Bị mất ngủ lúc gần sáng do đâu? Làm sao khỏi?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Đỗ Thu Hiền

Bác sĩ điều trị

Mất ngủ lúc gần sáng, khó ngủ, cơ thể mệt mỏi xuất phát từ hàng loạt các nguyên nhân như rối loạn tinh thần, trầm cảm, căng thẳng, stress… Với bệnh lý này, người bệnh nên có biện pháp kiểm soát kịp thời, tránh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Bị mất ngủ lúc gần sáng do đâu?

Theo PGS.TS.BS Ngô Minh Xuân (Hiệu trưởng trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP. Hồ Chí Minh) cho biết: Ở độ tuổi dưới 30, có đến 40% nam giới và 20% nữ giới bị mất ngủ.

Bên cạnh đó, ở độ tuổi ngoài 60, tỉ lệ nam giới bị mất ngủ lên đến 60%, nữ giới 40%. Hiện nay, tỉ lệ bệnh nhân bị mất ngủ không ngừng tăng lên, nhất là ở giới trẻ khiến nhiều người không khỏi lo lắng.

mất ngủ lúc gần sáng
Rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh mất ngủ khi gần sáng

Rất nhiều trường hợp người bệnh bị mất ngủ khi gần sáng khoảng 4 – 5 giờ. Lúc này, bệnh nhân rất dễ gặp phải tình trạng cơ thể mệt mỏi, khó có thể tiếp tục chìm vào giấc ngủ trở lại.

Kèm theo đó, người bệnh còn bị đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn… Nếu gần sáng, người bệnh thường xuyên bị mất ngủ có thể xuất phát từ một số nguyên nhân sau.

1. Rối loạn tinh thần

Hầu hết những bệnh nhân bị rối loạn tinh thần, có nhiều phiền muộn, trầm cảm, căng thẳng, stress quá mức,… sẽ rất dễ bị mất ngủ lúc gần sáng.

Người bệnh thường xuyên trong tình trạng lo lắng, bất an, sức khỏe giảm sút, cơ thể mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt… Với căn bệnh này, bệnh nhân không kiểm soát kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Tham khảo thêm: Kinh nghiệm chữa mất ngủ hiệu quả – Cực đơn giản

2. Gan hoạt động quá công suất

Nếu người bệnh bị mất ngủ vào khoảng thời gian 1h – 3h sáng thì rất có thể gan bạn đã hoạt động quá mức. Đây là khoảng thời gian gan thực hiện nhiệm vụ đào thải các độc tố trong cơ thể ra ngoài.

Một khi chức năng gan không được đảm bảo, các chất độc trong cơ thể không được đẩy ra ngoài sẽ khiến bệnh nhân sẽ bị mất ngủ thường xuyên.

3. Chức năng phổi suy giảm

Vào khoảng thời gian 3h – 5h sáng, phổi sẽ hoạt động mạnh để đào thải chất độc. Nếu chức năng phổi của người bệnh yếu, không đảm bảo sẽ khiến bệnh nhân bị ho dữ dội, khó thở.

Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến cho người bệnh thường xuyên khó ngủ vào lúc gần sáng. Nếu tình trạng ho diễn ra trong thời gian dài sẽ càng khiến bạn bị mất ngủ nhiều hơn. 

bệnh phổi gây khó ngủ
Người bệnh thức giấc khi gần sáng và khó ngủ lại có thể là dấu hiệu khi phổi hoạt động quá mức

4. Chế độ ăn uống thiếu khoa học

Người bệnh thức giấc vào khoảng 5h – 7h sáng rất có thể chế độ ăn uống của bạn không đảm bảo. Bệnh nhân ăn uống quá muộn, sau khi ăn xong ngồi một chỗ và không hoạt động, ăn quá nhiều sẽ khiến cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng không kịp.

TÌnh trạng này gây ảnh hưởng đến sức khỏe, gây đầy bụng, mất ngủ, ngủ không ngon giấc.

5. Sử dụng thiết bị di động

Xem phim, tivi, máy tính, điện thoại,… là nguyên nhân khiến cho người bệnh thường xuyên bị mất ngủ lúc gần sáng. Ánh sáng phát ra từ các thiết bị này sẽ khiến cho não bộ bị ảnh hưởng.

Não sẽ hoạt động như khi bệnh nhân đang làm việc bình thường. Đồng thời, mắt tiếp xúc quá lâu với ánh sáng xanh sẽ gây rối loạn giấc ngủ, mất ngủ triền miên.

Tham khảo thêm: Mất ngủ là dấu hiệu của bệnh gì? Cảnh giác các bệnh lý nguy hiểm

6. Làm việc quá khuya

Những người làm việc quá khuya sẽ khiến đầu óc căng thẳng. Nếu tập trung và làm việc nhiều sẽ khiến sóng “beta” trong não bộ phát ra trong thời gian dài.

Tình trạng này làm cho bệnh nhân có cảm giác bồn chồn, bất an, khó ngủ, ngủ không sâu giấc… Não bộ cần có thời gian để nghỉ ngơi mới phục hồi lại và khiến người bệnh mất ngủ lúc gần sáng.

làm việc quá khuya
Làm việc quá khuya khiến các cơ quan trong cơ thể hoạt động không đúng cách, gây rối loạn chức năng

7. Ăn thực phẩm có hại cho sức khỏe

Thường xuyên sử dụng các chất kích thích, rượu, bia, thuốc lá,… cũng khiến bệnh nhân bị mất ngủ khi gần sáng và khó ngủ lại được.

Ngoài ra, một số loại thực phẩm chứa nhiều chất béo, đường, đồ uống có cồn,… rất dễ khiến cho chất melatonin (hoocmon điều chỉnh giấc ngủ) tăng lên, gây mất tập trung, ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ.

Tham khảo thêm: Mắt thâm quầng vì mất ngủ – Cách cải thiện và lưu ý

Làm gì để khắc phục mất ngủ lúc gần sáng?

Mất ngủ khi gần sáng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn có thể gây ra các căn bệnh nguy hiểm như rối loạn thần kinh, bệnh tim mạch, bệnh phổi… và có thể dẫn đến tử vong nếu kéo dài. Một số biện pháp có thể áp dụng để cải thiện tình trạng này là:

  • Ngay khi nhận thấy bản thân bị mất ngủ, bệnh nhân nên tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời
  • Không nên kiểm tra đồng hồ khi ngủ: Việc kiểm tra đồng hồ thường xuyên sẽ khiến cho bạn bị phân tâm, lo lắng và khó đi vào giấc ngủ, não bộ sẽ tỉnh táo và hoạt động như khi đang làm việc. 
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, không nên ăn quá nhiều, ăn quá khuya và ăn những loại thực phẩm không tốt cho cơ thể như chất béo, đường, thức ăn cay nóng,…
  • Ngủ đúng giờ, không được thức quá khuya, cần phải đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày.
  • Không được sử dụng điện thoại và một số thiết bị điện tử trước khi ngủ.
  • Nếu mắc một số bệnh lý liên quan đến gan, tim, phổi,… hãy tiến hành chữa trị dứt điểm để giúp có giấc ngủ ngon hơn
  • Chà đôi tai của bạn: Người bệnh sử dụng ngón tay cái và ngón tay trỏ để chà xát đỉnh tai, vị trí chỗ lõm gần khuôn mặt. Cách làm này sẽ kích thích huyệt đạo ở tai giúp người bệnh dễ dàng đi vào giấc ngủ ngon hơn.
  • Người bệnh nên ngồi im nếu bị mất ngủ lúc gần sáng. Tốt nhất, bạn nên tìm một chiếc ghế để có thể ngồi thoải mái và thư giãn đầu óc. Nghe một bản nhạc là cách giúp bạn có thể dễ ngủ hơn.
  • Nằm yên trong bóng tối: Nếu đã thức giấc, bạn hãy nằm thư giãn, không nên bật điện thoại, ti vi vì chúng càng khiến bạn mất ngủ thêm.
  • Xoa bóp má và massage mắt là cách giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ trở lại
  • Đi lại và thực hiện một số động tác vận động nhẹ nhàng để giúp cơ thể thư giãn, dễ ngủ hơn
  • Áp dụng một số cách xông hơi để giúp thư giãn đầu óc, cơ thể khỏe mạnh hơn, giảm thiểu căng thẳng, stress
  • Không nên làm việc quá nhiều, tạo áp lực cho bản thân trong thời gian dài
mất ngủ lúc gần sáng
Chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp người bệnh ngủ ngon hơn, không bị thức giấc giữa đêm

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất ngủ lúc gần sáng, thường là do bệnh lý và một số thói quen sinh hoạt gây nên. Bạn có thể áp dụng một số biện pháp tại nhà để cải thiện, nhưng nếu người bệnh vẫn bị mất ngủ thường xuyên, cần tìm đến bác sĩ để được thăm khám và có biện pháp điều trị bài bản, khoa học, ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm.

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 08:59 - 19/04/2024 - Cập nhật lúc: 11:27 - 19/04/2024
Chia sẻ:
Nguồn gốc bài thuốc Định tâm An thần thang kỳ 3 Kỳ 3: Hoàn thiện bài thuốc Định tâm An thần thang thế hệ 2 đặc trị mất ngủ hàng triệu người tin dùng

Sau nhiều năm tâm huyết nghiên cứu, tìm ra nút thắt quan trọng là bài thuốc Quy tỳ thang của…

Dùng hoa hòe chữa mất ngủ đúng cách – Ngủ say tới sáng

Mẹo dùng hoa hòe chữa mất ngủ được nhiều người áp dụng vì vừa có tác dụng cải thiện chất…

Vì sao ăn socola mất ngủ? Cách ăn tốt cho sức khỏe Vì sao ăn socola mất ngủ? Cách ăn tốt cho sức khỏe

Ăn socola mất ngủ là một hiện tượng không hiếm gặp, khi hàm lượng caffeine và các chất kích thích…

Khó ngủ vì suy nghĩ nhiều – Cách giảm căng thẳng, dễ ngủ

Khó ngủ vì suy nghĩ nhiều có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần và thể…

Nguyên nhân và điều trị rối loạn giấc ngủ không thực tổn Rối loạn giấc ngủ không thực tổn là gì? Cách điều trị

Ngủ đủ giấc là điều kiện cần thiết giúp tối ưu hóa sức khỏe và cung cấp năng lượng hỗ…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua