Điều Trị Bệnh Gút Bằng Y Học Cổ Truyền
Điều trị bệnh gút bằng y học cổ truyền là gì?
Theo Y học cổ truyền, bệnh gút được gọi là thống phong thuộc phạm trù Chứng Tý. Khi ngoại tà xâm nhập vào cơ thể khiến kinh lạc tắc nghẽn, khí huyết ứ trệ tại các khớp gây sưng đau, làm cho vận động bị hạn chế. Bệnh gout lâu ngày sẽ gây nên các tổn thương ở can, tỳ, thận. Qua nhiều năm, bệnh cũng sẽ bùng phát với các đợt cấp tính khiến khớp tổn thương, thậm chí là biến dạng.
Thuộc phạm trù chứng Tý nên việc điều trị bệnh gút tuân thủ phép biện chứng về chứng Tý. Cụ thể:
- Tắc giả thông chi (bế tắc thì phải khai thông).
- Trị huyết, dưỡng huyết, thúc đẩy khí huyết lưu thông từ đó trị phong.
- Cấp tắc kỳ trị tiêu, hoãn tắc kỳ trị bản (thể cấp tính chữa ngọn, mạn tính thì chữa gốc).
- Công bổ kiêm thi (vừa công vừa bổ).
Điều trị bệnh gút bằng Y học cổ truyền là việc sử dụng các dược liệu tự nhiên, phối chế thành bài thuốc chuyên sâu với mục đích đẩy lùi triệu chứng đau nhức, sưng cứng, tấy đỏ khớp. Đồng thời bồi bổ và điều dưỡng cơ thể, nâng cao miễn dịch và ngăn chặn các đợt cấp tính của bệnh, phục hồi vận động và nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Các vị thuốc điều trị bệnh gút
Phong tà xâm nhập khiến các khớp xương sưng viêm, đau nhức, tấy đỏ, khiến bệnh nhân gút vô cùng khó chịu. Các triệu chứng này có thể xuất hiện dưới dạng cấp tính nhưng đôi khi tái phát nhiều lần và trở thành mãn tính.
Vì vậy, Y học cổ truyền sử dụng các thảo dược tự nhiên có tác dụng khu phong, tiêu sưng viêm, giảm đau nhức để đẩy lùi triệu chứng bệnh: Ngũ gia bì, hà thủ ô, tang ký sinh, cỏ xước, rễ mò trắng, tiên hồ nam, rễ cây roi ngựa, ô dược, bạch thược, quế chi, tri mẫu, phụ tử chế, tế tân, phòng phong…
Bên cạnh mục đích trừ phong, giảm đau, bài thuốc Y học cổ truyền trong điều trị bệnh gút cũng cần điều dưỡng khí huyết và thông kinh lạc. Trong đó, những vị thuốc đảm nhận vai trò này là: Tang ký sinh, huyết rồng, bạch truật, đại táo, nhân sâm, qui thân, trần bì, hoàng kỳ, mạch môn, sâm bố chính, chích thảo, phụ tử, thục địa, độc hoạt...
Cung cấp dưỡng chất tái tạo sụn khớp, phục hồi vận động là một trong những mục tiêu quan trọng của Y học cổ truyền trong điều trị bệnh gút. Trong đó, những vị thuốc kinh điển có tác dụng tái tạo sụn khớp, phục hồi vận động, giải phóng ổ khớp nổi bật là: Ngưu tất, đương quy, hy thiêm, gối hạc, thiên niên kiện, hầu vĩ tóc, dương xỉ, cẩu tích…
Đưa nồng độ acid uric về ngưỡng cân bằng là một trong những mục tiêu quan trọng khi điều trị bệnh gút. Chính vì vậy, Y học cổ truyền luôn cân đối và ưu tiên lựa chọn các vị thuốc đảm bảo được chức năng này. Điển hình trong số đó là: Sói rừng, hy thiêm, hán tử tô, hạ khô thảo,...
Y học cổ truyền điều trị hiệu quả thể bệnh gút nào?
- Bệnh gút cấp tính
- Bệnh gút mãn tính
Ưu điểm của y học cổ truyền trong điều trị bệnh gút
Trong điều trị bệnh gút, Y học cổ truyền khẳng định nhiều ưu điểm về tính an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, cũng còn tồn tại hạn chế khi đòi hỏi sử dụng kiên trì, không bỏ dở thuốc giữa chừng.
Ưu điểm
- Tấn công vào căn nguyên gây bệnh thống phong, xử lý gốc rễ bệnh nên cho hiệu quả bền vững, ngăn tái phát lâu dài.
- Sử dụng thành phần là các thảo dược thiên nhiên nên an toàn, lành tính, không tác dụng phụ, phù hợp với nhiều đối tượng.
- Tính kinh tế cao khi chỉ cần sử dụng theo liệu trình để đẩy lùi bệnh với hiệu quả lâu dài, không cần sử dụng thuốc duy trì vì khả năng tái phát bệnh sau điều trị rất thấp.
Hạn chế
- Thành phần hoàn toàn là thảo dược thiên nhiên nên cần thời gian thẩm thấu, cho hiệu quả từ từ nên đòi hỏi ở bệnh nhân sự kiên trì.
- Một số thảo dược có mùi vị khó uống, đôi khi sẽ gây khó khăn cho các bệnh nhân trong quá trình sử dụng.
Giải pháp điều trị bệnh gút tại Trung tâm Thuốc dân tộc
Là đơn vị tiên phong trong công tác sưu tầm, nghiên cứu và ứng dụng Y học cổ truyền vào điều trị bệnh, sở hữu kho tàng 100 bài thuốc cổ phương, Trung tâm Thuốc dân tộc đã đi đến hoàn thiện bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang và phác đồ điều trị bệnh gút từ thảo dược.
Lấy y lý trị bệnh của Y học cổ truyền làm gốc, kế thừa bài thuốc chữa đau xương khớp của người Tày, vận dụng nghiên cứu khoa học hiện đại, Quốc dược Phục cốt khang được hoàn thiện với bảng thành phần và cơ chế điều trị mạnh mẽ.
Thành phần & công dụng
Thành phần: Hầu vĩ tóc, cẩu tích, tục đoạn, đỗ trọng, ba kích, đương quy, xuyên khung, đẳng sâm, hoàng kỳ, nhũ hương, ý dĩ, quế thanh, bạch linh, bạch thược, thương truật, trạch tả,… và nhiều vị thuốc quý.
Công dụng: Tập trung thực hiện nhiệm vụ bồi bổ can thận, dưỡng âm, kiện tỳ, cân bằng âm dương, thông kinh hoạt lạc, bồi bổ khí huyết.
Thành phần: Bồ công anh, kim ngân cành, hồng hoa, đơn đỏ, ké đầu ngựa, hồng xanh, vỏ gạo, bạc sau, nhân trần, rau má, huyết giác, … và nhiều thảo dược khác.
Công dụng: Đóng vai trò như một dạng thuốc kháng sinh trong Đông y tác dụng khu tà, tán phong, thanh nhiệt, giải độc, mát gan, tiêu viêm, giảm phù nề.
Thành phần: Thau pú lùa (kê huyết đằng), tào đông, thau pinh (dây đau xương), phác mạy liến, phác mạy nghiến, phác kháo cài, co bát vạ, lịn tưa, mạy vang, kha khếp, thuỷ xương bồ... và nhiều bí dược khác.
Công dụng: Tiêu axit Uric trong máu, tiêu viêm tiêu sưng, giảm đau, cân bằng chuyển hoá axit Uric trong máu. Đặc trị Gut cấp và mãn tính.