Điều trị táo bón dễ dàng bằng bài thuốc thảo dược – “Khắc tinh” của mọi bệnh lý tiêu hóa

Táo bón là một triệu chứng phổ biến và hầu như ai cũng mắc chứng bệnh này 1 lần trong đời. Bệnh xuất hiện có thể do từ chính những thói quen xấu trong sinh hoạt. Nếu để lâu, người bệnh có nguy cơ mắc trĩ, rối loạn chức năng tiêu hóa và nguy hiểm nhất là biến chứng ung thư trực tràng. Đẩy lùi triệu chứng táo bón không khó với bài thuốc từ thảo dược của Trung tâm Thuốc dân tộc.

Cảnh báo nguy cơ bị táo bón bởi những thói quen không ngờ đến

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan, Giám đốc chuyên môn Trung tâm Thuốc dân tộc cho biết: Chứng táo bón xuất hiện có thể là hệ lụy của 1 số bệnh lý như:

  • Bệnh về hệ tiêu hóa: u tại ruột, hẹp đường ruột, tắc ruột…
  • Những vấn đề ở đại tràng: Các bệnh về co thắt đại tràng có khả năng gây ra táo bón thường xuyên do phân không thể bài tiết ra ngoài cơ thể
  • Các bệnh lý khác phải dùng đến kháng sinh: Nhiều loại thuốc đặc biệt là thuốc kháng sinh có thể gây ra tình trạng phân khô cứng, ức chế co bóp khiến táo bón xuất hiện

Tuy nhiên, có rất nhiều những thói quen xấu trong sinh hoạt là nguyên nhân gây táo bón một cách trực tiếp.

Thói quen gây bệnh táo bón
Lối sống, chế độ ăn thiếu lành mạnh làm tăng nguy cơ mắc táo bón

Cách hiểu đúng về chứng táo bón – Căn bệnh gần 1/3 dân số mắc phải

Chuyên gia định nghĩa: Táo bón là tình trạng đại tiện khó và khoảng cách giữa các lần đại tiện kéo dài hơn bình thường. Thông thường, nếu bạn đi đại tiện ít hơn 3 lần/ tuần, bạn có khả năng đã mắc táo bón.

Không khó để nhận ra mình mắc táo bón, đặc biệt là khi bạn có những triệu chứng sau đây:

  • Số lần đại tiện giảm: ít hơn 3 lần/tuần.
  • Phân rắn chắc: Phân thường vón cục, có màu đen, trọng lượng nhỏ.
  • Đại tiện khó khăn: Mỗi lần đi ngoài thường kéo dài và phải dùng sức rặn mới có thể đẩy phân ra được, nhưng cảm giác vẫn còn phân trong bụng.
  • Đi ngoài ra máu: bạn có thể cảm thấy đau rát khó chịu khi đi cầu, đôi khi bật cả máu tươi do hậu môn bị rách, sa hậu môn.
  • Triệu chứng về đường tiêu hóa: đầy hơi, trướng bụng, phình to…, chức năng tiêu hóa cũng bị giảm sút nghiêm trọng.

Triệu chứng toàn thân: táo bón khiến người bệnh trở nên mệt mỏi, lo lắng buồn phiền, mất tập trung, nhức đầu, ngủ không ngon giấc…

Táo bón là bệnh thường gặp
Táo bón là một trong những bệnh lý về tiêu hóa rất thường gặp ở VN

Ở Việt Nam, những năm gần đây, tình trạng táo bón thường gặp chủ yếu ở trẻ em, thanh niên, đặc biệt là những người làm việc nơi công sở đang ngày càng tăng mạnh, số người bị táo bón ngày càng lớn. Nguyên nhân chủ yếu do áp lực công việc nặng nề, tâm lý căng thẳng quá mức, cộng thêm ít vận động, thể dục thể thao và phải ngồi lâu trong văn phòng.

Táo bón thường tự hết nếu bạn thay đổi lối sống, nhưng táo bón mãn tính sẽ khó trị liệu hơn và thường là triệu chứng của một tình trạng bệnh khác. Táo bón có thể là triệu chứng của các bệnh ở đại trực tràng (ruột già và ruột kết) khác. Các bệnh gây táo bón có thể là bệnh nhẹ và phổ biến như trĩ, polyp đại trực tràng hoặc nghiêm trọng như ung thư đại trực tràng.

Những hệ lụy mà cơ thể phải gánh chịu khi bạn không điều trị táo bón kịp thời, đúng cách

Bên cạnh những triệu chứng tại chỗ và toàn thân mà bạn phải chịu đựng, táo bón còn kéo theo hàng loạt những bệnh lý khác khiến cuộc sống của bạn bị đảo lộn.

Bệnh táo bón kéo theo nhiều bệnh lý khác
Táo bón nếu không can thiệp kịp thời có thể khiến bạn phải chịu những hệ lụy nguy hiểm hơn

Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt ngay để cải thiện táo bón

Các chuyên gia cho biết bạn nên thay đổi chế độ ăn:

  • Uống nhiều nước: uống đủ 1,5 – 2l nước mỗi ngày, uống ngay cả khi không khát. Hạn chế uống trà đặc, rượu bia, coca, cà phê…
  • Tăng cường chất xơ trong chế độ ăn (trái cây, rau quả tươi, ngũ cốc) giúp thúc đẩy nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón. Nên ăn ít nhất 18 – 30g chất xơ mỗi ngày

Ngoài ra, bạn nên tăng cường vận động:

  • Hoạt động thể chất giúp tăng hoạt động của các cơ trong ruột, tăng nhu động ruột
  • Tập thể dục hằng ngày bằng cách đi bộ hoặc chạy bộ, hít thở bằng bụng ít nhất 30p mỗi ngày, giúp tinh thần sảng khoái, ăn ngon miệng, tăng nhu động ruột.

Xem thêm video: Phương pháp đơn giản Cải thiện hệ Tiêu hóa, Giảm đầy hơi, Táo bón – Thuốc Dân Tộc

Đồng thời nên cải thiện thói quen đi vệ sinh:

  • Bố trí thời gian cố định trong ngày để đi vệ sinh, tránh căng thẳng, vội vàng
  • Tránh trì hoãn khi có dấu hiệu muốn đi vệ sinh
  • Thử đặt chân lên 1 chiếc ghế đẩu thấp khi đi vệ sinh, sao cho đầu gối cao hơn hông

Chỉ dùng thuốc hỗ trợ nhuận tràng như một giải pháp cuối cùng

Nhiều người khi bị táo bón có thể tìm đến các thuốc hỗ trợ nhuận tràng (chất bôi trơn, thụt hậu môn, chất làm mềm phân, chất kích thích nhu động ruột…).

Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng các loại thuốc này khi chưa thử thay đổi thói quen sống. Bởi thuốc này có thể mang lại 1 số tác dụng không mong muốn khác như tiêu chảy, lệ thuộc thuốc…

Nếu cần dùng đến thuốc thì Đông y sẽ là 1 sự lựa chọn tối ưu, mà lại an toàn, hiệu quả hơn cả.

Đẩy lùi táo bón từ gốc theo quan điểm của Đông y

Chữa táo bón theo đông y
Đông y xếp táo bón thành 4 thể riêng biệt

Theo Đông y thì nguyên nhân gây ra bệnh táo bón phần nhiều do nhiệt chứng, tà nhiệt xâm nhập vào kinh dương minh phủ thực, hoặc do khí hư, huyết hư, tân dịch suy kém gây ra. Muốn điều trị táo bón hiệu quả thì phải tư âm dưỡng huyết, sinh tân nhuận tràng, phá kết thông tiện.

Áp dụng đúng những nguyên lý ấy, Trung tâm Thuốc dân tộc đã nghiên cứu, bào chế và phối kết nhiều loại dược liệu quý hiếm, tạo nên một giải pháp hoàn hảo cho những người bị táo bón.

Bài thuốc từ thảo dược Đông y của Trung tâm Thuốc dân tộc giúp bạn chấm dứt chứng táo bón

Sau nhiều năm sưu tầm, gìn giữ và phát triển hơn 100 bài thuốc cổ phương của nhiều dân tộc, Trung tâm Thuốc dân tộc nhận thấy rằng, bài thuốc của người H’Mông đem đến công dụng hiệu quả trong đẩy lùi chứng táo bón và nhiều bệnh lý về đường tiêu hóa, trực tràng khác (điển hình là trĩ).

Do đó, các chuyên gia đầu ngành về YHCT tại Trung tâm đã tiến hành nghiên cứu sâu hơn, phối hợp, gia giảm hơn 30 loại thảo dược khác nhau để tạo nên một bài thuốc phù hợp với cơ địa, thể trạng người bệnh ngày nay.

Chữa táo bón bằng thảo dược đông y
Thông tin thành phần, công dụng của bài thuốc trị chứng táo bón của Thuốc dân tộc

Bài thuốc của Trung tâm Thuốc dân tộc cũng có những ưu điểm như:

  • An toàn, lành tính, không tác dụng phụ
  • Các vị thuốc có thể gia giảm để phù hợp với cơ địa và thể bệnh
  • Can thiệp vào căn nguyên gốc rễ nguyên nhân gây táo bón
  • Trị bệnh từ gốc, hiệu quả lâu dài, phòng bệnh tái phát
  • Có thể dùng được cho trẻ em, phụ nữ có thai và sau sinh dưới sự chỉ định của bác sĩ
  • Dạng bào chế tiện dụng, thuận tiện cho việc mang theo và sử dụng

Một ưu điểm nữa không thể bỏ qua giúp bạn có thể tin tưởng bài thuốc của Trung tâm Thuốc dân tộc so với các sản phẩm khác trên thị trường hiện nay đó chính là nguồn dược liệu.

Với thị trường thuốc Đông y hơn 60% là dược liệu giả, “rác thuốc” bị rút hết dược chất thì những cây thuốc đảm bảo chất lượng, xuất xứ hơn bao giờ hết trở thành 1 điểm cộng lớn trong mắt người bệnh.

Xem thêm video: Thuốc dân tộc chủ động về nguồn dược liệu sạch trong sản xuất, sản xuất thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ

Với sự chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào (100% thảo dược thiên nhiên sạch đạt chuẩn GACP-WHO) cộng với nhà máy sản xuất đạt chuẩn GMP-WHO, bạn có thể tin tưởng vào chất lượng sản phẩm, bài thuốc của Trung tâm.

Bên cạnh đó, bạn còn được đội ngũ chuyên gia đầu ngành về YHCT thăm khám, tư vấn và điều trị trong suốt quá trình. Tất cả các bác sĩ tại đây đều có giấy phép hành nghề. Có thể điểm qua một vài bác sĩ chính chính như:

  • Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan, Giám đốc chuyên môn Trung tâm Thuốc dân tộc, Nguyên Trưởng khoa Nội, Trưởng khoa Khám bệnh BV YHCT TW.
  • Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh, Trưởng khoa Nội, khoa châm cứu trị liệu Trung tâm Thuốc dân tộc, Trưởng khoa Nội Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Ương.

Hiệu quả của bài thuốc chữa táo bón đã được kiểm chứng qua một khảo sát của Trung tâm Thuốc dân tộc. Kết quả công bố ngày 14/4/2011 trước các chuyên gia đầu ngành tiêu hóa trực tràng Việt Nam cho thấy:

  • 88,4% bệnh nhân hết táo bón, đau rát, giảm hẳn triệu chứng đi nặng ra máu sau 3 tháng.
  • 3% số bệnh nhân hết đại tiện ra máu sau 3 tháng sử dụng thuốc.
  • 4,3% bệnh nhân còn tình trạng đi ngoài ra máu, táo bón do không tuân thủ tư vấn của bác sĩ, sử dụng thuốc ngắt quãng.

Hàng nghìn bệnh nhân đã tìm đến 3 cơ sở của Thuốc dân tộc tại: Hà Nội, Quảng Ninh, Hồ Chí Minh và họ đã tìm ra giải pháp cho riêng mình. Chúng tôi luôn mong muốn mang đến cho bạn phương cách tốt nhất và nhanh chóng nhất để mang đến cho bạn một cuộc sống khỏe mạnh, tự tin nhất.

Hãy liên hệ ngay với các bác sĩ của Trung tâm Thuốc dân tộc và việc còn lại chuyên gia sẽ giải quyết giúp bạn!

Ngày đăng 13:46 - 22/06/2022 - Cập nhật lúc: 10:30 - 24/05/2024
Chia sẻ:

Bình luận (115)

  1. Đào Hoàn
    Đào Hoàn says: Trả lời

    Em bị táo bón từ năm học cấp 2, cấp 3 mặc dù em thay đổi thói quen ăn uống, ăn nhiều rau xanh, chất xơ và uống nhiều nước mà chả khả quan gì cả. E sợ có khi bị trĩ cũng nên. Ai gặp trường hợp như em thì giúp e với, có bài thuốc gi chữa được k? Nơi khám trĩ ở đâu tin tưởng đc ah. Cảm ơn mọi người

    1. Phùng Kim Thoa
      Phùng Kim Thoa says:

      Buổi sáng ngủ dậy bạn cứ pha 2 thìa mật ong (xịn í, chứ mật ong bán đầy rẫy ở siêu thị ko ăn thua đâu), với 1 cốc nước ấm nóng rồi uống. Sau đó đi vệ sinh (cố gắng tạo thói quen đi VS lúc này để làm sạch ruột).Sau đó 15p thì ăn sáng, mình cũng bị táo ghê lắm mà dùng phương pháp này trộm vía đã đỡ nhiều. làm kiên trì nhé.

    2. Lina Pham
      Lina Pham says:

      Trước đây mình mang thai lần đầu bị táo bón nhiều lắm, kết quả sau khi sinh mình bị trĩ nặng, đi chữa mấy lần đều không khỏi, sau có bà chị mách cho bác sĩ Vân Anh ở Viện YHCT TW bác đã nghỉ hưu và đang ctac ở TT TDT, mình đến khám và uống thuốc bác sĩ kê 3 tháng thấy ổn . Bác sĩ này chuyên chữa bệnh bằng thuốc nam khá an toàn

  2. Trần Văn Thân
    Trần Văn Thân says: Trả lời

    E năm nay 24t nhưng đã trĩ . E biết bệnh từ rất lâu r và khi nó lòi ra cách đây cũng 5-6 năm ( Trĩ nội ) . E vừa nhập viện mổ được 1 tháng ( khi ấy nó to quá . đẩy không vào hết không đứng ngồi đi làm bình thường đc ) giờ cũng đc hơn 2 tháng rồi , Đi lại ngồi đứng dễ dàng rồi . Nhưng vấn đề là e đi vệ sinh vẫn đau ( phân mềm mại thì có đau 1 tý , mà em thường xuyên bị phân cứng , đầu thì táo bón bắn nguyên bi , song đến đuôi thì nát lỏng . gặp phân cứng táo bón thì đau nhăn mặt 2 bàn tay chỉ có nắm đai quần chịu đựng thôi vì không dám dặn nên nó cứ mắc nửa trong nửa ngoài :(( thốn lắm ) Tình trạng này kéo dài đc tháng trời roiif ( ngày nào e cũng đi vệ sinh vào buổi sáng sau khi thức dậy nhé ) . E mua thuốc nhuộn tràng bổ sung men lợi khuẩn uống nước ăn rau các kiêu r vẫn thế, vẫn đề này là cái thứ nhất em muốn Bs và các Anh Chị đã mắc bệnh này tư vẫn giúp e cho phân nó mượt mà thành khuôn . 3 hôm nay lại bắn nguyên bi thoii lại làm em lo thêm.Em có quai lại khám bv nơi e mổ bs bảo vẫn chưa lành không lên da non đc nên đi vs cọ vào đau

    1. Lập Hy
      Lập Hy says:

      Bạn lấy rau diếp cá say nhỏ ra uống hàng ngày. Bảo đảm khỏi. Nhưng phải uống hàng ngày. uống sống thì tốt hơn. Còn ko thì đun chín lên uống cho an toàn

    2. Việt
      Việt says:

      Uống nhiều nước và ăn nhiều hoa quả bạn nhé. Mình mổ được bốn tháng giờ ổn rồi. Bạn nhớ kiêng đồ cay nóng và bia rượu, chúc bạn nhanh khỏi

    3. Cuong Tu Van
      Cuong Tu Van says:

      Ai trai qua moi biet may ma gio minh khoi roi đó. Trước kia cứ ngoi xuong la ra máu huhu

    4. Trần Văn Thân
      Trần Văn Thân says:

      Bạn chữa bằng cách nào mà khỏi được thế có thể chia sẻ cho m đc hok?

  3. Lê Ngọc Hiền
    Lê Ngọc Hiền says: Trả lời

    Mình bị trĩ nội 2 năm. Giờ cấp độ 3 có cách nào khỏi được không xin bác sĩ tư vấn giúp tôi qua số điện thoại này 0974363123

  4. Adele Juan
    Adele Juan says: Trả lời

    Em có bầu 20 tuần. Táo bón quá, lần nào đi ngoài cũng bị chảy máu. Hậu môn thừa ra một ít da thừa (1cm). Em sợ em bị bệnh trĩ mất rồi. Có mẹ nào biết bác sỹ nào chữa và khám bệnh tế nhị này không? Cho em địa chỉ cụ thể nhé.

    1. Phùng Tuyết
      Phùng Tuyết says:

      mình cũng bị giống bạn đây, càng ngày càng nặng, đau lắm. Nhưng tình hình đó là chung đối với các bà bầu mà, nhất là càng gần ngày sinh, thai càng nặng càng đè lên trực tràng càng bị nặng. Mình đã hỏi bác sĩ khám thai nhiều lần, nhưng rốt cục ông ấy cứ khuyên là ăn nhiều chất sơ.Với mình, kinh nghiệm cụ thể thế này, bạn thử xem sao nhé.Mình hàng ngày ăn chuối tiêu, 3 đến 4 quả, cộng với sữa chua, đu đủ – đặc biệt cái món đu đủ này không thể thiếu, nếu thiếu đu đủ thì biết nhau ngay. Rồi mình ăn nhiều rau có chất xơ, ăn cam cả cùi, mỗi ngày hai ba quả gì đó, rồi ăn bưởi…Mình thấy đỡ nhiều lắm bạn ạ.Bạn thử ăn thế xem sao nhé, chứ để lâu mà không điều trị là đến khi sinh xong thì khổ lắm.

    2. Adele Juan
      Adele Juan says:

      Em cũng ăn nhiều rau củ quả lắm nhưng do phải uống thuốc sắt với canxi rồi các loại vitamin nên em bị táo kinh khủng, lần nào đi ngoài cũng bị chảy máu, đã thử hết các cách rồi ngoài ăn uống em còn kết hợp uống cái duphalac mua ở hiệu thuốc rồi đủ loại chất sơ với bột rau uống hàng ngày mà chả đỡ đc tí nào, đang tính uống thuốc nam ko biết liệu có ổn không? Em chỉ sợ ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng thôi. Giờ mà ko điều trị thì cũng có nguy cơ gây tình trạng đẻ non hay tử cung bị co bóp gây động thai, em lo lắng quá mọi người chia sẻ giúp em với

    3. Dũng Lương
      Dũng Lương says:

      Thuốc nam thì thành phần là thảo dược thì dùng an toàn cho mẹ bầu và trẻ nhỏ, chắc ko ảnh hưởng gì đâu nhưng bạn cứ hỏi bác sĩ cho chắc, trước mẹ tôi bị táo bón do điều trị dạ dày dùng nhiều thuốc tây quá, sau ko thể uống thuốc tây đc nên tôi đưa mẹ đến trung tâm thuốc dân tộc khám và chữa thì được bác sĩ kê thuốc nam, vừa kết hợp điều trị dạ dày vừa điều trị bệnh táo bón, mẹ tôi sắc thuốc uống khoảng hơn 2 tháng là chấm dứt bệnh, sau đó bs có tư vấn dùng thêm 1 tháng để bệnh khỏi triệt để và tránh tái phát, mẹ tôi điều trị xong từ đó đến giờ cũng khoảng 3 năm rồi chưa bị lại, tôi thấy điều trị ở trung tâm thuốc dân tộc cực kì tốt, giờ vợ tôi mới sinh xong được 5 cũng đang có hiện tượng tb, tôi đang tính đi cắt thuốc về cho vợ uống đây.

    4. Bích Thảo
      Bích Thảo says:

      Mình cũng đã từng bị hồi bầu xong mình cứ chấp nhận sống chung với lũ thôi .Đến lúc sinh xong đii khám mấy lần. Họ bảo cắt mà k khỏi. Vẫn như vậy. May nhờ có người bạn giới thiệu nên uống mấy chục thang thuốc đông y của đơn vị thuốc dân tộc này. Bây giờ mình đã khỏi hẳn. Bị bệnh này mình kiêng ăn các loại chất nóng như ớt, cafe, rượu bia các chất kích thích. Nên ăn nhiều hoa quả và uống nhiều nước lọc (đặc biệt là kiêng ăn thịt chó 100%). Lúc đi vệ sinh không được rặn mạnh, nên đi vệ sinh ở bồn cầu ngồi.

    5. Tạ Quỳnh Phương
      Tạ Quỳnh Phương says:

      Chị ơi cho em sinh xong cũng bị táo quá thể là táo, dùng đủ mọi cách cũng ko đỡ chút nào, giờ em đang cho bé bú liệu có uống được thuốc đông y không ạ?

    6. Bích Thảo
      Bích Thảo says:

      Cho con bú cũng sử dụng được thuốc này nhé, bạn uống vào còn phòng tránh cho bé bị táo cơ, kết hợp uống cả mát gan giải độc vào nữa cho hiệu quả, cứ đến khám bác sĩ sẽ tư vấn cho, mỗi trường hợp bs sẽ kê đơn thuốc và các vị thuốc khác nhau cho phù hợp với tình trạng của mỗi người, mình thấy khám bs Vân Anh rất nhiệt tình và có tâm, bạn cứ đến bs tư vấn cụ thể cho

  5. Lê Hồng Thái
    Lê Hồng Thái says: Trả lời

    Trời, bây giờ mới biết nhiều người giống mình quá… híc híc mình bị trĩ đã 12 tuần nay (kể từ khi mang bầu) khó chịu đến kinh người. May mà học được mấy kinh nghiệm của các cụ truyền lại cũng thấy hiệu quả nhiều:
    Thứ nhất: Đi WC vào một giờ nhất định trong ngày (buổi sảng thì tốt)
    Thứ hai: Ăn bưởi, đu đủ, uống nước Cam nguyên chất

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Táo bón đi ngoài ra máu – Cách xử lý & khắc phục tận gốc

Tình trạng táo bón đi ngoài ra máu là hệ quả do chế độ ăn ít chất xơ, uống không…

bệnh viêm gan Giải pháp hàng đầu điều trị viêm gan an toàn, hiệu quả từ thảo dược

Theo số liệu thống kê mới nhất, tỉ lệ mắc bệnh viêm gan tại Việt Nam thuộc nhóm cao nhất…

Giải pháp “vàng” đẩy lùi bệnh thấp khớp hiệu quả từ thảo dược

Thấp khớp là căn bệnh tự miễn khá phổ biến, gây ra các triệu chứng đau nhức, khô khớp khiến…

Thuốc xổ có tác dụng nhanh, giúp người bị táo bón đi đại tiện dễ hơn. Tuy nhiên, không nên lạm dụng thuốc xổ. Thuốc xổ trị táo bón: Khi nào nên dùng và cần lưu ý gì?

Thuốc xổ trị táo bón có tác dụng đào thải nhanh chóng phân cứng tích tụ trong đường ruột. Tuy…

Bài thuốc Thanh Bì Dưỡng Can Thang và 4 cái “NHẤT” trong điều trị bệnh chàm – eczema

Tái phát sau điều trị bệnh chàm - eczema là lý do khiến nhiều bệnh nhân bế tắc, từ bỏ…

Chia sẻ
Bỏ qua