U sụn màng hoạt dịch là gì? – Triệu chứng và cách điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

U sụn màng hoạt dịch là tình trạng các khối sụn nhỏ mọc chồi lên trên bề mặt rồi phát triển thành các khối u xơ cứng được gọi là u sụn. Đây là một bệnh lành tính chưa rõ nguyên nhân chính xác thường gặp ở người trong độ tuổi từ 30 – 40.

U sụn màng bao hoạt dịch là tình trạng các khối sụn nhỏ mọc chồi lên bề mặt từ ổ khớp
U sụn màng bao hoạt dịch là tình trạng các khối sụn nhỏ mọc chồi lên bề mặt từ ổ khớp

U sụn màng hoạt dịch là gì?

Bệnh u sụn màng hoạt dịch (synovial osteochondromatosis) là một tổn thương lành tính thường gặp ở khớp gối. Đây là một dạng dị sản của bao hoạt dịch gây ra bởi các tế bào liên kết có khả năng tự tạo sụn. 

Các tế bào này tạo nên những khối sụn nhỏ mọc chồi lên bề mặt từ ổ khớp. Sau đó, chúng phát triển thành cuống và trở thành các khối u xơ cứng. Có một số trường hợp u sụn rơi vào ổ khớp và tạo thành dị vật khớp.

Theo thống kê, u sụn màng hoạt dịch là bệnh thường gặp ở khớp gối, chiếm từ 50 – 60%. Tuy nhiên bệnh cũng có thể xuất hiện ở các vùng khớp khác như khớp vai, khớp chân, khớp khuỷu. 

Nguyên nhân gây bệnh U sụn màng hoạt dịch

Bệnh được chia thành hai nhóm chính là nguyên phát và thứ phát. Trong đó:

  • Nguyên phát (Primary synovial osteochondromatosis)

 Độ tuổi có nguy cơ mắc phải là từ 30 – 50. Xảy ra tự phát, chưa rõ nguyên nhân và không liên quan đến bất kỳ một bệnh lý nào có từ trước đó. Một số nghiên cứu cho rằng các nguyên nhân có thể gây bệnh là chấn thương trong quá trình phát triển hoặc do khớp phải gánh chịu trọng lượng của cơ thể hoặc do nhiễm trùng. Bệnh không có tính lây lan hoặc di truyền. 

  • Thứ phát (Secondary synovial osteochondromatosis)

Theo một thống kê, trong 136 trường hợp mắc u sụn màng hoạt dịch thì có 10 trường hợp là nguyên phát còn lại là thứ phát. Bệnh thường gặp ở người có tiền sử:

  • Viêm xương – khớp, viêm khớp, viêm xương sụn bóc tách;
  • Bệnh xương khớp đi kèm với cao hội chứng thần kinh, thấp khớp, hoại tử xương, gãy xương sụn;
  • Thoái hóa khớp, viêm khớp do lao.

Triệu chứng của chung bệnh u sụn màng hoạt dịch

Tùy thuộc vào từng giai đoạn bệnh và các vị trí khớp bị bệnh mà có các biểu hiện khác nhau. Có thể nhận biết bệnh qua các dấu hiệu như:

  • Đau khớp: Phụ thuộc vào vị trí của khối u sụn mà có các mức độ đau khác nhau. Nếu các u sụn rơi vào ổ khớp có thể gây ra những cơn đau cấp tính. 
  • Kẹp khớp: Kẹt khớp là tình trạng người bệnh có cảm giác như có vật gì đó chèn trong khớp. 
  • Giảm khả năng vận động: Thường xuất hiện đồng thời hoặc sau khi có cảm giác bị kẹt khớp. Các cơn đau khớp tăng lên khiến người bệnh khó khăn trong việc vận động.
  • Viêm khớp: Khớp sưng đỏ, nóng và đau khiến người bệnh rất khó chịu. Tuy nhiên rất hiếm trường hợp xuất hiện tình trạng này.
  • Tràn dịch khớp: Biểu hiện ở việc các khớp sưng to, thường gặp khi bị u sụn ở khớp gối.
Đau khớp là triệu chứng thường gặp
Đau khớp là triệu chứng thường gặp

Nhận biết u sụn màng hoạt dịch nguyên phát và thứ phát

Sự khác nhau trong triệu chứng bệnh cụ thể sẽ giúp người bệnh xác định được mình đang gặp phải tình trạng u sụn màng hoạt dịch nguyên phát hay thứ phát. Cụ thể:

  • Với bệnh nguyên phát: Thường gặp ở bệnh nhân trẻ, có nhiều cục sụn có kích cỡ dưới 2 – 3 cm, tỉ lệ tái phát sau điều trị thấp.
  • Với bệnh thứ phát: Thường gặp ở người cao tuổi, chủ yêu do thoái hóa khớp. Các triệu chứng thoái hóa lan rộng, ít cục sụn hơn, kích thước đa dạng, tỉ lệ tái phát sau điều trị cao.

Chẩn đoán u màng hoạt dịch

Các chẩn đoán sẽ giúp xác định được số lượng các khối u, các thành phần trong ổ khớp và tổn thương màng hoạt dịch, sụn khớp. 

Chẩn đoán lâm sàng

  • Dấu hiệu toàn thân ít thay đổi
  • Các biểu hiện tại khớp có thể thấy như đau, sưng khớp, có dấu hiệu kẹt khớp.
  • Khám có thể thấy các u cục cứng, có thể di động hoặc không trên khớp.

Cận lâm sàng

  • Xét nghiệm tế bào máu ngoại vi và xét nghiệm hoá sinh bình thường
  • Hình ảnh x-quang thấy các cục sụn canxi-hóa trong khớp hình bầu dục hoặc tròn. Chụp cắt lớp thấy nốt canxi hóa cản quang, chụp cộng hưởng từ thấy dày màng hoạt dịch, các vật thể bong tróc giảm tín hiệu ở T1, tăng ở T2.

Nội soi khớp

Được chỉ định khi chưa chắc chắn, đồng thời cho phép xác định các sụn rời hay còn bám trên màng bao khớp. Dựa vào kết hợp sinh thiết màng hoạt dịch, u sụn để làm xét nghiệm mô bệnh học.

Mô bệnh học

  • Hình ảnh đại thể: Có nhiều nốt sụn trong màu trắng hay xanh nhạt gắn vào mặt trong bao hoạt dịch.  Các u sụn trong ổ khớp, bao hoạt dịch hoặc bao gân có cùng hình dạng và kích thuocs, có thể thay đổi từ một vài mm đến vài cm.
  • Hình ảnh vi thể: Thấy tăng sinh màng hoạt dịch, xuất hiện nhiều tế bào hai chân, nhân đông. 

Cách điều trị u màng hoạt dịch

U màng hoạt dịch được điều trị theo nguyên tắc cải thiện chức năng vận động khớp, giảm đau, tránh tái phát bệnh. Có thể được điều trị theo những cách sau:

Điều trị nội khoa

Bệnh nhân thường được chỉ định sử dụng các loại thuốc như:

  • Thuốc chống viêm không steroid: Celecoxib 200mg/ngày, Etoricoxib 30 – 90mg/ngày, Meloxicam 7,5 – 15mg/ngày. 

Điều trị ngoại khoa

Người bệnh có thể được nội soi để thực hiện chẩn đoán lấy vật thể lạ hoặc cắt từng phần màng hoạt dịch tổn thương. Tuy nhiên chỉ áp dụng với trường hợp u sụn có kích thước nhỏ hơn 2cm.

Trong trường hợp các u sụn phát triển nhanh về kích thước hoặc số lượng, các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật mở cắt bỏ u sụn và phần hoạt dịch tổn thương. 

Biện pháp phòng ngừa bệnh

U màng hoạt dịch là một bệnh không rõ nguyên nhân nên rất khó để phòng ngừa. Tuy nhiên, có thể giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách:

  • Thường xuyên theo dõi và kịp thời điều trị các bệnh lý về xương khớp.
  • Tăng cường luyện tập thể dục thể thao nhất là các bài vận động khớp nhẹ nhàng đều đặn. 
  • Đảm bảo an toàn trong sinh hoạt và làm việc, tránh các động tác vận động lặp đi lặp lại quá nhiều lần.
  • Xây dựng chế độ ăn giàu dinh dưỡng, chế độ làm việc, ngủ nghỉ hợp lý.
u sụn màng bao hoạt dịch
Đi bộ, chạy bộ hoặc bơi lội là những môn thể thao tốt cho xương khớp

U sụn màng bao hoạt dịch mặc dù là một bệnh lý lành tính không gây nguy hiểm tính mạng nhưng lại thường xuyên khiến người bệnh đau nhức và khó khăn trong vận động. Do đó, nếu có các dấu hiệu bệnh, hãy nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám để được tư vấn và có biện pháp điều trị kịp thời.

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ:
đau khớp gối nên uống thuốc gì Bị đau khớp gối nên uống thuốc gì?
Hiện nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà không ít người đang phải sống chung với tình trạng đau nhức khớp gối. Chính vì thế mà vấn đề đau…
Đau xương cụt ở nam giới – Nguyên nhân & cách trị

Đau xương cụt ở nam giới là tình trạng đau nhức âm ỉ, đau nhói hoặc dữ dội ở đốt…

Thoái Hoá Đốt Sống Cổ Gây Thiếu Máu Não Nguy Hiểm Như Thế Nào?

Thoái hóa đốt sống cổ gây thiếu máu não là một trong những biến chứng rất nguy hiểm. Khi não…

Thuốc gout của Úc loại nào tốt? Giá bán và cách dùng Thuốc gout của Úc loại nào tốt? Giá bán và cách dùng

Thuốc gout của Úc được đánh giá cao về hiệu quả và tính an toàn cho người sử dụng. Tuy…

TOP thuốc trị gout của Mỹ tốt nhất hiện nay và giá bán TOP 7 Thuốc Trị Gout Của Mỹ Tốt Nhất Hiện Nay Và Giá Bán

Các loại thuốc trị gout của Mỹ không chỉ được đánh giá cao về chất lượng mà còn có giá…

Trung tâm Thuốc dân tộc tổ chức lễ ra mắt bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang Trung tâm Thuốc dân tộc ra mắt bài thuốc Quốc dược Phục cốt Khang và Phác đồ điều trị bệnh xương khớp đặc biệt

Sau nhiều năm nỗ lực sưu tầm, nghiên cứu, thử nghiệm, đội ngũ bác sĩ Y học cổ truyền đầu…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua