Có thuốc co búi trĩ lên không? Loại nào tốt hiện nay?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Thuốc co búi trĩ thường được sử dụng trong trường hợp trĩ nội, trĩ ngoại ở mức độ 1 và 2. Thuốc được bào chế ở nhiều dạng như thuốc bôi ngoài, thuốc uống và thuốc đặt trực tràng. Các loại thuốc co búi trĩ phổ biến trên thị trường gồm thuốc chữ A, kem bôi Rectostop, thuốc Preparation H,…

Có thuốc làm co búi trĩ không?

Búi trĩ không chỉ làm phát sinh cảm giác khó chịu và đau đớn khi ngồi mà còn gây khó khăn khi đại tiện. Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại thuốc điều trị, trong đó có nhóm thuốc làm co búi trĩ.

Có thuốc làm co búi trĩ không?
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc làm co búi trĩ giúp giảm hiệu quả tình trạng bệnh.

Nhóm thuốc này sử dụng các thảo dược thiên nhiên hoặc một số hóa chất tổng hợp nhằm giảm viêm và co mạch máu. Từ đó hỗ trợ giảm kích thước búi trĩ, cải thiện tình trạng đau nhức và sưng nóng ở hậu môn.

Tuy nhiên các loại thuốc này chỉ đem lại cải thiện đối với bệnh trĩ mới khởi phát, trĩ độ 1 và 2. Với các trường hợp búi trĩ có kích thước lớn và sưng đau nghiêm trọng, bạn nên lựa chọn các bài thuốc đặc trị bệnh tận gốc hoặc đến bệnh viện để thực hiện các thủ thuật ngoại khoa.

TOP 10 loại thuốc Tây y làm co búi trĩ tốt nhất hiện nay

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc làm co búi trĩ. Trong số đó, nổi bật với 10 loại thuốc được nhiều người tin dùng bởi sự hiệu quả và an toàn mà thuốc mang lại. 

1. Thuốc co búi trĩ chữ A

Thuốc co búi trĩ chữ A là dược phẩm của Công ty dược phẩm Amato và có xuất xứ từ Nhật Bản. Thuốc được bào chế ở dạng bôi ngoài có kết cấu trong suốt và không có mùi.

Thành phần chính: 

  • Lidokaine, Prednissolone và Allantoin: Có khả năng chống khuẩn, chống viêm, làm dịu da và giảm đỏ, ngứa rát.
  • Vitamin E: Giúp kích thích tuần hoàn máu, cũng như hỗ trợ trong việc co búi trĩ.
Thuốc co búi trĩ chữ A
Thuốc co búi trĩ chữ A có kết cấu không mùi, không màu, chứa vitamin E, Lidocaine và Prednisolone.

 Công dụng:

  • Làm dịu vùng hậu môn sưng nóng và đau nhức.
  • Cải thiện triệu chứng chảy máu và đau đớn khi đại tiện.
  • Hỗ trợ làm co mạch máu, giảm viêm và kích thước của búi trĩ.

Thận trọng:

  • Không dùng cho trẻ nhỏ.
  • Tham khảo ý kiến trước khi dùng cho phụ nữ mang thai.
  • Không sử dụng thuốc khi búi trĩ có dấu hiệu bội nhiễm.

Giá tham khảo: 420.000 – 440.000 VNĐ/ tuýp 20g.

Đọc thêm: 11 Thuốc Chữa Bệnh Trĩ Hiệu Quả Hiện Nay và Giá Bán

2. Thuốc hỗ trợ làm teo búi trĩ Rectostop

Thuốc bôi Rectostop được nhập khẩu từ Phần Lan. Thành phần của thuốc là sự kết hợp giữa các hoạt chất hóa học và thảo dược tự nhiên. Ngoài ra, thuốc còn được dùng để chữa trĩ cho bà bầu, rất an toàn và lành tính.

Thành phần chính: 

  • Hạt dẻ ngựa: Chứa Aescin có tác dụng kháng viêm và tăng cường sức mạnh cho mạch máu, giúp búi trĩ co lại từ từ.
  • Cây phỉ: Chứa nhiều tannins, có khả năng làm khô, làm lành và giảm sưng viêm ở búi trĩ.
  • Panthenol: Khi vào cơ thể, sẽ chuyển hóa thành acid pantothenic, giúp tái tạo tế bào da tổn thương nhanh chóng.
  • Oxit kẽm: Có tác dụng làm mát da, giảm đau và ngăn ngừa tổn thương ở niêm mạc hậu môn.

Công dụng:

  • Cầm máu, chống viêm và hỗ trợ làm co búi trĩ.
  • Giảm đau rát và chảy máu khi đại tiện.
  • Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị tình trạng nhiễm trùng ở vùng hậu môn.
  • Hỗ trợ làm giảm táo bón và giảm áp lực lên trực tràng khi đi cầu.

Thận trọng:

  • Xuất huyết trực tràng không rõ nguyên nhân.
  • Người mẫn cảm với bất cứ thành phần nào trong thuốc.

Giá tham khảo: 220.000 – 250.000 VNĐ/ tuýp 5ml.

3. Thuốc bôi trĩ Titanoreine

Thuốc bôi trĩ Titanoreine có nguồn gốc từ Pháp, được sản xuất trên dây chuyền khép kín và đạt các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về chất lượng. Thuốc được sử dụng trong quá trình điều trị bệnh trĩ và một số bệnh lý về hậu môn khác như táo bón, nứt kẽ hậu môn,…

Thành phần chính: 

  • Carraghenates: Giúp bôi trơn và cải thiện táo bón, giúp việc điều tiết phân dễ dàng hơn.
  • Kẽm oxit: Kháng khuẩn và khả năng làm se da, hỗ trợ co búi trĩ.
  • Titanium dioxide: Chống khuẩn và chống nấm, giúp ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn và nấm ở vùng hậu môn trực tràng.
  • Lidocain: Giúp làm giảm cảm giác đau bằng cách ngăn chặn dẫn truyền xung thần kinh.

Công dụng:

  • Hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh trĩ nội, trĩ ngoại
  • Giảm hiện tượng sưng tấy và viêm ở hậu môn do búi trĩ gây ra.
  • Hỗ trợ làm co mạch máu và giảm kích thước búi trĩ.
  • Kháng viêm, giảm đau và chống ngứa.

Thận trọng:

  • Không sử dụng cho người quá mẫn cảm với các thành phần trong thuốc.
  • Không dùng cho bệnh trĩ ở mức độ 3, 4.
  • Trẻ nhỏ dưới 12 tuổi và phụ nữ mang thai có thể dùng thuốc. Tuy nhiên cần tham khảo ý kiến bác sĩ để biết liều dùng cụ thể.
Thuốc bôi trĩ Titanoreine
Thuốc bôi Titanoreine có nguồn gốc từ Pháp, được sử dụng trong điều trị bệnh trĩ và nứt kẽ hậu môn.

Giá tham khảo: 250.000 VNĐ/ tuýp 20g.

4. Thuốc co búi trĩ Preparation H

Preparation H là thuốc bôi búi trĩ được sản xuất bởi Tập đoàn dược phẩm Fizer – Mỹ. Thuốc được dùng trong điều trị bệnh trĩ cấp tính, nứt kẽ hậu môn, táo bón mãn tính gây đau rát, xây xát và chảy máu khi đại tiện.

Thành phần chính: 

  • Phenylephrine HCl: Giảm sưng, đau và ngứa ở vùng hậu môn.
  • Dầu khoáng: Giảm viêm ở mức độ nhẹ với trĩ nội và trĩ ngoại. Giảm đau bằng cách làm giảm co thắt của cơ trơn ống hậu môn.
  • Một số thành phần tự nhiên như nha đam, cây phỉ Witch Hazel, Pramoxin, Hydrocortisone, dầu gan cá mập, sáp ong trắng, Propylparaben và methylparaben: Có khả năng chữa trị trĩ một cách hiệu quả.

Công dụng:

  • Hỗ trợ làm co búi trĩ đang sưng nóng và cải thiện tình trạng sa búi trĩ.
  • Tạo lớp màng bảo vệ vùng hậu môn – trực tràng, giảm nhanh tình trạng viêm, ngứa và nóng rát.
  • Gây tê và giảm nhanh tình trạng đau rát sau khi đại tiện.

Thận trọng:

  • Phụ nữ đang mang thai và cho con bú.
  • Người bị cao huyết áo hoặc mắc các bệnh về tim mạch.
  • Ngưng sử dụng nếu không có cải thiện sau 7 ngày dùng thuốc.

Giá tham khảo: 350.000 VNĐ/ tuýp 26g.

5. Thuốc Hemorrhostop làm teo búi trĩ

Thuốc Hemorrhostop điều trị bệnh trĩ được bào chế ở dạng kem bôi. Thành phần trong thuốc được chiết xuất từ thiên nhiên, có tác dụng làm dịu vùng hậu môn sưng đau và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ.

Thành phần chính:

  • Dầu hạt nho: Oligameric và Proanthocyanidins trong dầu hạt nho có đặc tính chống oxy hóa mạnh, giúp tăng cường sức đề kháng và cải thiện độ bền của mao mạch.
  • Chiết xuất keo ong: Keo ong có tác dụng bảo vệ niêm mạc, tăng tốc độ hồi phục vết thương và ức chế sự phát triển của vi khuẩn.
  • Tinh chất bạc hà: Bạc hà có tác dụng làm mát, giảm sưng nóng, kích ứng và kháng viêm nhẹ.
  • Bơ hạt mỡ: Bơ hạt mỡ chứa hàm lượng vitamin E dồi dào, có tác dụng dưỡng ẩm và bảo vệ tế bào.
  • Nha đam: Các hoạt chất chống oxy hóa trong nha đam có khả năng chống viêm, làm dịu niêm mạc và ức chế hoạt động của một số vi khuẩn gây hại.

Công dụng:

  • Cải thiện lưu thông máu nhằm hạn chế tình trạng xung huyết và hỗ trợ làm co búi trĩ.
  • Đẩy nhanh quá trình hồi phục các tế bào ở trực tràng và hậu môn.
  • Ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng búi trĩ.
  • Giảm đau rát, ngứa ngáy và chảy máu khi đại tiện.
Thuốc Hemorrhostop làm teo búi trĩ
Hemorrhostop là thuốc bôi làm co búi trĩ có chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên.

Thận trọng: 

  • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Tránh sử dụng cho các đối tượng mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc. 

Giá tham khảo:

  • 680.000 VNĐ/ tuýp 100ml.
  • 375.000 VNĐ/ tuýp 65ml.

6. Cotripro gel giảm sưng và đau búi trĩ

Cotripro gel là thuốc làm co búi trĩ của Công cổ phần Dược phẩm Thái Minh. Thuốc được bào chế ở dạng gel bôi ngoài, có tác dụng giảm đau rát và hỗ trợ làm co búi trĩ. Thuốc không chỉ được dùng cho người bị trĩ mà còn dùng cho các trường hợp đau rát hậu môn do táo bón mãn tính, nứt kẽ hậu môn hoặc do tiêu chảy kéo dài.

Thành phần chính: 

  • Tinh chất Nghệ: Hàm lượng vitamin E, C và Curcumin trong nghệ có tác dụng chống oxy hóa, làm bền mạch máu và nâng cao sức khỏe. Ngoài ra nghệ còn có tác dụng sát trùng và ức chế tình trạng nhiễm trùng.
  • Cao Lá lốt: Lá lốt có tác dụng giảm đau, chống viêm và sát trùng.
  • Cao Ngải cứu: Ngải cứu có tác dụng hoạt huyết, cầm máu và giảm viêm.

Công dụng:

  • Giảm hiện tượng sưng viêm và nóng rát ở vùng hậu môn.
  • Ngăn ngừa nhiễm khuẩn búi trĩ.
  • Hỗ trợ làm co búi trĩ và hạn chế tình trạng xuất huyết.

Thận trọng:

  • Không dùng cho mẫn cảm với thành phần của thuốc.
  • Thận trọng khi sử dụng cho các trường hợp xuất huyết trực tràng không rõ nguyên do.

Giá tham khảo: 280.000 – 300.000 VNĐ/ tuýp 25g.

7. Kem bôi Proctolog làm co búi trĩ

Kem bôi Proctolog được sản xuất bởi Công ty Farmea Pháp. Thuốc được dùng trực tiếp lên vùng hậu môn – trực tràng để làm giảm các triệu chứng khó chịu như ngứa, đau rát, chảy máu,…

Thành phần chính: 

  • Trimebutine
  • Ruscogenins
  • Tá dược vừa đủ.

Công dụng:

  • Cải thiện tình trạng ngứa, đau rát và viêm ở vùng hậu môn.
  • Xoa dịu cơn đau nhức, sưng nóng và chảy máu sau khi đại tiện.
  • Tăng độ bền tĩnh mạch, giảm sung huyết và hỗ trợ làm co búi trĩ bị sa.
  • Thúc đẩy tiến trình hồi phục các tế bào bị tổn thương.
  • Cải thiện triệu chứng tiêu chảy và táo bón.
Kem bôi Proctolog làm co búi trĩ
Kem bôi Proctolog chứa Trimebutin – tác dụng điều hòa nhu động ruột giúp làm giảm táo bón và tiêu chảy.

Thận trọng:

  • Trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và người cao tuổi không tự ý dùng thuốc.
  • Không dùng cho các trường hợp từng bị dị ứng với Trimebutin.

Giá tham khảo: 60.000 – 65.000 VNĐ/ tuýp 20g.

Gợi ý: 10 Cách Chữa Bệnh Trĩ Sau Sinh Hiệu Quả Và An Toàn Nhất

8. Viên uống Bonivein giảm kích thước búi trĩ

Viên uống Bonivein là dược phẩm của Công ty Dược phẩm Botania – Canada. Loại thuốc này được sử dụng để điều trị các tình trạng suy hoặc phình tĩnh mạch như bệnh trĩ, viêm giãn tĩnh mạch chân,…

Thành phần chính:

  • Hạt dẻ ngựa: Giảm suy giãn tĩnh mạch và sưng viêm, cải thiện độ đàn hồi của mạch máu.
  • Rutin: Tăng sức bền cho thành mạch, tăng trương tĩnh mạch và cải thiện sức khỏe mao mạch.
  • Diosmin: Tăng độ bền của thành mạch và giảm ứ máu trong búi trĩ.
  • Hesperidin: Giảm sưng viêm, củng cố thành mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh về thành mạch.
  • Lý chua đen: Giúp ổn định độ đàn hồi của mạch máu, huyết áp và tăng sức đề kháng.
  • Hạt nho: Chống oxy hóa, bảo vệ thành mạch và giảm phù do suy giãn tĩnh mạch.
  • Vitamin C: Tăng độ bền của thành mạch.

Thuốc còn chứa một số những thành phần khác như: Bạch quả, đậu chổi, vỏ thông,… đều có tác dụng hiệu quả trong việc hỗ trợ co búi trĩ. 

Công dụng:

  • Ngăn ngừa các biến chứng của bệnh trĩ như nứt kẽ hậu môn, sa trực tràng, xuất huyết búi trĩ,…
  • Cải thiện triệu chứng sưng nóng, đau rát và ngứa do búi trĩ gây ra.
  • Hỗ trợ thu nhỏ kích thước búi trĩ.
  • Tăng sức bền tĩnh mạch và làm giảm các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chân.

Thận trọng:

  • Không dùng cho người huyết áp cao và người mắc các bệnh về tim mạch.
  • Phụ nữ mang thai không nên dùng thuốc.
  • Người quá mẫn với bất cứ thành phần nào trong viên uống Bonivein.

Giá tham khảo:

  • 210.000 VNĐ/ lọ 30 viên.
  • 380.000 VNĐ/ lọ 60 viên.

9. Thuốc trĩ Tomoko

Thuốc trĩ Tomoko là dược phẩm của Công ty cổ phẩn Dược Trung Ương Mediplantex – Việt Nam. Thuốc được bào chế ở dạng viên nang cứng với thành phần chiết xuất từ 100% thiên nhiên.

Thành phần chính:

  • Hoa hòe: Hàm lượng Rutin trong hoa hòe có tác dụng làm bền thành mạch, giảm tính thấm mao mạch và chống co thắt. Do đó dược liệu này có tác dụng nhuận tràng và hỗ trợ làm co kích thước búi trĩ.
  • Hoàng cầm: Hợp chất thực vật Baicalin trong hoàng cầm có tác dụng giảm đau, sát trùng và cầm máu. Dược liệu này giúp cải thiện tình trạng xuất huyết búi trĩ và ngăn ngừa nhiễm trùng. 
  • Đương quy: Vitamin B12 và các axit amin trong dược liệu này có tác dụng hoạt huyết, chống viêm và nhuận tràng. Đương quy có thể điều trị chứng táo bón và lòi dom.

Công dụng:

  • Giảm các triệu chứng của bệnh trĩ như ngứa rát, đau, chảy máu, khó chịu,…
  • Làm mềm phân và tăng nhu động ruột, từ đó làm giảm táo bón và giảm áp lực lên trực tràng khi đi tiêu.
  • Ngăn ngừa biến chứng của bệnh trĩ và phòng ngừa trĩ tái phát.
Thuốc trĩ Tomoko
Thuốc trĩ Tomoko có dạng viên nang cứng và  được bào chế từ các dược liệu thiên nhiên.

Thận trọng: 

  • Phụ nữ mang thai và cho con nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc.
  • Không dùng Tomoko cho người mẫn cảm với các dược liệu có trong thuốc.

Giá tham khảo:

  • 180.000 VNĐ/ hộp 3 vỉ x 10 viên.
  • 350.000 VNĐ/ hộp 6 vỉ x 10 viên.
  • 600.000 VNĐ/ hộp 10 vỉ x 10 viên.

10. Thuốc đạn đặt trĩ Borraginol A

Thuốc đạn đặt trĩ Borraginol A có xuất xứ từ Nhật Bản. Thuốc được sử dụng cho các trường hợp trĩ nội mức độ 1 và 2.

Thành phần chính:

  • Lidocaine (60mg): Giảm đau, ngứa rát.
  • Prednisolone acetate ester (1mg): Kháng viêm giúp giảm sưng và chảy máu.
  • Vitamin E (50mg): Cải thiện tuần hoàn máu và giảm chứng xuất huyết.
  • Allantoin (20mg): Làm lành các vết trầy xước do cọ xát từ búi trĩ.

Công dụng:

  • Gây tê vùng niêm mạc trực tràng, từ đó giảm cảm giác đau và ngứa.
  • Hạn chế hiện tượng viêm và ngăn ngừa chảy máu sau khi đi đại tiện.
  • Giảm xung huyết và thu nhỏ kích thước búi trĩ,
  • Ngăn ngừa biến chứng xuất huyết búi trĩ và nứt kẽ hậu môn.

Thận trọng:

  • Phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 15 và người dị ứng với thành phần trong thuốc không nên sử dụng.
  • Nếu không nhận thấy cải thiện sau 7 ngày dùng thuốc, nên ngưng sử dụng và thông báo với bác sĩ trong thời gian sớm nhất.

Giá tham khảo: 650.000 VNĐ/ hộp x 10 viên.

Cách sử dụng thuốc làm co búi trĩ

Khi được kê các đơn thuốc này, người bệnh phải chú ý dùng đúng theo chỉ định của bác sĩ để có hiệu quả tốt nhất và tránh những biến chứng không mong muốn.

1. Thuốc dạng viên uống

Thuốc dạng viên uống thường được dùng bằng cách nuốt trực tiếp với nước lọc. Tùy vào loại thuốc, bạn có thể uống trước hoặc sau khi ăn.

Thuốc dạng viên uống làm co búi trĩ
Sử dụng thuốc viên bằng đường uống, có thể dùng trước hoặc sau khi ăn.

Mặc dù thuốc dạng viên có cách sử dụng đơn giản nhất nhưng đây là dạng bào chế dễ gây ra tác dụng phụ và tương tác. Để giảm thiểu rủi ro khi sử dụng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có ý định dùng phối hợp với các loại thuốc khác.

2. Thuốc dạng bôi ngoài

Thuốc dạng bôi ngoài thường có kết cấu dạng kem, gel hoặc dạng thuốc mỡ.

Cách sử dụng thuốc co búi trĩ dạng bôi:

  • Đi đại tiện trước khi dùng thuốc, sau đó ngâm rửa hậu môn với nước ấm.
  • Rửa sạch tay với xà phòng và có thể đeo bao tay để đảm bảo vệ sinh.
  • Tháo nắp thuốc và lấy một lượng thuốc vừa đủ.
  • Thoa trực tiếp lên vùng hậu môn và búi trĩ sa, đợi thuốc khô hoàn toàn trước khi mặc quần áo.
  • Nếu bị trĩ nội, bạn nên cho thuốc vào dụng cụ và bơm trực tiếp vào trực tràng.
  • Giữ nguyên vị trí trong 1 – 2 phút để thuốc thẩm thấu.
  • Vệ sinh dụng cụ sau mỗi lần sử dụng.
  • Tránh đại tiện trong ít nhất 2 – 3 giờ sau khi thoa thuốc.

3. Thuốc đạn/ thuốc đặt hậu môn

Thuốc đạn còn được gọi là thuốc đặt hậu môn. Thuốc được hấp thu qua tĩnh mạch và niêm mạc trực tràng. So với thuốc uống, thuốc đặt có mức độ hấp thu tốt nhưng ít chuyển hóa qua gan và thận nên có độ an toàn khá cao.

Thuốc đạn/ thuốc đặt hậu môn co búi trĩ
Nên cho thuốc đặt vào ngăn mát tủ lạnh trong 5 – 10 phút trước khi đặt vào trực tràng.

