6 Loại Kháng Sinh Trị Viêm Xoang Phổ Biến và Điều Cần Biết
Thuốc kháng sinh trị viêm xoang thường được sử dụng trong quá trình điều trị bệnh khi nhiễm khuẩn. Có rất nhiều loại kháng sinh được sử dụng phổ biến để chữa bệnh viêm xoang.
Các loại thuốc kháng sinh trị viêm xoang phổ biến nhất
Phần lớn, bệnh lý này đều phát sinh do virus cúm và rhinovirus (virus gây cảm lạnh). Với những trường hợp do virus gây ra, điều trị chủ yếu là dùng thuốc làm giảm triệu chứng và chăm sóc tại nhà.
Trong khi đó bệnh nhân bị viêm xoang do vi khuẩn (Streptococcus pneumonia, Moraxella catarrhalis, Haemophilus influenzae, Staphylococcus aures) thường được điều trị bằng kháng sinh.
1. Amoxicillin
Amoxicillin là kháng sinh thuộc nhóm penicillin, được sử dụng phổ biến trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn ở đường hô hấp trên.
Amoxicillin hoạt động bằng cách ức chế tổng hợp mucopeptid của thành tế bào, từ đó tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
Liều dùng thông thường:
- Người lớn: 250- 500mg/ lần, lặp lại sau 8 giờ
- Trẻ em từ 10 tuổi trở lên: 125 – 250mg/ lần, lặp lại sau 8 giờ
Tác dụng phụ thường gặp nhất của Amoxicillin là ngoại ban, xảy ra sau khi dùng thuốc khoảng 7 – 10 ngày.
Tham khảo thêm: TOP 3 thuốc xịt mũi trị viêm xoang – Review về tác dụng và giá bán
2. Amoxicillin + Acid clavulanic
Amoxicillin là kháng sinh diệt khuẩn có phổ kháng khuẩn rộng. Tuy nhiên loại thuốc này lại dễ bị phá vỡ bởi beta – lactamase do các chủng khuẩn như Haemophilus influenzae tiết ra.
Acid clavulanic phối hợp với Amoxicillin có khả năng hạn chế sự phá vỡ Amoxicillin, đồng thời tăng phổ kháng khuẩn của loại kháng sinh này.
Liều dùng thông thường:
- Người lớn và trẻ em trên 40 kg: Dùng 1 viên (chứa 250mg Amoxicillin và 125mg Acid clavulanic)/ lần, lặp lại sau 8 giờ
- Trẻ em dưới 40kg: Dùng 20mg/ kg Amoxicillin/ ngày, chia thành nhiều lần uống
Tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng kháng sinh phối hợp Amoxicillin + Acid clavulanic: Ỉa chảy, buồn nôn, ngứa, ngoại ban,…
3. Trimethoprim + Sulfamethoxazol
Hai loại kháng sinh này được phối hợp nhằm gây ức chế quá trình tổng hợp thymin và purin, dẫn đến tình trạng ngăn chặn sản sinh DNA và tiêu diệt vi khuẩn.
Trimethoprim + Sulfamethoxazol thường được sử dụng cho bệnh nhân viêm xoang nhiễm khuẩn có nguy cơ kháng thuốc cao hoặc đã kháng một trong hai loại kháng sinh này.
Tác dụng phụ thường gặp: Sốt, nôn mửa, buồn nôn, viêm lưỡi và tiêu chảy.
4. Cephalosporin (thế hệ 2, 3, 4)
Cephalosporin thế hệ 2, 3, 4 được sử dụng trong quá trình điều trị viêm xoang. Một số loại kháng sinh Cephalosporin được sử dụng trong điều trị viêm xoang nhiễm khuẩn:
- Cefalor
- Cefuroxim
- Cefprozil
- Cefdinir
- Cefixime
- Cefpodoxim
Tuy nhiên nhóm kháng sinh này không được sử dụng khi nhiễm trùng xoang do các vi khuẩn sau gây ra: Streptococcus pneumonia kháng penicillin, Staphylococcus epidermidis kháng methicillin, Staphylococcus aureus kháng methicillin, Staphylococcus coagulase âm tính,…
Tác dụng không mong muốn:
- Phản ứng phản vệ (nổi mề đay, co thắt phế quản,…)
- Tăng bạch cầu ái toan
- Sốt
- Phát ban dát sần
Bệnh nhân bị dị ứng nhóm kháng sinh penicillin có nguy cơ dị ứng chéo với Cephalosporin.
Đọc thêm: Thuốc điều trị viêm xoang của Nhật an toàn và tốt nhất hiện nay
5. Erythromycin
Erythromycin là kháng sinh trị viêm xoang thuộc nhóm macrolid, thường được sử dụng khi bệnh nhân dị ứng với các kháng sinh beta – lactam. Erythromycin có tác dụng kìm khuẩn bằng cách ức chế tổng hợp protein ở vi khuẩn gây bệnh.
Liều dùng thông thường:
- Người lớn: Dùng 250 – 500mg/ 2 – 4 lần/ ngày
- Trẻ em trên 8 tuổi: Dùng 30 – 50mg/ kg/ ngày, chia thành nhiều lần uống.
- Trẻ từ 2 – 8 tuổi: Dùng 1g/ ngày, chia thành nhiều lần uống
- Trẻ dưới 2 tuổi: Dùng 500mg/ ngày, chia thành nhiều lần uống
Tác dụng phụ thường gặp chủ yếu xảy ra ở đường tiêu hóa, bao gồm nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng,…
6. Azithromycin
Azithromycin có hoạt tính kháng khuẩn phổ rộng. Loại thuốc trị viêm xoang này tác dụng tốt đối với Staphyloccus aureus, Streptococcus và Pneumococcus.
Liều dùng thông thường:
- Người lớn: Dùng 500mg trong lần đầu tiên, sau đó duy trì 250mg/ ngày trong 4 ngày.
- Trẻ em: Dùng 10mg/ kg trong ngày đầu tiên và duy trì 5mg/ kg/ ngày trong 4 ngày tiếp theo.
Tác dụng không mong muốn khi sử dụng Azithromycin tương tự các loại kháng sinh khác, bao gồm buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng và nôn mửa.
Gợi ý: 7 cây thuốc xông trị viêm xoang an toàn, lành tính khi dùng
Những điều nên biết khi dùng kháng sinh trị viêm xoang
- Chỉ sử dụng kháng sinh khi bác sĩ yêu cầu.
- Tránh tình trạng tự ý dùng kháng sinh không nhạy cảm với vi khuẩn gây bệnh.
- Tuân thủ kháng sinh đồ và liều lượng được chỉ định.
- Trong trường hợp dị ứng kháng sinh (chủ yếu ở bệnh nhân dùng kháng sinh cephalosporin và penicillin), cần ngưng thuốc và thông báo với bác sĩ.
- Kháng sinh có thể giảm hiệu lực khi phối hợp với một số loại thực phẩm và thuốc điều trị.
- Bên cạnh thuốc kháng sinh, bệnh nhân viêm xoang nhiễm khuẩn nên sử dụng thuốc giảm đau, dung dịch vệ sinh mũi, thuốc xịt mũi,…
- Bệnh nhân suy giảm chức năng gan, thận và người đang mang thai cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
- Với những trường hợp viêm xoang do dị ứng hoặc virus, việc sử dụng kháng sinh thường không đem lại hiệu quả. Do đó trước khi sử dụng kháng sinh, bạn cần tiến hành chẩn đoán nguyên nhân và vi khuẩn gây nhiễm trùng xoang
Việc sử dụng thuốc khác sinh cần được thông qua sự chỉ định của bác sĩ. Tránh sử dụng thuốc bừa bãi vì có thể sẽ gây ra hậu quả khó lường cho sức khỏe.
Có thể bạn quan tâm:
- 10 cách chữa viêm xoang hàm tại nhà hiệu quả dễ thực hiện
- 5 thuốc điều trị viêm xoang của Mỹ an toàn, được tin dùng
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!