Kỳ II: Giải Mã Vị Thuốc Có Nhựa Đỏ Như Máu Và Nhiều Bí Dược Trong Cốt Thuốc Xương Khớp Của Người Tày
Trở về Hà Nội với cốt thuốc nguyên bản (mẫu thuốc khô và tươi) được thầy lang Ma Văn Thân trao tận tay, đội ngũ bác sĩ nghiên cứu bắt tay vào phân tích, nghiên cứu các thành phần dược tính của các vị thuốc. Theo thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Lê Hữu Tuấn, trong quá tình nghiên cứu biện chứng, thực chứng trong phòng thí nghiệm, đội ngũ bác sĩ nghiên cứu đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác vì giá trị dược tính đối với bệnh xương khớp mà bài thuốc sở hữu.
Bất ngờ trước hiệu quả từ cây thuốc Thau pú lùa và tầm gửi từ bài thuốc của người Tày
Trong cốt thuốc đau xương của người Tày có hai vị thuốc chủ là Thau pú lùa và Cây tầm gửi mà người Tày gọi là phác. Thau pú lùa theo tiếng Tày thực chất là vị thuốc Kê huyết đằng đứng đầu bảng bổ huyết, hoạt huyết, mạnh gân cốt đã được sử dụng trong nhiều bài thuốc Y học cổ truyền chủ trị bệnh xương khớp. Tầm gửi cũng là vị thuốc được sử dụng nhiều trong các bài thuốc xương khớp với công dụng giảm đau, kháng viêm.
Tuy nhiên, quá trình phân tích, nghiên cứu dược tính của các vị thuốc trong cốt thuốc của người Tày lại có giá trị dược tính vượt trội hơn hẳn. Trong thân, lá, rễ của các vị thuốc này chứa một lượng lớn các hoạt chất Glucosamine, collagen, chondroitin, canxi, tannin, các chất chống oxy hóa và nhiều hoạt chất có tác dụng kích thích sản sinh, tái tạo nguyên bào xương, tái tạo sụn khớp, sản sinh dịch nhầy sụn khớp.
Theo thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Lê Hữu Tuấn: “Sở dĩ các vị thuốc trên có dược tính dồi dào như vậy là do các cây thuốc được lấy trong rừng sâu, sinh trưởng tự nhiên, lâu năm. Những cây thau pú lùa dùng để làm thuốc tốt lên đến vài chục năm tuổi, thậm chí có những cây thuốc quý hàng trăm năm tuổi mà chúng tôi được tận mắt nhìn thấy. Thau pú lùa tốt khi chặt ra ứa ra dòng nhựa đỏ như máu rất quý hiếm. Các loại tầm gửi mà xưa nay chúng ta dùng là các loại thường gặp như tầm gửi cây hồng, tầm gửi cây gạo có giá trị dược tính tốt nhưng so với những loại tầm gửi mà người Tày sử dụng được lấy trong rừng, trên những thân cây gỗ cổ thụ cao lớn thì dược tính lại có sự khác biệt rõ ràng”.
Ngoài Thau pú lùa và tầm gửi, cốt thuốc chữa đau xương của người Tày còn có nhiều cây thuốc giúp thông kinh hoạt lạc, giảm đau, kháng viêm rất tốt như kha khếp (chân rết), lịn tưa, mạy vang, cao bát vạ… Các bí dược này lần đầu tiên được nghiên cứu và ứng dụng tại Việt Nam.
Sau khi phân tích, nghiên cứu kỹ lưỡng, bài thuốc chữa đau xương của Thầy lang họ Ma được ứng dụng điều trị thử nghiệm trên 30 bệnh nhân xương khớp tự nguyện. Người bệnh xương khớp điều trị thử nghiệm thuộc các nhóm bệnh nhẹ mới mắc, bệnh nặng mãn tính đã sử dụng nhiều loại thuốc được Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc theo dõi sát sao. Kết quả cho thấy, sau 4 tháng dùng thuốc, bệnh nhân xương khớp nhẹ và trung bình tình trạng đau nhức biến mất hoàn toàn, dễ dàng vận động. Đối với bệnh nhân xương khớp nặng tình trạng đau được cải thiện rõ rệt cả về tần suất và mức độ đau, phục hồi vận động, khắc phục được tình trạng cứng khớp.
Bài thuốc được nghiên cứu bài bản trong phòng thí nghiệm
Tuy nhiên, sau khoảng nửa năm dừng thuốc vẫn có khoảng 70% số bệnh nhân xương khớp nặng, mãn tính thuộc các bệnh lý thoát vị đĩa đệm, thoái hóa khớp có biểu hiện đau trở lại. Đây là biểu hiện tái phát sau điều trị mà đa số bệnh nhân xương khớp gặp phải. Mặc dù thời gian tái phát sau nửa năm sau điều trị nhưng đây cũng là một thành công so với các phương thuốc, bài thuốc khác. Không dừng lại ở kết quả đó, đội ngũ bác sĩ nghiên cứu Thuốc dân tộc tiếp tục bắt tay vào một đợt nghiên cứu mới nhằm mang đến một bài thuốc có tính hiệu quả cao hơn, chống tái phát đau tối ưu hơn nữa, nhất là với các bệnh nhân xương khớp nặng.
Tìm ra nút thắt nghiên cứu và ứng dụng thành công bài thuốc chữa đau xương của người Tày
Đợt nghiên cứu mới thực sự là thách thức không nhỏ dành cho đội ngũ bác sĩ Trung tâm Thuốc dân tộc khi phải tìm ra lời giải tại sao cũng với công thức thuốc của người Tày lại chưa thực sự hiệu quả. Cuộc nghiên cứu trong phòng thí nghiệm với quy mô lớn nhất từ trước đến nay được thực hiện với các bác sĩ đầu ngành, dưới sự giám sát của Viện Nghiên cứu và Phát triển Y dược cổ truyền dân tộc.
Theo bác sĩ Lê Hữu Tuấn: “Cốt thuốc đau xương của đồng bào sử dụng cây thuốc lâu năm, sinh trưởng tự nhiên trong rừng dồi dào dược tính cho hiệu quả cao hơn so với dược liệu nuôi trồng do khác khí hậu, thổ nhưỡng. Hơn nữa bài thuốc đã được ứng dụng lâu năm, phù hợp với thể trạng của đồng bào miền ngược, thường xuyên trèo đèo, lội suối có thể chưa phù hợp với thể trạng, thể bệnh của người miền xuôi khác về lối sống, sinh hoạt, phương thức lao động. Thêm nữa, bệnh lý xương khớp có nhiều thể bệnh không thể dùng chung 1 công thức thuốc cho mọi thể bệnh hoặc mức độ bệnh. Chính vì vậy, vấn đề cấp thiết đặt ra là giải quyết được những khác biệt và hạn chế kể trên”.
Bắt đầu giai đoạn nghiên cứu mới, hàng chục bài thuốc cổ phương chữa các bệnh xương khớp được phân tích, nghiên cứu chuyên sâu cùng với bài thuốc xương khớp của người Tày. Phép biện chứng luận trị của Y học cổ truyền, Y pháp Hải Thượng Lãn Ông cùng kinh nghiệm nhiều năm trị bệnh của đội ngũ bác sĩ nghiên cứu được vận dụng. Hàng trăm vị thuốc tốt cho xương khớp được chọn lọc, phân tích và nghiên cứu kỹ lưỡng dưới sự hỗ trợ đắc lực của khoa học hiện đại, phóng nghiên cứu được đầu tư bài bản.
Toàn bộ những phân tích, nghiên cứu biện chứng, thực chứng, thử nghiệm đều dựa trên thể trạng, cơ địa, thể bệnh của đại đa số người Việt hiện nay để đảm bảo hiệu quả và tính ứng dụng cao. Thay vì sử dụng một bài thuốc chung cho tất cả các nhóm bệnh lý xương khớp, đội ngũ bác sĩ nghiên cứu chuyên sâu trên từng nhóm bệnh thoát vị đĩa đệm, thoái hóa xương khớp, viêm khớp… để tìm ra công thức thuốc phù hợp, hiệu quả chuyên biệt nhất với từng người bệnh.
Năm 2019, công thức thuốc chữa xương khớp được nghiên cứu hoàn thiện. Các cây thuốc quý trong bài thuốc của người Tày được kết hợp với nhiều vị thuốc Nam kinh điển của Y học cổ truyền tạo thành bảng thành phần vàng với hơn 50 vị thuốc có giá trị tốt bậc nhất trong tái tạo và phục hồi xương khớp. Trong đó, các vị thuốc nổi bật gồm: Thiên niên kiện, ngưu tất, đương quy, hoàng kỳ, đỗ trọng, hầu vĩ tóc, na rừng, hy thiêm, gối hạc, dây đau xương, bồ công anh, bạc sau, rau má, cam thảo, sâm quản trọng, bách bộ… cùng nhiều vị thuốc khác.
Đặc biệt, công thức thuốc được phối chế theo từng nhóm thuốc bài bản giải quyết từng vấn đề bệnh xương khớp vừa điều trị căn nguyên gây bệnh, điều trị triệu chứng, tái tạo, phục hồi xương khớp toàn diện và ngăn chặn tái phát đau hiệu quả. Đồng thời, bài thuốc có tính ứng dụng cao khi phù hợp với mọi thể bệnh, mức độ bệnh xương khớp từ nhẹ đến nặng, mãn tính, lâu năm. Bài thuốc xương khớp được hoàn thiện có tên gọi Quốc dược Phục cốt khang – Mở ra bước đột phá trong điều trị bệnh xương khớp bằng Y học cổ truyền tại Việt Nam.
Xem tiếp: Kỳ III Hoàn thiện bài thuốc xương khớp Quốc dược Phục cốt khang chuyên sâu và hoàn chỉnh
Xem video: [Ký sự ] Hành trình tìm về nguồn gốc bài thuốc xương khớp Quốc dược Phục cốt khang
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!