Vảy nến biến chứng nguy hiểm và cách điều trị hiệu quả từ thảo dược

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Tôi mới bị mắc vảy nến với các triệu chứng ám ảnh. Tìm hiểu thì tôi được biết đây là bệnh viêm da mãn tính, tái phát dai dẳng, dễ biến chứng nguy hiểm, khó điều trị dứt điểm. Vậy, vảy nến có lây không, bị vảy nến có chữa được không? Thưa bác sĩ!

Bạn Hoàng Oanh (Hà Nội)

Những thông tin do bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Trưởng khoa Da liễu – Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc cung cấp dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên và có được giải pháp đẩy lùi bệnh hiệu quả.

Bệnh vảy nến là một dạng viêm da tự miễn (cơ thể tự sinh ra kháng thể gây tổn thương da), có tính chất mãn tính, hay tái phát. Nguyên nhân vảy nến chưa rõ ràng và chủ yếu hình thành do sự rối loạn hàng rào bảo vệ da, hệ miễn dịch suy yếu…

Trước các biểu hiện ám ảnh, nhiều người nghĩ rằng bệnh vảy nến có lây lan. Thực tế, vảy nến không do virus, vi khuẩn gây ra nên không có khả năng lây nhiễm. Do đó, chúng ta không nên lo lắng vấn đề bệnh vảy nến lây qua đường nào, không kỳ thị hay xa lánh người bị vảy nến.

Các triệu chứng thường gặp của bệnh vảy nến

Các dấu hiệu vảy nến thường gặp tại vùng da tỳ đè khủy tay, đầu gối hoặc toàn thân, dễ nhầm lẫn với các bệnh viêm da như chàm, eczema, nấm da, do đó người bệnh cần nhận biết chính xác các dấu hiệu đặc trưng của bệnh để có hướng điều trị kịp thời.

  • Các mảng da đỏ

Bệnh nhân vảy nến ở giai đoạn đầu sẽ xuất hiện các mảng da màu đỏ với kích thước khác nhau từ vài mm đến vài cm, cá biệt có những trường hợp mảng da có thể lớn rộng đến hàng chục cm. Các mảng da có giới hạn rõ, hơi gồ cao lên so với bề mặt da, cứng cộm, thâm nhiều hoặc ít.

Đôi khi có xuất hiện vảy trắng trên các mảng da đỏ, chiếm gần hết vùng da này hoặc chỉ xung quanh. Tùy từng trường hợp bệnh mà số lượng mảng da đỏ có thể nhiều hoặc ít.

  • Vảy trắng

Vảy trắng là đặc trưng của bệnh vảy nến. Các vảy trắng thường phủ lên lớp da đỏ, có màu trắng đục hỏi bóng giống màu xà cừ. Các lớp vảy xếp chồng lên nhau thành tầng lớp, dễ bong ra. Khi cạo các lớp vảy vụn ra như bột phấn, giống vết nến rơi lả tả. Các lớp vảy này mọc rất nhanh, bong lớp này lại mọc tiếp lên lớp khác.

  • Hiện tượng Koebner

Hiện tượng này còn được giới chuyên môn gọi là “chấn thương gọi tổn thương”, xuất hiện khi vảy nến ở giai đoạn nặng. Đây là tình trạng vùng da tổn thương do vảy nến mọc ngay lên trên vết sẹo, vết xước da, vết mổ…

  • Tổn thương móng

ó khoảng 25% số ca mắc bệnh vảy nến gặp hiện tượng tổn thương móng, khiến vùng móng lõm xuống hoặc có các đường kẻ theo chiều dọc. Móng trở nên giòn, dày ở bờ tự do và dễ gãy, thường bị cùng lúc cả 10 ngón.

  • Vảy nến da đầu

Trên da đầu xuất hiện các mảng đỏ, nền cộm, có vảy trắng phía trên. Vảy trắng thường mọc lấn ra trán tạo thành một đường viền. Tóc vẫn mọc xuyên qua vùng da đầu bị vảy nến. Vùng sau tai thường đỏ, có vết nứt, đôi khi có thể chảy máu. Triệu chứng này thường dễ nhầm với bệnh viêm da dầu đầu, á sừng liên cầu…

triệu chứng vảy nến
Triệu chứng vảy nến đầy ám ảnh

Bệnh vảy nến và những biến chứng nguy hiểm khôn lường

Vảy nến không đơn thuần chỉ là bệnh ngoài da mà gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị như:

  • Làm tăng nguy cơ thận hư, suy thận, nhất là trường hợp lạm dụng thuốc tân dược để điều trị.
  • Tăng nguy cơ bệnh tim mạch, huyết áp, xơ vữa động mạch và đột quỵ.
  • Rối loạn chuyển hóa, gây bệnh tăng huyết áp, tiểu đường, biến chứng viêm khớp vảy nến chiếm 42%.
  • Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, chất lượng cuộc sống, 65% bệnh nhân vảy nến bị trầm cảm.
  • Bệnh vảy nến dễ tái phát và khó điều trị, hiện chưa có cách điều trị vảy nến dứt điểm. Do đó, khi băn khoăn, bị vảy nến nên bôi thuốc gì bạn nên thăm khám và tham khảo ý kiến bác sĩ.

