Thói quen bẻ khớp ngón tay và những tác hại khôn lường

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Bẻ khớp ngón tay là hành vi phổ biến mà nhiều người thực hiện để tạo cảm giác thoải mái ở các khớp, nhưng đôi khi chỉ để “cho vui”. Và nếu việc làm này thường xuyên tiếp diễn trong thời gian dài có thể khiến màng khớp cùng với các dây chằng xung quanh khớp giãn dần ra, dẫn đến các vấn đề xương khớp như thoái hóa, bào mòn hoặc viêm mặt sụn khớp.

Bẻ khớp ngón tay có sao không?

Các chuyên gia xương khớp chỉ ra rằng bẻ khớp tay thường mang lại cảm giác thoải mái hoặc đôi khi gây đau nhức. Nếu chỉ nghe thấy tiếng lục cục mà không có triệu chứng khác, điều này bình thường và không hại khớp.

bé khớp ngón tay
Bẻ các khớp ngón tay có gây ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Tiếng lục cục khi bẻ khớp tay có thể từ vỡ bong bóng trong chất hoạt dịch hoặc tiếng bật của dây chằng. Dây chằng, giống như dải cao su giữa khớp và cơ, khi cử động sẽ tạo ra âm thanh này, nhưng không gây hại.

Theo bác sĩ chụp X quang Robert D. Boutin và bác sĩ phẫu thuật Robert Szabo, nghiên cứu trên 40 đối tượng, kết luận bẻ khớp tay là vô hại, không ảnh hưởng sức khỏe, có thể giúp khởi động khớp mà không gây ra sưng, viêm hay bệnh xương khớp.

Nếu bẻ khớp có tiếng lục khục trong khớp, gây đau nhức hoặc sưng, cần kiểm tra y tế ngay vì đó có thể là dấu hiệu của bệnh xương khớp cần điều trị sớm.

Tham khảo thêm: Bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ, chạy bộ hay không?

Tác hại của việc bẻ khớp ngón tay không ai ngờ đến

Bẻ khớp tay thông thường không hại, nhưng nếu thực hiện không đúng cách có thể gây chấn thương, ảnh hưởng đến sức khỏe xương khớp. Nếu cảm thấy đau và sưng tại khớp sau khi bẻ, cần lưu ý về các bệnh liên quan.

hậu quả của việc bẻ khớp tay
Bẻ khớp tay quá nhiều có thể làm lỏng khớp và gây ra viêm khớp

1. Viêm khớp

Dựa vào cấu trúc giải phẫu, mỗi khớp xương có 2 mặt khớp và bao khớp bảo vệ. Hệ thống dây chằng gắn kết và cố định các khớp lại với nhau.

Bẻ khớp tay hoặc chân kéo giãn dây chằng, nhưng lặp lại thường xuyên có thể gây rách dây chằng. Bẻ khớp nhiều cũng làm lỏng lẻo các khớp và tăng nguy cơ viêm khớp.

2. Hao mòn bề mặt khớp xương

Bẻ khớp ngón tay không nên là một hành động chỉ để vui vì có thể gây hao mòn khớp xương và tăng nguy cơ mắc bệnh xương khớp, như thoái hóa khớp và viêm mặt sụn khớp.

Biểu hiện âm thanh khi bẻ khớp có thể vô hại, nhưng việc làm này trong thời gian dài có thể gây chấn thương, làm tăng áp lực lên mặt khớp và gây hao mòn chất sụn, gia tăng nguy cơ mắc bệnh xương khớp.

Ngoài hậu quả trên, việc bẻ khớp tay cũng gây ảnh hưởng khi về già. Đau nhức ở khớp tay là điều không thể tránh khi lớn tuổi nếu bạn duy trì thói quen này, đặc biệt khi chức năng vận động của xương khớp giảm đi.

phòng tránh bệnh khớp
Có thể thay hành động bẻ khớp tay bằng các động tác duỗi tay nhẹ nhàng

Tham khảo thêm: Bị bệnh thoái hóa khớp gối nên ăn gì? Không nên ăn gì?

Lời khuyên dành cho người có thói quen bẻ khớp ngón tay

Dưới đây là các lời khuyên từ các chuyên gia nếu bạn có ý định bẻ khớp:

  • Tránh bẻ khớp tay quá mức để ngăn ngừa tổn thương cho bao khớp và dây chằng.
  • Thay thế bằng các cử động nhẹ nhàng và không đau để giữ cho khớp linh hoạt.
  • Dừng hành động bẻ khớp khi cảm thấy mỏi, thay vào đó thực hiện các cử động khớp qua lại nhẹ nhàng.
  • Hạn chế phát ra tiếng kêu khi thực hiện các cử động này để tránh căng thẳng không cần thiết cho khớp.
  • Các cử động nhẹ nhàng và đơn giản có thể cải thiện tuần hoàn máu đến các mô, giúp giảm nguy cơ viêm và tổn thương.

Như vậy, bẻ khớp ngón tay hoàn toàn vô hại nhưng nếu bạn không biết cách bẻ khớp đúng, chúng sẽ khiến các bạn gặp nhiều vấn đề rắc rối về xương khớp. Vì vậy, để tránh được các vi chấn thương hoặc hiện tượng dính khớp trong tương lai, bạn nên xoa dịu cảm giác tê cứng ngón tay bằng các biện pháp khác thay vì bẻ khớp.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Bị thoái hóa khớp gối nên tập gì giúp nhanh phục hồi? Bị thoái hóa khớp gối nên tập gì giúp nhanh phục hồi?

Người bị thoái hóa khớp gối nên tập luyện những bài tập thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, yoga,…

Cách chữa thoái hóa khớp gối bằng thuốc Nam

Chữa thoái hóa khớp gối bằng thuốc Nam là một phương pháp truyền thống đã được nhiều bệnh nhân tin…

Thuốc khớp Xukoda – Công dụng, cách dùng và giá bán

Thuốc khớp Xukoda là sản phẩm của công ty Hoàng Thăng Long được sản xuất dược theo sự kết hợp…

Bài thuốc chữa thoái hóa cột sống từ lá ngải cứu

Chữa thoái hóa cột sống từ lá ngải cứu không chỉ là phương pháp dân gian truyền khẩu từ nhiều…

Bị bệnh thoái hóa khớp gối nên ăn gì? Không nên ăn gì?

Bệnh thoái hóa khớp gối nên ăn gì? Ngoài việc sử dụng thuốc và các phương pháp điều trị tích…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua