Đau dây thần kinh tọa khi mang thai và những điều cần lưu ý

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Chứng đau thần kinh tọa là nguyên nhân phổ biến khiến cho nhiều phụ nữ bị đau lưng trong khi mang thai. Để cải thiện các triệu chứng bệnh một cách an toàn, chị em có thể thử nghiệm các giải pháp tự nhiên dưới đây trước khi nghĩ đến việc dùng thuốc giảm đau.

Nguyên nhân đau dây thần kinh tọa khi mang thai

Trong thai kỳ, đau dây thần kinh tọa thường xuất phát từ sự chèn ép của tử cung và thai nhi lên dây thần kinh tọa, dẫn đến viêm và đau. Dây thần kinh này, kéo dài từ lưng dưới qua mông đến chân, đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải cảm giác đến phần dưới cơ thể.

Nguyên nhân gây ra đau thần kinh tọa khi mang thai
Chứng đau thần kinh tọa khi mang thai khiến nhiều chị em lo lắng

Ngoài ra, đau thần kinh tọa có thể do thoát vị đĩa đệm hoặc co thắt cơ piriformis. Đặc biệt, trong thai kỳ, sự tăng cường hóc môn relaxin khiến dây chằng xương chậu lỏng lẻo, làm giảm sự bảo vệ cho dây thần kinh tọa và tăng nguy cơ đau khi có áp lực.

Triệu chứng

Các dấu hiệu bị đau dây thần kinh tọa khi mang thai bao gồm:

  • Đau ở vùng thắt lưng, mông và chân. Cơn đau có thể bắt đầu xuất hiện ở lưng dưới, sau đó lan tỏa xuống chân và có thể trở nên tồi tệ hơn mỗi khi bạn di chuyển.
  • Có cảm giác tê, ngứa hoặc châm chích ở chân.
  • Các cơ ở lưng dưới và chân bị suy yếu
  • Cảm giác nóng rát ở chi dưới
  • Đi lại khập khiễng, khó khăn
  • Mất kiểm soát bàng quan dẫn đến rối loạn đại tiện

Xem thêm: Đau thần kinh tọa có tập yoga được không? Những điều cần lưu ý

Bị đau thần dây kinh tọa khi mang thai có nguy hiểm không?

Trong hầu hết các trường hợp, chứng đau dây thần kinh tọa khi mang thai thường không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu thần kinh tọa bị đau do ảnh hưởng của thoát vị đĩa đệm thì chị em có thể bị giảm khả năng vận động, đau nhiều và có nguy cơ bị liệt nếu không được điều trị sớm.

Phương pháp chẩn đoán đau thần kinh tọa khi mang thai

Nếu bạn đang gặp các triệu chứng đau thần kinh tọa trong thời gian bầu, hãy gọi cho bác sĩ sản khoa đang theo dõi sức khỏe thai kì cho bạn.

Phương pháp chẩn đoán đau thần kinh tọa trong giai đoạn mang thai
Bác sĩ khám chẩn đoán đau dây thần kinh tọa khi mang thai

Bạn có thể được giới thiệu đến khám với bác sĩ chuyên khoa thần kinh. Tại đây bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra thể chất để xem xét liệu các vấn đề bạn đang gặp có phải do đau dây thần kinh tọa gây ra.

Cách điều trị

Chữa bệnh đau dây thần kinh tọa khi mang thai tại nhà

Trong hầu hết các trường hợp, cơn đau sẽ tự biến mất trong vòng một vài tuần nếu đáp ứng tốt với các phương pháp tự nhiên sau:

Giảm đau với các bài tập nới lỏng cơ bắp

Chị em có thể tập luyện một số động tác bên dưới mỗi ngày để giảm đau dây thần kinh tọa khi mang thai:

  • Kéo dài cơ tháp chậu ( cơ piriformis ):

Để làm căng cơ tháp chậu bạn có thể thực hiện theo các bước sau:

+ Nâng chân trái và đặt bàn chân lên đầu gối đối diện.

+ Nghiêng người về phía trước một cách từ từ, giữ thẳng lưng cho đến khi bạn cảm thấy phần lưng dưới bị căng ra.

+ Giữ tư thế này 30 giây rồi thả lỏng ra, đưa cơ thể trở về tư thế ban đầu

+ Lặp lại động tác trên với chân phải

  • Tư thế em bé:

Đây là một tư thế yoga phổ biến cho những người đang mang thai. Nó giúp kéo căng các cơ ở phần dưới của lưng và có thể giúp giảm đau ở hông, chân.

Chữa đau dây thần kinh tọa bằng tư thế em bé
Bài tập yoga tư thế em bé giúp giảm đau dây thần kinh tọa khi mang thai

Các bước thực hiện:

+ Bạn quỳ trên một tấm nệm hoặc thảm tập yoga

+ Chụp hai bàn chân lại với nhau và mở rộng đầu gối ra để không gây chèn ép lên bụng

+ Giữ lưng thẳng, hít một hơi thật sâu và vươn cánh tay lên phía đầu

+ Thở ra, cúi người về phía trước, 2 lòng bàn tay áp xuống đất, cảm nhận sự kéo dài ở lưng và vai. 

+ Từ từ thu tay lại và trở về tư thế quỳ

Xem ngay: Đau thần kinh tọa tập thể dục như thế nào để cải thiện bệnh

  • Kéo giãn gân kheo:

Gân kheo là các cơ lớn nằm dọc theo mặt sau của đùi. Việc kéo giãn gân này có thể giải phóng căng thẳng ở lưng, chân và mông. Qua đó giảm đau và duy trì sự linh hoạt của các cơ nằm xung quanh dây thần kinh tọa.

Cách thực hiện:

+ Đứng trên sàn nhà với tư thế thẳng, để một cái ghế cố định ở bên cạnh.

+ Nâng chân trái lên và đặt nó lên ghế. Giữ cho chân được thẳng và đảm bảo các ngón chân hướng lên trên trần nhà.

+ Nhẹ nhàng gập người về phía trước để kéo căng cơ gân kheo, giữ trong 30 giây.

+ Nhẹ nhàng đặt chân trở lại sàn nhà.

+ Lặp lại động tác tương tự cho chân phải.

  • Massage lưng dưới

Massage lưng dưới nhẹ nhàng có thể giúp giảm đau và viêm cho mẹ bầu mắc chứng đau thần kinh tọa. Sử dụng một quả bóng tennis để tự massage tại nhà là phương pháp đơn giản và hiệu quả. Trong giai đoạn đầu thai kỳ, mẹ bầu có thể nằm trên sàn với quả bóng dưới lưng và nhẹ nhàng lăn.

Ở các giai đoạn sau, đứng hoặc ngồi dựa vào tường với bóng tennis phía sau lưng và di chuyển nhẹ nhàng cũng mang lại hiệu quả tương tự. Để đảm bảo an toàn, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của chuyên gia về massage hoặc vật lý trị liệu.

  • Một số giải pháp khắc phục khác tại nhà

Bên cạnh những cách trên, bạn có thể thực hiện một số mẹo khác để ngăn ngừa và kiểm soát cơn đau, gồm:

Cách giảm đau thần kinh tọa khi mang thai
Chườm nóng giúp nhanh chóng xoa dịu cơn đau lưng liên quan đến đau thần kinh tọa trong thời kì mang bầu
  • Sử dụng túi chườm nóng hoặc lạnh ở lưng hoặc mông.
  • Tắm với nước ấm
  • Đặt một con lăn bọt trên mông hoặc chân dưới rồi di chuyển tới lui khoảng 30 giây
  • Châm cứu kích thích vào các vị trí khác nhau trên cơ thể nhằm giải phóng hóc môn và các chất dẫn truyền thần kinh. Nhờ đó có thể giúp giảm đau và làm các dây thần kinh tọa được thư giãn.
  • Thảo luận với bác sĩ về việc uống bổ sung magie. Loại khoáng chất này đã được chứng minh là có khả năng xoa dịu trạng thái căng thẳng quá mức ở dây thần kinh tọa.
  • Tập yoga và các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội. Chúng có tác dụng kích thích lưu thông máu, làm săn chắc cơ, giảm đau thần kinh tọa khi mang thai.

2. Điều trị đau dây thần kinh tọa trong giai đoạn mang thai bằng thuốc

Trong giai đoạn thai kỳ, việc điều trị đau dây thần kinh tọa bằng thuốc cần cẩn trọng và tuân thủ chỉ định của bác sĩ.

Acetaminophen là lựa chọn ưu tiên vì tính an toàn và hiệu quả giảm đau mà ít ảnh hưởng đến thai kỳ. Các thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID) có hiệu quả cao nhưng ít được sử dụng do rủi ro tác dụng phụ.

Thuốc chữa đau thần kinh tọa khi mang thai
Thuốc giảm đau được sử dụng phổ biến để chữa đau thần kinh tọa khi mang thai

Trường hợp dùng thuốc uống không cải thiện được cơn đau, bác sĩ có thể khuyên bạn nên tiêm steroid vào cột sống để giảm đau nhanh hơn.

Một số lưu ý giúp phòng ngừa và hỗ trợ đẩy lùi đau thần kinh tọa

Để đẩy nhanh hiệu quả điều trị và ngăn ngừa nguy cơ bị đau dây thần kinh tọa trong thai kỳ, bạn cần lưu ý:

  • Nghỉ ngơi nhiều khi bị đau.
  • Khi ngủ nên nằm trên giường phẳng và nghiêng người sang phía cơ thể không bị đau để giảm áp lực cho dây thần kinh.
  • Giữ tư thế tốt khi ngồi, đặc biệt là ở máy tính. Hãy thử đặt một chiếc gối hỗ trợ ở phía sau ghế.
  • Tránh ngồi trong thời gian dài bằng cách đứng lên và đi lại thường xuyên, ít nhất là 1 tiếng một lần nếu bạn làm việc tại văn phòng.
  • Tránh khiêng vật nặng hoặc làm việc, chơi thể thao quá sức trong thời gian có bầu.
  • Trường hợp thai quá to, bạn có thể đeo đai nâng bụng. Vật dụng này rất hữu ích trong việc giảm áp lực từ tử cung và thai nhi lên dây thần kinh tọa.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học. Ăn nhiều rau xanh, trái cây, đặc biệt là những thực phẩm giàu magie như chuối, bơ, quả hạch, đậu hũ, ngũ cốc, cá béo. Hạn chế ăn đồ ngọt và chất béo gây tăng cân quá nhanh và làm tăng nguy cơ mắc bệnh đau thần kinh tọa khi mang thai.

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ:
Đau dây thần kinh tọa nên uống thuốc gì?

Khi đối mặt với câu hỏi "Đau thần kinh tọa nên uống thuốc gì?", người bệnh thường tìm kiếm các…

Chèn dây thần kinh là gì, hay bị ở vị trí nào?

Chèn ép dây thần kinh là tình trạng xảy ra khi có một lực tác động lên các dây thần…

Tìm hiểu bệnh án đau thần kinh tọa theo y học cổ truyền

Chữa đau thần kinh tọa theo y học cổ truyền là phương pháp được rất nhiều người quan tâm và…

Đau dây thần kinh hông – Dấu hiệu và cách chữa

Đau dây thần kinh hông (đau dây thần kinh hông to) đặc trưng bởi cơn đau khởi phát từ thắt…

đau dây thần kinh tọa sau sinh Đau dây thần kinh tọa sau sinh và những điều mẹ bỉm cần biết

Đau dây thần kinh tọa sau sinh là tình trạng rất nhiều phụ nữ gặp phải. Bệnh lý này khiến…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua