Điều trị viêm mũi dị ứng bằng thuốc Tây
Điều trị viêm mũi dị ứng bằng thuốc Tây có thể cải thiện được tình trạng bệnh. Tuy vẫn chưa có loại thuốc nào chữa được dứt điểm, nhưng vẫn có thể giảm được triệu chứng và nguy cơ bùng phát bệnh.
Những loại thuốc điều trị viêm mũi dị ứng
1. Thuốc kháng histamine
Thuốc kháng histamine đã được sử dụng để điều trị các triệu chứng dị ứng trong nhiều năm nay. Một số loại không kê đơn có thể sử dụng bao gồm:
- Fexofenadine (Allegra
- Desloratadine (Clarinex)
- Cetirizine (Zyrtec)
- Loratadine (Claritin)
- Diphenhydramine (Benadryl)
Xem thêm: Thuốc xịt mũi Flixonase – Tác dụng, liều dùng và giá bán
2. Thuốc thông mũi
Thuốc thông mũi sẽ giúp thu nhỏ các mô mũi và mạch máu đang sưng để giảm triệu chứng bệnh.
Thuốc thông mũi có thể làm giảm nghẹt mũi và thường được kê chung với thuốc kháng histamine.
Một số loại thuốc thông mũi không kê đơn bao gồm:
- Oxymetazoline (thuốc xịt mũi Afrin)
- Pseudoephedrine (Sudafed)
- Cetirizine (Zyrtec-D)
- Phenylephrine (Sudafed PE)
Thuốc thông mũi sẽ gây ra một số tác dụng phụ như: tăng huyết áp, gây mất ngủ, khó chịu và hạn chế lưu lượng nước tiểu.
3. Thuốc nhỏ mắt thuốc xịt mũi
Hai loại thuốc này có thể giúp cắt giảm cơn ngứa và các triệu chứng khác liên quan đến viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên, một số loại thuốc xịt mũi và thuốc nhỏ mắt không được khuyến cáo sử dụng lâu dài.
Gợi ý: Top 6 Loại Máy Trị Viêm Mũi Dị Ứng Dễ Dùng, Hiệu Quả
4. Chất ổn định tế bào Mast
Chất ổn định tế bào Mast có thể được sử dụng để điều trị viêm mũi dị ứng nhẹ và trung bình. Tuy nhiên, tác dụng của hoạt chất khá chậm, cần một vài tuần để nhận thấy tác dụng.
Một số ví dụ về chất ổn định tế bào Mast:
- Natri Cromolyn
- Lodoxamide – Tromethamine
- Pemirolast (Alamast)
- Nedocromil (Alocril)
5. Liệu pháp tiêm miễn dịch
Những mũi tiêm này có thể làm giảm và kiểm soát các phản ứng dị ứng của bạn. Tuy nhiên, đây là một liệu pháp yêu cầu thời gian điều trị kéo dài.
Trong 3 đến 6 tháng đầu tiên, bác sĩ sẽ tiêm thuốc 3 lần/ tuần.
Trong giai đoạn tiếp theo, bác sĩ sẽ tiêm 2 – 4 tuần/ lần trong suốt 3 đến 5 năm. Khi đi đến giai đoạn này, các dấu hiệu bệnh đã bắt đầu ít hoặc biến mất hoàn toàn.
Đọc thêm: 2 Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối hiệu quả
6. Liệu pháp miễn dịch đặt dưới lưỡi
Nó hoạt động tương tự như một mũi tiêm chống dị ứng. Hiện nay đây là một phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng nói riêng và dị ứng nói chung khá phổ biến.
Các tác dụng phụ phổ biến của liệu pháp này bao gồm: ngứa miệng, lỡ miệng, kích thích ở tai và họng, sốc phản vệ.
Bài viết đề cập đến việc điều trị viêm mũi dị ứng bằng thuốc Tây. Trước khi sử dụng thuốc, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn trong việc chữa trị.
Tham khảo thêm:
- Top 8 Loại Thuốc Xịt Trị Viêm Mũi Dị Ứng Được Tin Dùng Hiện Nay
- 10Thuốc Trị Viêm Mũi Dị Ứng An Toàn Hiệu Quả
Bình luận (1)
Tôi rất muốn chữa viêm mũi dị ứng theo trên cho tôi hỏi phải chữa ở đâu