Cách sử dụng thuốc làm co búi trĩ dạng đặt:

  • Cho thuốc đặt vào ngăn mát tủ lạnh trong 5 – 10 phút trước khi dùng.
  • Đại tiện và rửa sạch hậu môn trước khi đặt.
  • Bóc vỏ thuốc, có thể làm ướt thuốc với 1 ít nước.
  • Nằm nghiêng và đặt thuốc vào bên trong trực tràng (khoảng 1 – 2cm).
  • Giữ nguyên tư thế để thuốc thẩm thấu vào niêm mạc.
  • Vệ sinh tay sau khi đặt thuốc.

Xem thêm: 6 Thực Phẩm Chức Năng Chữa Bệnh Trĩ – Cách Dùng Và Giá Bán 

Những lưu ý khi dùng thuốc làm co búi trĩ

Sử dụng thuốc co búi trĩ có thể giảm các triệu chứng ở hậu môn như sưng nóng, đỏ, ngứa ngáy và chảy máu, đồng thời hỗ trợ thu nhỏ kích thước của búi trĩ sa.

Những lưu ý khi dùng thuốc làm co búi trĩ
Phụ nữ mang thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc co búi trĩ – ngay cả thuốc dạng bôi ngoài.

Tuy nhiên trước khi dùng loại thuốc này, bạn nên lưu ý một số thông tin sau đây:

  • Thuốc làm co búi trĩ dạng bôi ngoài có thể gây ra một số tác dụng phụ như châm chích, khó chịu trong vài ngày đầu mới sử dụng. Nếu triệu chứng này không thuyên giảm, bạn nên ngưng dùng thuốc để tránh các rủi ro phát sinh.
  • Người bị suy thận, gan, huyết áp, mắc các bệnh tim mạch, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc co búi trĩ.
  • Thuốc làm co búi trĩ thường đem lại kết quả chậm vì vậy cần sử dụng trong một thời gian dài. Với những trường hợp trĩ ở mức độ nghiêm trọng, nên thăm khám để kịp thời can thiệp các biện pháp ngoại khoa.
  • Cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng khoa học, kiểm soát cân nặng, vệ sinh đúng cách và luyện tập thường xuyên để hỗ trợ quá trình điều trị.
  • Với các trường hợp bị tiêu chảy, nên dùng thuốc dạng viên uống. Tiêu chảy nhiều lần có thể làm giảm mức độ hấp thu của các loại thuốc dạng đặt và thuốc bôi ngoài.

Tuy nhiên, thuốc làm co búi trĩ Tây y trên đây sẽ không có hiệu quả trong tất cả các trường hợp. Khi bệnh đã trở nên mãn tính và cơ thể có tình trạng kháng thuốc, người bệnh nên tìm giải pháp khác biệt hiệu quả hơn.

Đa số các loại thuốc co búi trĩ đều mang lại hiệu quả và cải thiện được tình trạng bệnh cho người sử dụng, nhưng vẫn sẽ tồn tại những rủi ro đối với một số trường hợp. Vì vậy, trước khi sử dụng, bệnh nhân nên tham khảo qua ý kiến bác sĩ về việc dùng thuốc để đảm bảo an toàn.

Có thể bạn quan tâm: 

Ngày đăng 12:59 - 21/04/2024 - Cập nhật lúc: 15:00 - 24/05/2024
Chia sẻ:
Bệnh nhân khỏi hẳn chỉ sau 1 tháng điều trị bệnh trĩ tại Thuốc dân tộc đến cảm ơn và chúc tết bác sĩ

Bất ngờ khi mang trong mình căn bệnh trĩ quái ác, hẳn ai cũng đều cảm thấy vô cùng bế…

Không phải lúc nào dùng thuốc cũng sẽ điều trị khỏi bệnh trĩ. Bệnh trĩ uống thuốc có hết không? Giải đáp từ chuyên gia

Bệnh trĩ uống thuốc có hết không? Tham khảo bài phân tích chi tiết về hiệu quả của việc uống…

Thuốc bôi trĩ Hemopropin ai nên dùng? Cách sử dụng & Giá bán

Thuốc bôi trĩ Hemopropin được sản xuất dưới dạng kem, có tác dụng giúp tạo màng bảo vệ, làm giảm…

Sa búi trĩ là gì – Làm sao để búi trĩ thụt vào khi lòi ra ngoài?

Sa búi trĩ là tình trạng búi trĩ bị đẩy ra ngoài và xuống khu vực hậu môn khi đi…

Lá lốt có chữa được bệnh trĩ không? Cách thực hiện

Dùng lá lốt chữa bệnh trĩ là biện pháp điều trị được lưu truyền từ dân gian. Cách này đã…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua