Bệnh lupus ban đỏ có chữa được không, bằng cách nào?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

Lupus ban đỏ là căn bệnh mãn tính có thể phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân. Chính vì mức độ nghiêm trọng của nó mà nhiều người thắc mắc “bệnh lupus ban đỏ có chữa được không?”. Nếu đang băn khoăn trước vấn đề này thì những thông tin được tổng hợp dưới đây sẽ rất hữu ích với bạn.

bệnh lupus ban đỏ có chữa được không?
Nhiều người thắc mắc “bệnh lupus ban đỏ có chữa được không?”

Bệnh lupus ban đỏ có chữa được không? Bác sĩ nói gì?

Lupus ban đỏ là bệnh lý gây tổn thương đến rất nhiều cơ quan trong cơ thể. Với trường hợp nặng, tính mạng còn có thể bị đe dọa nghiêm trọng do biến chứng của bệnh hay do tác dụng phụ của thuốc điều trị.

Bình thường, cơ thể chúng ta có hệ thống miễn dịch để chống lại sự xâm nhập của những tác nhân lạ. Nhưng ở trường hợp bệnh lupus ban đỏi, hệ miễn dịch lại mất đi khả năng phân biệt lạ – quen. Lúc này, nó sẽ nhận diện các tế bào của có thể là yếu tố lạ và sinh kháng thể để tấn công hầu hết các cơ quan.

Bệnh lupus ban đỏ dược phân thành 2 dạng chính là lupus ban đỏ dạng đĩa và lupus ban đỏ hệ thống. Đối với dạng đĩa thì sẽ có tổn thương da nhưng không gây ra tổn thương nội tạng. Còn với dạng hệ thống thì sẽ có cả tổn thương da cùng tổn thương nội tạng.

Rất nhiều người thắc mắc rằng “bệnh lupus ban đỏ có chữa được không?”. Giải đáp vấn đề thắc mắc này của người bệnh, bác sĩ Nguyễn Thị Lệ Quyên – Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc cho biết:

“Bệnh lupus ban  đỏ có chữa được hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Điển hình nhất là dạng bệnh. Với bệnh lupus ban đỏ dạng đĩa thì có thể chữa khỏi được bằng các điều trị dài hạn bằng thuốc. Tuy nhiên, khả năng tái phát lại của bệnh là rất cao, nhất là khi có điều kiện thuận lợi.

Còn với bệnh lupus ban đỏ hệ thống thì sẽ không có phương án nào có thể điều trị triệt để. Mục đích của việc điều trị hướng đến kiểm soát bệnh và ngăn ngừa biến chứng. Và quá trình kiểm soát bệnh cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, phải kể đến như:

  • Phát hiện bệnh sớm hay muộn?
  • Phác đồ điều trị có tương thích không?
  • Khả năng đáp ứng phác đồ của từng đối tượng người bệnh.
  • Các biện pháp hỗ trợ và chăm sóc.

Nếu nghiêm túc trong điều trị thì người bệnh sẽ ngăn ngừa được biến chứng và kiểm soát bệnh một cách hiệu quả. Còn nếu không bệnh sẽ diễn tiến rất phức tạp và gây tổn thương nặng đến nhiều cơ quan và tiềm ẩn nguy cơ gây tử vong trong trường hợp nặng.”

có phương pháp điều trị triệt để bệnh lupus ban đỏ không
Theo các bác sĩ chuyên khoa, hiệu quả của quá trình kiểm soát bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Các phương pháp hỗ trợ kiểm soát bệnh lupus ban đỏ

Nếu chỉ mắc bệnh lupus ban đỏ dạng đĩa thì có thể khắc phục được bằng cách sử dụng thuốc. Thuốc được dùng phổ biến thường là các loại thuốc bôi tại chỗ có chứa corticoid. Điển hình như dermovate, eumovate hay diprosalic.

Ngoài ra các thuốc chống sốt rét cũng được cho là có tác dụng rất tốt với dạng bệnh này. Tuy nhiên phải điều trị trong thời gian dài nên người bệnh sẽ được chỉ định theo dõi thị lực ít nhất là 3 tháng 1 lần. Cần chú ý rằng, vẫn có tới 1 – 3% bệnh nhân bị lupus ban đỏ dạng đĩa trong quá trình diễn tiến của có thể chuyển biến thành lupus ban đỏ hệ thống.

Còn với dạng bệnh lupus ban đỏ hệ thống thì việc điều trị bệnh khỏi hoàn toàn là không thể. Tuy nhiên, các biện pháp dưới đây có thể giúp kiểm soát bệnh hiệu quả hơn, ngăn ngừa được các biến chứng nguy hiểm:

1. Điều trị y khoa

Tùy thuộc vào các triệu chứng lâm sàng của từng đối tượng người bệnh mà bác sĩ sẽ kê toa thuốc phù hợp. Các thuốc được dùng có thể là:

  • Thuốc chống viêm không steroid: Được dùng với mục đích để cải thiện những cơn đau mãn tính. Tuy nhiên các thuốc quá mạnh như Indomethacin hay Diclofenac thường chống chỉ định. Bởi chúng có khả năng làm gia tăng tổn thương lên thận và tim.
  • Corticosteroid: Đây là thuốc điều trị chính với bệnh lupus ban đỏ hệ thống. Tác dụng của thuốc này là ức chế miễn dịch, đồng thời ngăn chặn những đợt bùng phát của bệnh.
  • Methotrexate: Cũng là một loại thuốc ức chế miễn dịch nhưng không dùng trong trường hợp bị suy thận nặng.
  • Thuốc giảm đau gây nghiện: Sử dụng trong trường hợp phát sinh những cơn đau có mức độ từ trung bình cho tới nặng.
điều trị lupus ban đỏ
Sử dụng thuốc là giải pháp điều trị chính với bệnh lupus ban đỏ

Ngoài ra, bác sĩ còn có thể sử dụng một số loại thuốc ức chế miễn dịch khác chung với corticosteroid hay thuốc chống sốt rét, thuốc bôi có chứa corticosteroid. Trong trường hợp bệnh gây hư thận vĩnh viễn thì phương án ghép thận có thể sẽ được đề nghị. Mặc dù có thể khắc phục được biến chứng của bệnh nhưng khoảng 30% trường hợp bệnh sẽ tái phát trở lại.

2. Các biện pháp chăm sóc

Lupus ban đỏ dạng hệ thống là bệnh sẽ theo người bệnh suốt cuộc đời. Chính vì thế mà ngoài việc điều trị theo phác đồ từ bác sĩ thì cần chú ý thêm đến các biện pháp chăm sóc.

Việc chăm sóc tốt sẽ giảm thiểu mức độ ảnh hưởng, ngăn ngừa biến chứng cũng như bệnh tái phát:

  • Nên chú ý dành thời gian nghỉ ngơi, tránh căng thẳng hay làm việc quá sức.
  • Cần giữ khoảng cách với những người đang mắc các bệnh truyền nhiễm.
  • Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời từ 10 đến 15 giờ mỗi ngày.
  • Tránh tiếp xúc với một số hóa chất như silica, thủy ngân…
  • Không nên mang thai khi đang sống chung với bệnh lý này. Cần trao đổi với bác sĩ để có biện pháp phòng ngừa hợp lý nếu có ý định mang thai.
  • Thường xuyên thăm khám theo chỉ định từ bác sĩ để có thể kiểm soát tốt tình trạng bệnh. Nếu trong quá trình sử dụng thuốc theo phác đồ phát sinh bất cứ triệu chứng khác thường nào hãy tìm đến bác sĩ ngay.

Ngoài các vấn đề nêu trên, người bệnh cũng cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng. Xây dựng một chế độ ăn lành mạnh có thể giúp tăng cường sức khỏe, giảm áp lực lên các cơ quan bài tiết. Từ đó hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng của bệnh tốt hơn.

Cần bổ sung cho cơ thể đủ nước và các thành phần dinh dưỡng thiết yếu từ trái cây và rau củ tươi. Hạn chế thức ăn có nhiều chất béo, muối hay gia vị cay nóng. Giảm lượng protein từ động vật và dùng protein thực vậy để thay thể. Tăng dường thực phẩm giàu kali để tốt hơn cho tim mạch và huyết áp.

Như vậy, bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp chi tiết thắc mắc “bệnh lupus ban đỏ có chữa được không?”. Đồng thời đưa ra những phương án hỗ trợ kiểm soát bệnh và ngăn ngừa biến chứng hiệu quả nhất. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe thì người bệnh cần tuyệt đối nghiêm túc điều trị và thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc mà bác sĩ khuyến cáo.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Đau vai gáy khó thở nguyên nhân do đâu? Nên làm gì?

Đau vai gáy khó thở có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, chẳng hạn…

Bài thuốc trị gai cột sống bằng cây xương rồng

Để trị gai cột sống bằng cây xương rồng, dân gian thường lấy thân cây nướng chườm vào chỗ đau…

Thoát đau thần kinh tọa hiệu quả, không cần thuốc nhờ liệu pháp châm cứu

Châm cứu là giải pháp chữa đau thần kinh tọa không cần dùng thuốc được nhiều bệnh nhân tin tưởng…

Chữa thoát vị địa đệm bằng xà đơn đúng kẻo “lợi bất cập hại”

Chữa thoát vị địa đệm bằng xà đơn được cho là có thể giúp giảm áp lực lên cột sống,…

Đau dây thần kinh chân – Dấu hiệu và cách điều trị

Đau dây thần kinh chân có thể xảy ra do chấn thương, mang giày cao gót trong thời gian, béo…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua