Viêm Đại Tràng Mãn Tính: Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Quả Tốt
Viêm đại tràng mãn tính là bệnh lý rất dễ gặp, có thể gây ra các vấn đề nguy hiểm nếu không sớm phát hiện và điều trị. Bệnh lý này do đâu mà khởi phát? Cần điều trị và dự phòng như thế nào? Những thông tin được tổng hợp trong bài viết bên dưới sẽ giúp bạn giải đáp các vấn đề này.
Viêm đại tràng mãn tính là gì?
Viêm đại tràng giai đoạn mãn tính là kết quả của nhiều đợt viêm cấp tái phát, lan tỏa hoặc khu trú tại niêm mạc ruột già, gây ra các vết loét. Quá trình điều trị trở nên khó khăn hơn ở giai đoạn này.
Triệu chứng nhẹ có thể là chảy máu đại tràng, nhưng ở mức độ nặng hơn, có thể xuất hiện các vấn đề nghiêm trọng như loét, xuất huyết, áp xe ổ bụng…
Nguyên nhân viêm đại tràng mãn tính là do đâu?
Bệnh có thể phát triển từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng thường là kết quả của các bệnh lý viêm đại tràng khác kéo dài trong thời gian dài. Nguyên nhân bao gồm:
- Điều trị viêm đại tràng cấp tính không triệt để: Nếu viêm đại tràng cấp tính kéo dài từ 3 tháng trở lên, có thể chuyển biến thành mãn tính.
- Bệnh lý đại tràng khác: Mắc phải các bệnh lý như lao đại tràng, crohn mà không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến đại tràng mãn tính.
- Chế độ ăn uống không lành mạnh: Ăn uống không sạch sẽ có thể gây nhiễm vi khuẩn có hại cho đường ruột hoặc làm rối loạn hoạt động của đại tràng.
- Lạm dụng thuốc kháng sinh: Sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh có thể gây tổn thương niêm mạc đại tràng và gây viêm loét.
Với việc tồn tại nhiều nguyên nhân có thể khiến chúng ta bị viêm đại tràng giai đoạn mãn tính như vậy, người bệnh cần xác định rõ vấn đề mình gặp phải là gì. Từ đó chúng ta mới tìm được cách khắc phục hợp lý.
Tham khảo thêm: Polyp đại tràng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Dấu hiệu bị viêm đại tràng mãn tính
Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nặng nhẹ của bệnh, các triệu chứng có thể khác nhau. So với viêm đại tràng cấp tính, viêm mãn tính thường phức tạp và kéo dài hơn. Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp:
- Đau bụng: Thường là đau âm ỉ hoặc đau dữ dội ở phía trái hoặc phải của hố chậu.
- Rối loạn đại tiện: Có thể gặp khó khăn khi đại tiện, có cảm giác muốn đi ngoài nhưng không thể, hoặc ngược lại, bị tiêu chảy hoặc táo bón.
- Phân bất thường: Phân thường dính nhầy và có thể có máu.
- Ngoài ra, có thể xuất hiện các triệu chứng toàn thân như mệt mỏi, chán ăn, sút cân không rõ nguyên nhân, đau nhức xương khớp, khó ngủ, thiếu máu, da xanh xao, chóng mặt, thậm chí là suy giảm trí nhớ.
Bệnh viêm đại tràng mãn tính có nguy hiểm không?
Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như xuất huyết đại tràng, thủng đại tràng, nhiễm trùng máu, áp xe ổ bụng, viêm phúc mạc thứ phát, phình đại tràng nhiễm độc, tắc ruột, ung thư đại tràng… Để tránh các tình huống này, việc phát hiện và điều trị sớm là rất quan trọng.
Những vấn đề trên đều nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong nếu không can thiệp kịp thời. Điều trị bệnh viêm đại tràng càng sớm càng tốt và cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả cao.
Xem ngay: Các biến chứng của bệnh viêm đại tràng mạn tính không được xem nhẹ
Chẩn đoán viêm đại tràng giai đoạn mãn tính
Cũng như với chứng viêm đại tràng thông thường, ở giai đoạn mãn tính, bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng để chẩn đoán bệnh, kiểm tra tiền sử bệnh lý, chế độ ăn uống và sinh hoạt của bạn.
Sau đó, bác sĩ thường tiến hành nội soi đại tràng để theo dõi tình trạng viêm và tổn thương, cũng như lấy mẫu bệnh phẩm để tiến hành sinh thiết và xác định nguyên nhân gây bệnh cũng như tầm soát ung thư.
Ngoài ra, các xét nghiệm máu, phân, nước tiểu, chụp X-quang, CT Scan… cũng được thực hiện để hỗ trợ trong quá trình chẩn đoán và lên phác đồ điều trị.
Tham khảo thêm: Siêu âm đại tràng giúp phát hiện bệnh gì?
Cách điều trị viêm đại tràng mãn tính
Tùy thuộc vào mức độ bệnh mà sẽ có cách trị liệu khác nhau cho từng đối tượng người bệnh. Thông thường, đối với bệnh viêm mãn tính thì dùng thuốc và phẫu thuật là hai phương pháp điều trị chính.
1. Dùng thuốc
Thuốc dùng trong điều trị được chia làm 2 nhóm là thuốc Tây y và thuốc Đông y. Nguyên lý hoạt động của 2 nhóm thuốc này khác nhau và mỗi loại có ưu nhược điểm riêng.
Thuốc Tây y
Với phương pháp của y học hiện đại, bác sĩ sẽ căn cứ vào những tổn thương của đại tràng mà lên toa thuốc cho phù hợp. Hai nhóm thuốc thường được chỉ định trong điều trị bệnh là:
- Thuốc kháng viêm: Corticosteroid, Axit 5-aminosalicylic, Mesalamine, Olsalazine, Sulfasalazine,…
- Thuốc ức chế miễn dịch: Azathioprine, Cyclospoin A, 6-MP, Methotrexate,…
Ngoài ra, bác sĩ có thể sẽ dựa vào nguyên nhân gây bệnh và triệu chứng đi kèm để kê các nhóm thuốc giúp khắc phục những vấn đề đó như:
- Thuốc kháng sinh diệt khuẩn
- Thuốc nhuận tràng
- Thuốc chống tiêu chảy
- Thuốc giảm đau
- Thuốc chống co thắt
- Thuốc sắt trong trường hợp thiếu máu
Các loại thuốc Tây y giúp giảm triệu chứng nhanh chóng nhưng chỉ mang tính tạm thời. Việc tuân thủ liệu trình và liều lượng theo chỉ định của bác sĩ là quan trọng, tránh tự ngưng thuốc khi không thấy triệu chứng.
Thuốc Đông y
Thuốc Đông y an toàn hơn thuốc Tây với thành phần thiên nhiên và hiệu quả lâu dài. Trong y học cổ truyền, viêm đại tràng và các bệnh lý tương tự có 4 nguyên nhân chính:
- Ngoại tà lục lâm: Nhiễm mầm bệnh từ bên ngoài.
- Ẩm thực bất điều: Ăn uống không điều độ.
- Thất tình nội thương: Stress, căng thẳng, áp lực kéo dài.
- Tỳ vị tố hư: Chức năng của Tỳ vị bị suy yếu, khiến cơ thể bệnh tật lâu ngày.
Để điều trị bệnh hiệu quả cần giải quyết được căn nguyên của bệnh, đồng thời gia tăng bồi bổ tỳ vị, điều hòa can vị, từ đó tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa.
2. Phẫu thuật
Phẫu thuật điều trị viêm đại tràng thường được cân nhắc trong các trường hợp sau:
- Thuốc không còn hiệu quả điều trị triệu chứng.
- Tình trạng viêm nhiễm phát triển nhanh gây nguy cơ biến chứng nguy hiểm.
Sau phẫu thuật, một phần hoặc toàn bộ trực tràng có thể được loại bỏ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Điều này được thực hiện để tạo đường đi cho phân bằng cách nối hai đầu còn lại của đại tràng.
Tham khảo thêm: 7 cách chữa viêm đại tràng bằng dân gian được tin dùng
Chăm sóc và dự phòng bệnh viêm đại tràng mãn tính
Ngoài việc tuân thủ phác đồ điều trị từ bác sĩ thì bạn cần thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc và dự phòng. Điều ngày sẽ giúp rút ngắn thời gian điều trị và ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát.
1. Chế độ ăn uống
Khi mắc các bệnh đường tiêu hóa, chế độ ăn uống khoa học là quan trọng. Bổ sung nhóm thực phẩm sau có thể hữu ích:
- Thực phẩm giàu tinh bột.
- Trái cây, rau củ giàu chất xơ.
- Cá, thịt nạc hoặc sữa đậu nành.
- Thực phẩm giàu vitamin C.
- Thực phẩm có hàm lượng kali cao.
Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng hàng ngày. Khi chế biến thực phẩm, cần nấu kỹ để tránh áp lực co bóp cho dạ dày và đường ruột.
Bên cạnh những thực phẩm nên bổ sung thì bạn cũng cần hạn chế một số nhóm thực phẩm sau:
- Đồ chiên xào nhiều dầu mỡ
- Các món không được nấu chín
- Đồ ăn chua cay
- Đồ hộp, thức ăn chế biến sẵn
- Các loại đồ ăn lên men
- Rượu bia và đồ uống có gas hay chứa chất kích thích
2. Chế độ sinh hoạt, lối sống
Để có quá trình điều trị bệnh tốt nhất, bạn cần điều chỉnh thói quen sinh hoạt và chú ý đến các vấn đề sau:
- Tránh áp lực và mệt mỏi từ cuộc sống và công việc.
- Đảm bảo ngủ đủ giấc, đi ngủ trước 11 giờ tối.
- Tránh bỏ bữa và ăn uống đúng giờ.
- Hạn chế sử dụng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm khi không cần thiết.
- Rèn luyện thể chất hàng ngày để tăng cường sức đề kháng.
Viêm đại tràng mãn tính là bệnh phức tạp có thể gây biến chứng nguy hiểm. Hãy tuân thủ phác đồ điều trị và chăm sóc sức khỏe để nhanh chóng hồi phục. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ.
Có thể bạn quan tâm:
- Viêm đại tràng khi mang thai: Cách xử lý & thông tin cần biết
- Viêm đại tràng giả mạc là gì? Chẩn đoán và điều trị
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!