Đông y cho rằng, vảy nến do huyết nhiệt, phong nhiệt, huyết nhiệt mà sinh ra. Nếu có giải pháp phù hợp, bạn có thể kiểm soát các triệu chứng, duy trì thời gian khỏi bệnh lâu dài, hạn chế khả năng tái phát.

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến

Đến nay chưa thể khẳng định chính xác về nguyên nhân gây bệnh vảy nến. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã chỉ ra những yếu tố có thể là nguyên nhân hoặc làm tăng nguy cơ mắc bệnh vảy nến như:

  • Di truyền: Nghiên cứu cho thấy nhiều trường hợp mắc bệnh vảy nến do yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình có bố, mẹ mắc bệnh vảy nến thì rất dễ di truyền sang con cái.
  • Nhiễm khuẩn: Một số loại vi khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn liên cầu, các virus làm suy giảm miễn dịch ở người cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến hoặc làm bệnh thêm trầm trọng hơn.
  • Căng thẳng: Stress khiến tình trạng vảy nến càng thêm trầm trọng hơn hoặc làm bùng phát bệnh.
  • Thuốc: Một số loại thuốc như lithium, thuốc chống sốt rét, thuốc chống đau tim… có thể ảnh hưởng tiêu cực tới tình trạng vảy nến.

Các phương pháp điều trị bệnh vảy nến

Hiện nay có nhiều phương pháp để điều trị bệnh vảy nến. Tuy nhiên, đây là căn bệnh dai dẳng, khó điều trị nên đòi hỏi người bệnh phải có sự kiên trì, chọn lựa phương pháp toàn diện và an toàn mới có thể đẩy lùi bệnh.

Điều trị vảy nến bằng Tây y

Tây y là phương pháp được nhiều người tìm đến khi mắc bệnh vảy nến. Phương pháp này có những ưu điểm như tiện lợi, dễ sử dụng, thuốc có thể mua dễ dàng tại các nhà thuốc. Các loại thuốc Tây y cũng giúp làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh, đặc biệt là trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc Tây y lâu dài thường dẫn tới tình trạng “nhờn thuốc” và mất tác dụng ở những lần sau đó, khiến bệnh tái phát nhanh hơn với các triệu chứng nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, sử dụng thuốc không đúng chỉ dẫn còn làm gia tăng nguy cơ tác dụng phụ.

Điều trị vảy nến bằng phương pháp dân gian

Trong dân gian cũng lưu truyền nhiều phương pháp điều trị vảy nến như: chữa vảy nến bằng lá trầu không, chữa vảy nến bằng rau răm, hoa cúc dại… Tuy nhiên, hiệu quả của các phương pháp này đều chưa được kiểm chứng bằng những nghiên cứu khoa học mà chỉ thông qua truyền miệng. Hơn nữa, quá trình sử dụng các nguyên liệu tự nhiên nếu không đảm bảo yếu tố vệ sinh có thể dẫn tới tình trạng nhiễm trùng vết thương rất nguy hiểm.

Bệnh vảy nến và cách điều trị hiệu quả từ thảo dược Đông y

Điều trị vảy nến cần tác động vào căn nguyên, ổn định cơ địa, tăng cường miễn dịch và phục hồi da. Nắm rõ nguyên tắc này, đội ngũ bác sĩ YHCT đầu ngành tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc đã nghiên cứu và hoàn thiện bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang, giải pháp cứu cánh của bệnh nhân vảy nến.

Thanh bì Dưỡng can thang CHẤM DỨT ngứa ngáy, bong tróc do vảy nến, LÀM LÀNH DA, ngăn tái phát HIỆU QUẢ

Thanh bì Dưỡng can thang là bài thuốc chữa viêm da nổi danh của Trung tâm Thuốc dân tộc. Được nghiên cứu bởi đội ngũ chuyên gia đầu ngành, kết tinh giá trị Y học bản địa và Y học cổ truyền, bài thuốc tạo ra bước ĐỘT PHÁ trong điều trị vảy nến, viêm da, giúp hàng ngàn bệnh nhân thoát khỏi cơn ngứa ngáy, bong tróc da, nhanh chóng cân bằng lại cuộc sống. [CHI TIẾT NGUỒN GỐC BÀI THUỐC XEM TẠI ĐÂY]

Thanh bì Dưỡng can thang được kết hợp trong 3 bài thuốc nhỏ: uống, ngâm rửa, bôi ngoài tạo công thức “3 trong 1” ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT. Sự kết hợp này mang lại tác động kép điều trị bên trong làm lành tổn thương bên ngoài, loại bỏ căn nguyên, dưỡng da và ngăn tái phát.

Mỗi bài thuốc nhỏ được hoàn thiện từ hàng chục vị thuốc quý và công thức nhiều bài thuốc bí truyền. Nhờ vậy, giải pháp cho hiệu quả cao, lâu dài, đánh bật gốc vảy nến, tái tạo, phục hồi da, nâng cao chính khí, tăng cường hàng rào bảo vệ da và hệ miễn dịch, ngăn tái phát.

Điều trị vảy nến bằng thảo dược đông y
Phương pháp điều trị vảy nến từ thảo dược

Là thành quả của công trình nghiên cứu và ứng dụng thảo dược Đông y vào trị liệu, phương pháp chữa vảy nến tại Trung tâm sử dụng 100% thảo dược có nguồn gốc dược liệu sạch chuẩn GACP – WHO, an toàn khi sử dụng.

Đặc biệt, người bệnh nhận thấy triệu chứng thuyên giảm ngay từ 7 – 10 ngày đầu tiên sử dụng. Các triệu chứng vảy nến sẽ thuyên giảm từ từ, da được tái tạo và phục hồi 1 cách tự nhiên trong quá trình điều trị sau đó.

Kết quả trên 100 bệnh nhân cho thấy: 83% hồi phục sau 2 tháng, 12% hồi phục sau 3 tháng, 5% thuyên giảm chậm, 100% không tác dụng phụ, ít tái phát sau 1 năm điều trị.

Hiệu quả của bài thuốc sau 1 liệu trình
Hiệu quả của bài thuốc sau 1 liệu trình

Rất đông bệnh nhân đã gửi về Trung tâm Thuốc dân tộc những phản hồi tích cực:

Ông Chu Trần Nhã (57 tuổi) là một trường hợp điển hình, mắc bệnh vảy nến dai dẳng trong suốt 10 năm. Nhờ bài thuốc của Trung tâm Thuốc dân tộc ông đã thoát bệnh, hơn 2 không bị tái phát.

Một trường hợp khác là ông Tiết Quang Tuấn (63 tuổi) lành bệnh nhờ bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang.

Ông Peuker Steffen (55 tuổi, người Đức) cũng đã bị vảy nến nhiều năm, dù dùng qua nhiều cách nhưng chỉ được thời gian ngắn rồi bệnh lại tái phát. Được bạn bè giới thiệu, ông tìm đến Trung tâm Thuốc dân tộc và được kê đơn sử dụng Thanh bì Dưỡng can thang. Kết thúc liệu trình, triệu chứng vảy nến của người đàn ông ngoại quốc đã được kiểm soát.

Tại Trung tâm Thuốc dân tộc, người bệnh được khám chữa bởi bác sĩ YHCT đầu ngành, dịch vụ sắc và giao thuốc tận nhà thuận tiện, khám chữa bệnh chất lượng cao. Mỗi mức độ bệnh vảy nến sẽ được bác sĩ gia giảm vị thuốc và phác đồ điều trị chuyên biệt để đảm bảo hiệu quả. Vì vậy, quý độc giả vui lòng liên hệ trực tiếp với Công ty Thuốc dân tộc để được bác sĩ YHCT đầu ngành tư vấn và hướng dẫn điều trị.

Tham khảo thêm:

Chia sẻ:

Bình luận (33)

  1. Mixi
    Mixi says: Trả lời

    Bé nhà mình mới 7 tuổi mà đã bị vảy nến ròi thì có dùng được thuốc thanh bì dưỡng can thang ko? Trugn tâm tư vấn giúp mình với

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bệnh vảy nến da đầu có lây không? Điều cần biết

Bệnh vảy nến da đầu có lây không? Là vấn đề nhiều bệnh nhân thắc mắc, người bệnh cần sớm…

Bệnh vảy nến có nguy hiểm không? Có chữa được không?

Bệnh vảy nến có nguy hiểm không? Có chữa khỏi hoàn toàn được không là nỗi lo lắng của nhiều…

Gia đình 3 thế hệ thoát căn bệnh vảy nến di truyền nhờ bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang Gia đình 3 thế hệ thoát căn bệnh vảy nến di truyền nhờ bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang

Hồ hởi đến Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc, ông Tiết Quang Tuấn 63 tuổi, ở…

Bệnh vảy nến: Triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa hiệu quả

Bệnh vảy nến là căn bệnh ngoài da mãn tính với 2 – 3% dân số thế giới mắc phải…

Cách trị bệnh vảy nến bằng dầu dừa có khỏi không?

Trị vảy nến bằng dầu dừa mang lại được sự an toàn, lành tính và tiết kiệm chi phí. Phương…

Chia sẻ
Bỏ qua