Bệnh phong hàn là gì, có nguy hiểm không? Cách điều trị

Phong hàn là bệnh lý được đề cập trong y học cổ truyền gây mệt mỏi, đau nhức khắp cơ thể. Đây là một căn bệnh nguy hiểm và rất dễ mắc phải, đặc biệt là khi thay đổi thời tiết. Do đó, người bệnh cần tìm hiểu một số thông tin về bệnh lý này để có biện pháp điều trị và cải thiện hợp lý.

Bệnh phong hàn là gì?

Phong hàn là bệnh lý do tà khí, hàn khí bên ngoài môi trường xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Nếu gặp điều kiện khí hậu ẩm ướt (thấp nhiệt) thì được gọi là phong hàn thấp.

bệnh phong hàn là gì
Bệnh phong hàn khiến cơ thể mệt mỏi, đau nhức

Phong hàn thường xuất hiện ở thời điểm giao mùa, mưa nắng thất thường. Tình trạng này khiến cơ thể không thích nghi được với môi trường, dễ nhiễm lạnh và sinh bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh phong hàn

Có hai nguyên nhân cơ bản có thể dẫn đến phong hàn là nhiễm bệnh từ bên ngoài và bên trong cơ thể.

Nguyên nhân bên ngoài (nguyên nhân khách quan)

Đây là tình trạng sức khỏe của người bệnh bị ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài cơ thể. Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh thường là do hàn khí xâm nhập vào cơ thể dẫn đến suy nhược và sinh bệnh.

Các nguyên nhân bên ngoài cơ thể dẫn đến 2 loại bệnh phong hàn như:

  • Bệnh phong hàn: Thường xuất hiện khi cơ thể nhiễm lạnh, đi mưa, phơi sương, ngâm lâu trong nước lạnh. Một số dấu hiệu phổ biến bao gồm chảy nước mũi, nếu nghiêm trọng có thể dẫn đến phù thũng. Ngoài ra, một số dấu hiệu khác bao gồm đau xương khớp, thấp khớp,…
  • Chứng phong nhiệt: Phong nhiệt thường xuất hiện vào mùa nóng và có các triệu chứng như cảm nắng. Tình trạng này thường xảy ra khi người bệnh tiếp xúc với gió mang nhiệt, không khí khô dẫn đến cảm, sốt, khó chịu, nóng trong người, nước tiểu đổi màu, sưng đỏ mắt,…

Nguyên nhân từ bên trong (nguyên nhân chủ quan)

Các nguyên nhân gây phong hàn từ bên trong thương là do tâm lý không ổn định, chế độ ăn uống thất thường khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi và dẫn đến phong hàn.

Ngoài ra, một số bệnh lý như cao huyết áp, viêm loét dạ dày tá tràng, bao tử hoạt động kém, ngủ không đủ giấc, ăn không ngon miệng,… cũng làm tăng nguy cơ suy nhược cơ thể và nhiễm bệnh phong hàn. Bên cạnh đó, nếu tình trạng mệt mỏi, suy nhược kéo dài có thể dẫn đến rối loạn lưỡng cực, trầm cảm.

Dấu hiệu nhận biết bệnh phong hàn

Một số triệu chứng và dấu hiệu nhận biết bệnh phong hàn như sau:

bệnh phong hàn nên ăn gì
Phong hàn khiến người bệnh bị cứng khớp, khó cử động các khớp
  • Cứng các khớp, khó co duỗi hoặc cử động các khớp.
  • Nhức mỏi toàn thân hoặc bị phù thũng ở thắt lưng và các chi dưới.
  • Thường xuyên đau quặn bụng, sôi bụng, đầy bụng khó tiêu.
  • Có các triệu chứng cảm lạnh như nhức đầu, ho nhiều, ngạt mũi, sốt nhẹ, chảy nước mũi, viêm họng.
  • Cảm thấy đau rát trong người, mệt mỏi khi đi đại tiểu tiện.
  • Thay đổi tính chất chất thải bao gồm, thay đổi màu nước tiểu (phân), chất thải có mùi hôi khó chịu.
  • Mệt mỏi, chán ăn, suy nhược cơ thể.

Bệnh phong hàn có nguy hiểm không?

Phong hàn được xem là một bệnh cảm mạo thông thường và có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu không được điều trị phù hợp hoặc sử dụng thuốc không đúng có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như:

  • Bệnh ho mạn tính
  • Viêm phế quản
  • Viêm phổi
  • Đau đầu dai dẳng
  • Mất ngủ
  • Cơ thể mệt mỏi, thiếu khí lực
  • Tay chân đau nhức, mất cảm giác, mất sức mạnh

Bệnh phong hàn có tự khỏi không?

Bệnh phong hàn có diễn biến nhẹ, có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, một số trường hợp có diễn biến nặng, gây ra nhiều biến chứng nếu không được chữa đúng cách. Do đó người bệnh cần chủ động liên hệ với bác sĩ chuyên khoa nếu có triệu chứng nặng hoặc các phương pháp điều trị tại nhà không mang lại hiệu quả.

Chia sẻ 4 phương pháp chữa bệnh phong hàn tại nhà

Có nhiều phương pháp hỗ trợ điều trị phòng hàn hiệu quả tại nhà mà không cần dùng thuốc. Do đó, nếu nhận thấy các triệu chứng phong hàn, người bệnh có thể thực hiện một số biện pháp điều trị như sau:

1. Xoa bóp bấm huyệt chữa bệnh phong hàn

Khi người bệnh có các triệu chứng phong hàn, cần đưa ngày vào nơi ấm áp, tránh gió. Để điều trị, có thể thực hiện xoa bóp và day các huyệt sau:

bệnh phong hàn có nguy hiểm không
Xoa bóp bấm huyệt chữa bệnh phong hàn

Tay phải day ấn các huyệt:

  • Huyệt Thái xung. Huyệt thuộc kinh Can, nằm ở giữa ngón chân cái và ngón chân chân trỏ đo lên 2 tấc về phía mu bàn chân.
  • Huyệt Nội quan, là huyệt thuộc kinh Tâm bào. Huyệt nằm ở mặt trước của cẳng tay từ lằn chỉ cổ tay đo lên 2 tấc.
  • Huyệt Tam lý thuốc kinh Vị. Huyệt ở mặt ngoài cẳng chân, dưới xương bánh chè ba tấc và xương mào chày một tấc.
  • Huyệt Thận du thuộc kinh bàng quang. Huyệt nằm ở vùng thắt lưng từ mỏm gai ở đốt sống thắt lưng đo ra 1 tấc rưỡi.

Tay trái day ấn các huyệt Lao cung và Lạc chẩm cùng một lúc. Huyệt Lao cung (thuộc kinh bào) nằm ở kẽ giữa ngón giữa và ngón áp út. Huyệt Lạc chẩm là huyệt nằm ở mu bàn tay cách khe liên khớp ngón giữa và ngón trỏ một tấc rưỡi về phía mu bàn tay.

Lưu ý: Khi bấm huyệt thời gian dao động từ 30 giây đến 1 phút với lực ấn vừa phải, sao cho người bệnh cảm thấy đau nhẹ là được. Bên cạnh đó, có thể cho người bệnh uống nước hãm nóng và bọc 5 lát gừng già rang gạo vào vải mỏng chườm lên rốn người bệnh.

2. Xông hơi trị phong hàn

Khi bị phong hàn, người bệnh có thể xông hơi để xua tàn hàn khí, giúp toát mồ hôi, giải cảm và hỗ trợ cân bằng thân nhiệt hiệu quả.

Nồi nước xông hơi bao gồm: Lá bạc hà, tía tô, kinh giới, lá chanh, lá bưởi, lá tre, là sả, cúc tần mỗi loại một nắm tay. Các lá này mang đi rửa sạch, cho vào nồi, đổ ngập nước, đun sôi. Dùng nước này xông cả người cho toát mồ hôi sau đó lau sạch và thay quần áo ngay.

Chú ý: Khi xông cần phải chườm kín người, tránh nơi gió lùa. Không áp dụng biện pháp xông hơi điều trị phong hàn cho trẻ nhỏ.

Xông hơi trị phong hàn
Xông hơi toàn thân trị phong hàn

3. Đánh gió với cám gạo rang nóng

Đánh gió là phương pháp điều trị phong hàn cổ truyền quen thuộc. Cần chuẩn bị một bát con cám gạo tẻ, mang đi sao vàng đến khi có mùi thơm. Sau đó đổ ra một chiếc khăn sạch, cho thêm vài lát gừng tươi, buộc chặt chà xát về cơ thể theo thứ tự: Trán, lưng, bàn chân, bàn tay. Cụ thể:

  • Vùng trán: Chà sát vùng trán từ 2 thái dương xuống má khoảng 20 – 30 lần.
  • Vùng lưng: Chà dọc từ gáy đến hai bên bả vai, lưng, thắt lưng và sống lưng từ 20 – 30 lần.
  • Vùng tay: Chà sát từ cánh tay đến mu bàn tay từ 20 – 30 lần.
  • Vùng chân: Chà sát từ đùi xuống cẳng chân, mu bàn chân từ 20 – 30 lần.

Sau khi đánh gió xong thì nằm nghỉ, đắp kín chăn để ra mồ hôi. Sau đó lau sạch mồ hôi và thay quần áo.

Ngoài ra, có thể thay cám gạo bằng rượu, tóc rối, gừng hoặc lá trầu không đều được.

4. Bài thuốc điều trị phong hàn

Đông y có nhiều bài thuốc điều trị phong hàn. Tùy thuộc vào tình trạng, người bệnh có thể được hướng dẫn bài thuốc phù hợp. Đông y sử dụng vị thuốc tự nhiên, an toàn lành tính, không gây tác dụng phụ và có khả năng điều trị căn nguyên gây bệnh.

  • Bài thuốc chữa phong hàn thứ nhất:

Sử dụng lá Bạc hà, Kinh giới, Tía tô, Dây cam thảo, Hành hòa mỗi loại một nắm, hãm nước sôi cùng một lát Gừng. Dùng uống nóng trong ngày có tác dụng xua tàn hàn khí, cải thiện tình trạng phong hàn.

  • Bài thuốc điều trị phong hàn thứ hai:

Sử dụng Bạch chỉ 6 g, Tía tô 10 g, Kinh giới 10 g, Trần bì (vỏ quýt) 15 g, Địa liền 6 g, Bạc hà 10 g, Gừng tươi 3 lát sắc thành thuốc uống mỗi ngày một thang, liên tục trong 3 ngày.

Lưu ý: Chỉ nên áp dụng 1 trong 2 bài thuốc, khôn nên áp dụng kết hợp cả hai bài thuốc. Tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh mà hiệu quả ở các đối tượng bệnh có thể không giống nhau.

chữa bệnh phong hàn
Sử dụng bài thuốc Đông y điều trị phong hàn

Bệnh phong hàn nên ăn gì?

Hệ thống tiêu hóa của người bệnh phong hàn thường bị ảnh hưởng dẫn đến hoạt động kém. Do đó, để hỗ trợ điều trị bệnh, người bệnh có thể tham khảo một số món ăn cho người phong hàn như:

  • Cháo giải cảm: Bao gồm tía tô, Hành hoa mỗi loại một nắm, gừng tươi (một lát) thái nhỏ cho vào một bát to. Nấu cháo gạo tẻ đang sôi đổ vào bát, thêm một ít tiêu và muối ăn ngay khi còn nóng. Sau khi ăn, nằm đắp chăn cho ra mồ hôi, sau đó lau mồ hôi và thay quần áo.
  • Canh trứng – hành điều trị phong hàn: Cần đánh đều một quả trứng gà ta, sau đó đổ vào một nồi nước đang sôi, thêm một lá hành hoa đã cắt nhỏ, một ít muối và tiêu. Dùng ngay khi còn nóng.
  • Nước đu đủ trị phong hàn: Chuẩn bị 0.5 kh đu đủ chín, gọt vỏ, xay nhuyễn, thêm một lượng nước đủ dùng, một ít nước cốt chanh, đường cát trộn đều và uống ngay.
  • Nước vỏ đậu xanh chữa phong hàn: Lấy 15 gram vỏ đậu xanh đun sôi với một lượng nước vừa phải sau đó thêm đường và dùng ngay khi còn nóng.

Thông thường phong hàn không nguy hiểm và có thể tự cải thiện bằng các phương pháp điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng hoặc không thuyên giảm sau vài ngày, người bệnh nên đến bệnh viện để được tư vấn và điều trị phù hợp.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: 

Chia sẻ:
Giải pháp “vàng” đẩy lùi bệnh thấp khớp hiệu quả từ thảo dược

Thấp khớp là căn bệnh tự miễn khá phổ biến, gây ra các triệu chứng đau nhức, khô khớp khiến…

viêm khớp sụn sườn Bệnh viêm khớp sụn sườn điều trị như thế nào?

Viêm khớp sụn sườn là vấn đề xương khớp có thể bắt gặp ở mọi đối tượng. Bệnh sẽ nhanh…

10 địa chỉ thăm khám chứng tê tay chân tốt nhất

Chứng tê tay chân có liên quan đến nhiều bệnh lý trong cơ thể. Chính vì vậy, bạn cần tìm…

Quốc dược Phục cốt khang: Giải pháp vàng ĐẶC TRỊ BỆNH GÚT từ tinh hoa Y học cổ truyền

Với nguyên tắc trị bệnh tận gốc, bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang của Trung tâm Thuốc dân tộc…

Quốc dược Phục cốt khang: Liệu pháp hoàn chỉnh DỨT ĐIỂM viêm đa khớp chỉ sau 1 liệu trình

Hiện nay có rất nhiều người bệnh viêm đa khớp tìm tới phương pháp điều trị Y học cổ truyền…

Bình luận (2)

  1. Nguyễn Quang thái
    Nguyễn Quang thái says: Trả lời

    E bị nhiễm phong Hàn cở thể mệt mỏi đau đầu hay ớn lạnh bác sĩ có bài thuốc nào chỉ e với ak

  2. Tam
    Tam says: Trả lời

    Em bị cam phong han uống thuoc bác mai bien chung gay dau dau gan yeu co bai thuoc nao bác si tu van em cam on nhieu

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua