Cây bìm bịp chữa xương khớp có thực sự hiệu quả?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

Từ lâu cây bìm bịp chữa xương khớp đã là bài thuốc được dân gian sử dụng và mang đến cho người bệnh xương khớp nhiều dấu hiệu tích cực. Thế nhưng, chữa xương khớp bằng cây bìm bịp có thực sự hiệu quả và dùng như thế nào mới là đúng cách? Để hiểu rõ vấn đề này mời bạn đọc cùng theo dõi những thông tin dưới đây.

Cây bìm bịp thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp
Cây bìm bịp thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp

Đặc điểm của cây bìm bịp

Trước khi tìm hiểu cây bìm bịp có chữa xương khớp hiệu quả hay không, một số thông tin sau đây sẽ giúp  bạn phần nào hình dung về loại cây này. Bìm bịp là cây thân leo, họ Ô rô, tên khoa học là Clinacanthus nutans và còn có một số tên gọi khác như cây xương khỉ, cây mảnh cộng. 

Loại cây này có thân và lá màu xanh, hoa màu đỏ, khi phơi khô có mùi hắc đặc trưng. Thường mọc thành bụi rậm, cây có lá nhỏ, mặt lá hơi nhãn, cuống ngắn màu xanh. Được dân gian sử dụng làm rau ăn hoặc dùng để chữa bệnh.  

Vì sao nói cây bìm bịp có thể chữa bệnh xương khớp?

Theo Y học cổ truyền, bìm bịp có vị ngọt, tính bình, quy kinh can đởm, có công dụng mát gan, lợi tiểu, giảm phù nề. Nên rất thích hợp để chế biến các món ăn giải nhiệt, làm mát cơ thể. Không chỉ vậy, nó còn có tác dụng hạ sốt, kháng viêm giảm đau tốt, có thể được sử dụng để chữa các chứng sưng đau, bong gân, gãy xương, đau nhức xương khớp, các vết thương chảy máu…

Theo các nghiên cứu khoa học, cây bìm bịp có chứa hàm lượng flavonoid cao có tác dụng ức chế chu kỳ tế bào, hỗ trợ chữa viêm gan và bệnh ung thư tốt. Không chỉ vậy, nó còn chứa nhiều vitamin, khoáng chất các chất như glycosid, tanin, cerebrosid, glycerol giúp giảm đau, cầm máu, kháng viêm, hạ sốt hỗ trợ điều trị tích cực khi bị đau xương, gãy xương, bong gân… 

Theo dân gian, lá, thân và cành cây bìm bịp có thể được sử dụng làm thuốc chữa các bệnh như viêm gan, vàng da, gãy xương, đau nhức xương, viêm bàng quang. Ngoài ra, người ta còn thường dùng lá bìm bịp non để nấu canh và lá khô làm bánh. 

Cách sử dụng cây bìm bịp chữa bệnh xương khớp

Có nhiều cách sử dụng bìm bịp chữa bệnh xương khớp. Có thể kể đến như:

Cách giảm đau khớp bằng bìm bịp khô

Nguyên liệu:

  • 30 – 40g bìm bịp khô

Cách thực hiện:

  • Hãm bìm bịp khô với nước nóng như hãm trà; 
  • Uống mỗi ngày sẽ có tác dụng giảm đau nhức mệt mỏi do bệnh xương khớp gây ra. 
Dùng bìm bịp khô hãm với nước uống thay trà
Dùng bìm bịp khô hãm với nước uống thay trà

Cách giảm đau khớp, đau lưng bằng bìm bịp 

Nếu đau khớp, đau lớn do lao động nặng nhọc, ngồi sai tư thế, do thoái hóa khớp hoặc tai nạn thì có thể áp dụng bài thuốc này.

Nguyên liệu:

  • Bìm bịp, đương quy, ba kích nhục, dây trâu cổ, đỗ trọng, cẩu tích, đậu đen đã sao thơm mỗi thứ 12g
  • Tang ký sinh, thục địa (chế) mỗi thứ 16g
  • 10g dây tơ hồng xanh

Cách thực hiện:

  • Đem các nguyên liệu trên rửa sạch, cho vào ấm chuyên dụng;
  • Sắc với 1 – 1,5 lít nước, đun nhỏ lửa từ 1 – 2 giờ;
  • Khi nước thuốc đã cô lại thì chia làm 3 phần, uống sau mỗi bữa ăn 30 phút. 

Lưu ý: Không sử dụng thịt gà, rau muống, cà pháo, cà chua, măng khi dùng thuốc sắc từ bìm bịp. 

Cách chữa đau xương khớp lâu ngày

Người bị đau nhức khớp, đau lưng, đau cột sống, thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp lâu ngày không thuyên giảm có thể sử dụng bài thuốc này.

Các vị thảo dược trị bệnh xương khớp lâu ngày
Các vị thảo dược trị bệnh xương khớp lâu ngày

Nguyên liệu:

  • 30g cây bìm bịp
  • Tầm gửi dâu, gối hạc, cổ trâu mỗi thứ 20g.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch các nguyên liệu trên rồi cho vào ấm chuyên dụng sắc với 1,5 lít nước;
  • Thấy còn 800ml thì tắt bếp chia làm 3 phần, uống trong ngày;
  • Sử dụng 3 lần/ngày liên tục từ 10 – 15 ngày để giảm đau nhức, sưng tấy xương khớp.

Cách chữa bong gân, gãy xương

Sử dụng bài thuốc đắp từ bìm bịp không chỉ giúp chữa bong gân, gãy xương mà còn hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống. Người bệnh có thể kết hợp sử dụng thuốc đắp và uống để thấy hiệu quả nhanh nhất.

Nguyên liệu:

  • 80g lá bìm bịp tươi
  • 50g củ sâm đại hành tươi
  • 50g lá ngải cứu tươi

Cách thực hiện: 

  • Bìm bịp, củ sâm, ngải cứu giã nhuyễn, thêm ít dấm gạo vào trộn đều, xào nóng;
  • Chờ thuốc nguội bớt vừa dùng thì đắp lên vùng đau nhức, dùng băng vải quấn lại;
  • Tháo băng vào sáng hôm sau;
  • Thực hiện liên tục từ 7 – 10 ngày để thấy hiệu quả. 

Những lưu ý khi sử dụng bìm bịp chữa bệnh xương khớp

Để tránh những tác dụng không mong muốn và mang lại hiệu quả tích cực cho việc điều trị. Người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Có thể sử dụng bìm bịp để ăn sống, ăn kèm lẩu hoặc nấu canh cua, canh tôm nhằm hỗ trợ điều trị đối với trường hợp bệnh nhẹ.
  • Không dùng cho phụ nữ mang thai hoặc cho con bú.
  • Không dùng cho người thể hàn hoặc huyết áp thấp.
  • Không dùng nước thuốc sắc qua đêm vì đã bị thiêu và nhiễm khuẩn dễ gây đau bụng và không có tác dụng chữa bệnh.
  • Dùng đúng liều lượng, sử dụng quá nhiều mỗi ngày sẽ dẫn đến tích lũy độc tố trong cơ thể.
  • Kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, không vận động mạnh, mang vác vật nặng để tránh tổn thương xương khớp. 

Cây bìm bịp chữa xương khớp có thực sự hiệu quả?

Như bạn đã thấy, cây quả thật có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào thật sự đáng tin cậy về hiệu quả chữa bệnh xương khớp nào của cây bìm bịp. 

Cũng như các cây thuốc nam khác, khi sử dụng trực tiếp, công dụng của bìm bịp thường không mấy rõ ràng. Hơn nữa, tùy vào tình trạng bệnh và cơ địa của mỗi người mà hiệu quả mang lại là không giống nhau. Có người sau một thời gian sử dụng, tình trạng đau nhức sẽ được cải thiện đáng kể, tuy nhiên cũng có người càng sử dụng, bệnh càng thêm nghiêm trọng.

Cây bìm bịp
Cây bìm bịp

Vì vậy, sau một thời gian dùng cây bìm bịp chữa đau nhức xương khớp, nếu không thấy tình trạng bệnh thuyên giảm, tốt nhất bạn nên nhanh chóng thăm khám để xác định nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp.

Trên đây là một số thông tin giúp bạn biết được các cách sử dụng cây bìm bịp chữa bệnh xương khớp. Những thông tin mà chúng tôi cung cấp chỉ mang tính chất tham khảo. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi quyết định có nên áp dụng những bài thuốc này.

Có thể bạn quan tâm

Ngày đăng 11:10 - 24/04/2023 - Cập nhật lúc: 15:47 - 27/05/2024
Chia sẻ:
Thoái hóa đốt sống cổ là gì? Triệu chứng và cách điều trị

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ (hay cột sống cổ) tác động trực tiếp tới các khớp và đĩa đệm…

thoái hóa cột sống lưng có nguy hiểm không Bệnh thoái hóa cột sống có nguy hiểm không?

Bệnh thoái hóa cột sống có nguy hiểm không sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng của…

Người bị thoái hóa đốt sống cổ nên tập gì?

Người bị thoái hóa đốt sống cổ nên tập gì để cải thiện cơn đau là một trong những vấn…

Tiêm tế bào gốc đã hoạt hóa vào khớp gối Điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc mang đến nhiều triển vọng

Điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc được cho là hy vọng điều để cải thiện tình…

đau lưng cấp Đau lưng cấp và cách điều trị, giảm đau nhanh nhất

Khác với đau lưng mãn tính kéo dài dai dẳng, những cơn đau lưng cấp tính chỉ diễn ra trong…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua