U xương dạng xương là gì? Chẩn đoán và điều trị

U xương dạng xương là một khối u lành tính phát sinh từ nguyên bào xương. Tình trạng này chiếm khoảng 10 – 12% các trường hợp u lành tính và thường được điều trị bằng thuốc chống viêm hoặc phẫu thuật.

điều trị u xương dạng xương
U xương dạng xương là một dạng u xương lành tính nguyên phát

U xương dạng xương là gì?

U xương dạng xương (tên khoa học Osteoid osteoma) là một dạng khối u lành tính phát sinh từ nguyên bào xương, tương tự như tình trạng u tế bào khổng lồ. Ban đầu khối u có kích thước nhỏ và được cho là hình thành từ các mô không phổ biến ở xương.

Các khối u xương dạng xương thường có kích thích nhỏ hơn 1.5 cm. Khối u có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào của cơ thể nhưng phổ biến nhất là ở các xương dài như xương đùi và xương chày.

Tình trạng này có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, đối tượng dễ bị u xương dạng xương là những bệnh nhân từ 4 – 25 tuổi, nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 3 lần nữ giới.

Dấu hiệu nhận biết u xương dạng xương

Các khối u thường có kích thước dưới 1.5 cm và có thể bắt đầu ở đầu gối, các đốt sống. U xương hiếm khi phát triển ở xương sọ, xương hàm dưới, xương hàm trên và các xương bắt buộc trong cơ thể. Các cơn đau thường nghiêm trọng hơn vào ban đêm nhưng có có thể xuất hiện ở bất cứ lúc nào trong ngày.

hình ảnh u xương dạng xương
Các khối u xương thường gây ra các cơn đau âm ỉ đặc biệt là vào ban đêm

Một số dấu hiệu nhận biết u xương dạng xương phổ biến bao gồm:

  • Xuất hiện các cơn đau khớp âm ỉ và nghiêm trọng vào ban đêm. Tình trạng này có thể gây rối loạn giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, mất ngủ.
  • Bước đi khập khiễng, không vững chắc.
  • Suy nhược và kém phát triển cơ bắp.
  • Biến dạng khi thực hiện các động tác cần sự uốn cong xương.
  • Sưng tấy khu vực bị ảnh hưởng.
  • Tăng hoặc giảm sự phát triển của xương.

Các triệu chứng đau có thể được cải thiện sau khi sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn. Tuy nhiên, nếu khối u phát triển việc sử dụng thuốc có thể không các tác dụng và dẫn đến việc sưng nhẹ hoặc nghiêm trọng.

Nguyên gây u xương dạng xương

Hiện tại vẫn chưa rõ nguyên nhân cụ thể dẫn đến tình trạng u xương. Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu cho rằng tình trạng này có thể liên quan đến virus, viêm nhiễm hoặc các bệnh lý miễn dịch.

Các vị trí thường xảy ra u xương dạng xương

Hầu hết các dạng u xương thường xuất hiện ở các xương dài trong cơ thể (đặc biệt là các xương gần đùi). Tuy nhiên bất cứ xương nào cũng có khả năng xuất hiện các khối u, tỷ lệ như sau:

  • Xương cẳng tay, cẳng chân: 65 – 80%, đặc biệt là cổ xương đùi và cơ hoành giữa xương chày.
  • Xương đốt ngón tay, ngón chân: 20%
  • Các đốt sống (đốt sống thắt lưng, đốt sống cổ, lồng ngực, xương cùng): 2%

Tình trạng u xương là dạng tổn thương ở bề mặt xương. Tuy nhiên, các triệu chứng có thể xuất hiện bất cứ vị trí nào trong xương bao gồm tủy xương, dưới màng cứng và xương hốc mắt.

Biện pháp chẩn đoán u xương dạng xương

Chẩn đoán khối u xương dạng xương cần dựa vào các đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh. Cụ thể các xét nghiệm chẩn đoán như sau:

  • Siêu âm: Có thể giúp bác sĩ phát hiện các phát triển bất thường ở bề mặt xương, khớp và khu vực lân cận.
  • Chụp X – quang: Có thể giúp bác sĩ xác định các khối u, tổn thương bên trong xương. Các khối u đôi khi được biểu hiện dưới dạng một khu vực viêm được bao quanh cẩn thận hoặc có một chấm xơ cứng ở trung tâm.
  • Chụp CT: Là phương thức đặc trưng để bác sĩ quan sát các khối u bất thường, phản ứng xơ cứng xung quanh các xương. Đôi khi hình ảnh CT cũng cũng có thể hiển thị các chấm xơ cứng trung tâm của khối u.
  • Chụp MRI: Có thể xác định được vị trí các khối u.

Phác đồ điều trị u xương dạng xương

U xương dạng xương thường được điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật tùy theo tình trạng bệnh và sức khỏe của bệnh nhân. Điều nội khoa thường là dùng thuốc chống viêm có hiệu quả trong thời gian dài. Trong khi điều trị ngoại khoa chủ yếu là xác định vị trí khối u và loại bỏ.

Cụ thể các biện pháp điều trị như sau:

1. Điều trị nội khoa

Việc điều trị nội khoa thường bao gồm sử dụng các loại thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không chứa Steroid (NSAIDs) hiệu quả lâu dài như:

chẩn đoán hình ảnh u xương
Tình trạng u xương thường được điều trị bằng thuốc giảm đau và chống viêm

Thuốc giảm đau:

  • Aspirin: Liều lượng 650 – 3250 mg / ngày
  • Paracetamol: 1 – 2 g / ngày

Thuốc chống viêm không Steroid (NSAIDs):

  • Celecoxib 200 mg / ngày
  • Etoricoxib: 30 mg – 60 mg / ngày
  • Diclofenac 50 mg – 100 mg / ngày
  • Meloxicam 7,5 – 15 mg / ngày

2. Điều trị phẫu thuật

Việc điều trị ngoại khoa bao gồm chọc hút dưới da và chỉnh hình phẫu thuật. Phẫu thuật thường được chỉ định cho các trường hợp không đáp ứng điều trị nội khoa hoặc không thể sử dụng thuốc chống viêm trong thời gian dài.

u xương dạng xương
Phẫu thuật thường được chỉ định cho các trường hợp không đáp ứng điều trị nội khoa

Việc điều trị phẫu thuật thường bao gồm:

  • Phẫu thuật mở: Cắt bỏ triệt để khối u nhằm giảm tối đa nguy cơ tái phát.
  • Điều trị phẫu thuật không xâm lấn: Đây là phương pháp sử dụng video nội soi và kính hiển vi để phá vỡ khối u bằng sóng cao tần. Phương pháp thường được thực hiện thông qua da, ít gây tổn thương cho các mô, thời gian phục hồi nhanh và ít để lại sẹo.
  • Phẫu thuật dưới da với sự hỗ trợ của chụp cắt lớp vi tính: Sử dụng dây Kirschner đưa vào qua da để xác định vị trí khối u. Sau đó bác sĩ sẽ khoan qua lớp xương để vào bên trong khối u, đưa kim sinh thiết qua dây và loại bỏ hoàn toàn khối u. Tỷ lệ thành công là 83 – 100%.
  • Phẫu thuật loại bỏ khối u có sự tham gia của các chất đồng phóng xạ: Bệnh nhân cần chụp hình xạ xương để xác định chính xác ổ khối u. phương pháp này cho phép bác sĩ tiến hành cắt bỏ khối u tạo điều kiện phẫu thuật mà ít ảnh hưởng đến các xương khỏe mạnh.
  • Phẫu thuật có sự hỗ trợ của máy tính: Đây là phương pháp tổng hợp các kỹ thuật hình ảnh và thiết bị theo dõi ba chiều. Điều này có thể nâng cao hiệu quả hỗ trợ điều trị phẫu thuật, đặc biệt là ở các khối u nằm sâu bên trong các xương nhỏ.

3. Tiến triển và biến chứng sau điều trị

Tình trạng u xương dạng xương có thể tự thoái triển ở một số bệnh nhân trong một thời gian nhất định. Việc điều trị nội khoa nhằm giúp bệnh nhân giảm đau, có hiệu quả trên 90% các trường hợp và có hiệu quả lâu dài.

Trong quá trình điều trị người bệnh cần được theo dõi các xét nghiệm về huyết học và sinh hóa. Đồng thời người bệnh X – quang sau mỗi 3 – 6 tháng để đánh giá hiệu quả điều trị.

Đối với việc điều ngoại khoa, phẫu thuật, phương pháp điều trị làm giảm các triệu chứng đau ngay trong một vài giờ sau phẫu thuật. Tuy nhiên, người bệnh cần được theo dõi tái phát sau phẫu thuật ít nhất trong một năm.

U xương dạng xương là một dạng bệnh khối u lành tính nguyên phát rõ rõ nguyên nhân phát sinh. Do đó, không có biện pháp phòng ngừa cụ thể. Vì vậy nếu phát hiện khối u hoặc nghi ngờ hình thành các khối u xương, người bệnh cần đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị cụ thể.

Chia sẻ:
Các nguyên nhân đau nhức xương khớp và cách điều trị

Đau nhức xương khớp là bệnh lý thường gặp ở người già, đối tượng bị béo phì, người lao động…

Phồng (lồi) đĩa đệm: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Phồng lồi đĩa đệm khi mới khởi phát ít có triệu chứng điển hình nên nhiều người thường chủ quan.…

10 thảo dược trị gout hiệu quả, dễ tìm quanh nhà

Sử dụng thảo dược trị gout là khuynh hướng được nhiều bệnh nhân lựa chọn để đảm bảo an toàn…

Thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay và thông tin cần biết

Bệnh thoái hóa khớp bàn tay thường gây đau, cứng khớp và khó cầm nắm đồ vật do ảnh hưởng…

Bị thoát vị đĩa đệm có nên uống canxi để bổ sung? Bị thoát vị đĩa đệm có nên uống canxi để bổ sung?

Nhiều người tin rằng bổ sung canxi có thể giúp cải thiện các triệu chứng thoát vị đĩa đệm. Tuy…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua