm soát trọng lượng: Duy trì trọng lượng hợp lý thông qua chế độ ăn cân đối và tập thể dục giúp giảm áp lực lên khớp và giảm nguy cơ phát triển bệnh gout. Tránh ăn quá nhiều hoặc quá ít calo để tránh tăng hoặc giảm cân đột ngột, điều này cũng có thể làm tăng nguy cơ gout.

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp người bệnh được trang bị thêm kiến thức đúng đắn về vấn đề “bệnh gút kiêng ăn gì và bổ sung gì”. Đây chính là chìa khóa quan trọng để xây dựng được chế độ ăn uống hợp lý giúp làm giảm nhanh triệu chứng đau nhức, sưng tấy và hỗ trợ điều trị bệnh.

BẠN NÊN TÌM HIỂU THÊM

Chia sẻ:
Bị bệnh gút kiêng ăn gì và nên bổ sung gì giảm đau hiệu quả?

Bệnh gút kiêng ăn gì và nên bổ sung gì để tống khứ lượng acid uric trong máu ra ngoài…

chỉ số acid uric bình thường Chỉ số acid uric bình thường – bất thường và cách xử lý

Chỉ số acid uric bình thường dao động ở mức dưới 6-7 mg/dl. Nếu chỉ số này tăng cao bất…

Bị bệnh gút có ăn được sữa chua không, loại nào tốt?

Người mắc bệnh gút có thể ăn 1 - 2 hũ sữa chua mỗi ngày để nâng cao sức khỏe.…

phác đồ điều trị gout Phác đồ điều trị gout theo bệnh viện Chợ Rẫy, Bộ Y Tế

Mỗi cơ sở y tế có thể áp dụng phác đồ điều trị bệnh gout khác nhau, được xây dựng…

bệnh gout ở phụ nữ Bệnh gout ở phụ nữ – Cách nhận biết và điều trị

Bệnh gout ở phụ nữ có thể tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm mà chị em cần đặc biệt…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua