Glucosamin là gì? Công dụng và khuyến cáo khi dùng (2023)

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Glucosamin là một hợp chất hóa học tự nhiên tồn tại trong cơ thể. Vậy hợp chất này có công dụng gì, khi nào cần bổ sung? Những thông tin quan trọng về vấn đề này sẽ được cập nhật chi tiết trong bài viết bên dưới.

Glucosamin là gì?

Glucosamin chính là một hợp chất tự nhiên được phân loại hóa học tương tự như một loại đường amin. Nó được tìm thấy phần đa ở trong chất lỏng xung quanh khớp. 

Hợp chất này được phục vụ như một khối xây dựng hàng hoạt các phân tử duy trì nhiều chức năng khác nhau trong cơ thể. Tuy nhiên, nó chủ yếu được công nhận với chức năng phát triền và duy trì sụn khớp.

Glucosamin cũng được tìm thấy ở trong một số động vật hay các mô không phải của con người, ví dụ như xương động vật, vỏ sò hay nấm. Đây cũng chính là nguồn nguyên liệu tự nhiên để bào chế ra Glucosamin dạng bổ sung.

Dạng bổ sung của hợp chất này có thể được sử dụng để điều trị hay ngăn ngừa các rối loạn khớp. Nó có thể dùng theo đường uống hay bôi tại chỗ.

Một số công dụng của Glucosamin

Sau đây là một số tác dụng chính, được nhắc đến nhiều nhất của Glucosamin:

1. Tác dụng làm giảm viêm

Glucosamin thường được sử dụng bổ sung nhằm hỗ trợ điều trị các triệu chứng của một số tình trạng viêm khác nhau. Mặc dù cơ chế tác dụng này vẫn chưa được hiểu rõ nhưng thực nghiệm cho thấy, Glucosamin có thể dễ dàng làm giảm viêm.

Một nghiên cứu gần đây cho thất tác động chống viêm được thể hiện rõ rệt áp dụng hợp chất này cho các tế bào liên quan đến sự hình thành xương. Tuy nhiên, hợp chất này sẽ phát huy tác dụng chống viêm tốt hơn khi được bổ sung đồng thời với Chondroitin.

công dụng của Glucosamin
Làm giảm viêm là một trong những công dụng của Glucosamin đã được nhiều nghiên cứu chứng minh

2. Hỗ trợ sức khỏe xương khớp 

Glucosamin tồn tại tự nhiên trong cơ thể giữ vai trò chính là hỗ trợ sự phát triển một cách lành mạnh của các mô nằm ở giữa khớp. Sụn khớp là một loại mô trắng mịn bao phủ lên các đầu xương.

Loại mô này cùng với chất lỏng hoạt dịch cho phép xương có thể di chuyển tự do qua nhau. Đồng thời giảm thiểu ma sát cũng như cho phép chuyển động không đau tại các khớp.

Glucosamin sẽ giúp hình thành một số hợp chất hóa học liên quan trực tiếp đến quá trình tạo ra sụn khớp và dịch khớp. Ngoài ra, Glucosamin dạng bổ sung còn được cho alf có tác dụng bảo vệ mô khớp bằng cách ngăn ngừa sự phá vỡ sụn.

3. Sử dụng để điều trị rối loạn xương khớp

Glucosamin ở dạng bổ sung được sử dụng thường xuyên để điều trị các tình trạng về xương khớp khác nhau. Hợp chất này được nghiên cứu đặc biệt là có khả năng hỗ trợ điều trị các triệu chứng cũng như ức chế tiến triển bệnh liên quan đến viêm khớp dạng thấp, loãng xương hay viêm xương khớp.

Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc bổ sung glucosamine sulfate hàng ngày có thể hỗ trợ điều trị lâu dài với bệnh viêm xương khớp. Nó không chỉ giúp giảm đau mà còn duy trì không gian khớp cũng như làm chậm diễn tiến của bệnh.

4. Một số công dụng khác

Nhiều thực nghiệm cho thấy rằng, Glucosamin có thể giúp hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh viêm mãn tính khác. Ví dụ như:

  • Viêm bàng quang kẽ: Đây là một tình trạng liên quan đến sự thiếu hụt của hợp chất Glycosaminoglycan trong cơ thể. Mà Glucosamin lại là tiền chất của hợp chất này nên việc bổ sung nó được cho là có thể giúp kiểm soát bệnh viêm bàng quang kẽ.
  • Viêm đường ruột: Giống như viêm bàng quan kẽ, tình trạng viêm đường ruột liên quan đến thiếu hụt Glycosaminoglycan. Việc bổ sung Glucosamin đêm lại tác dụng giảm viêm rõ rệt.
  • Bệnh tăng nhãn áp: Glucosamine sulfate có thể thúc đẩy sức khỏe của mắt thông qua việc làm giảm viêm. Đồng thời có tác dụng chống oxy hóa ngay tại võng mạc.
  • Khớp thái dương hàm: Bổ sung kết hợp chondroitin và glucosamine sulfate có thể làm giảm đáng kể các triệu chứng đau nhức và sưng viêm. Đồng thời làm tăng khả năng vận động của hàm.

Dạng bào chế và Lưu ý về liều dùng

Đây là một số vấn đề bạn cần biết khi bổ sung Glucosamin để đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe.

1. Dạng bào chế

Glucosamin bổ sung được làm từ các nguồn tự nhiên, điển hình là vỏ sò hay nấm. Trong nhiều trường hợp nó cũng có thể được sản xuất nhân tạo ở trong phòng thí nghiệm.

Hợp chất Glucosamin bổ sung thường có sẵn ở 2 dạng sau:

  • Glucosamine hydrochloride
  • Glucosamine sulfat
Glucosamin là gì
Glucosamin bổ sung có thể được bào chế cả ở dạng uống và dạng tiêm

Đôi khi Glucosamine sulfat còn được kết hợp cùng với chondroitin sulfate để nâng cao tác dụng điều trị.

2. Liều dùng

Các chuyên gia khuyến cáo rằng, liều dùng Glucosamin điển hình trong 1 ngày là 1500mg. Có thể dùng 1 lần hay chia nhỏ thành 3 liều, mỗi liều 500mg. Với hợp chất bổ sung này nên dùng trong bữa ăn để ngăn ngừa tình trạng đau dạ dày.

Khuyến cáo khi sử dụng Glucosamin

Việc sử dụng Glucosamin bổ sung được cho là tương đối an toàn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp nó cũng có thể phát sinh một số vấn đề rủi ro. Điển hình nhất là một số phản ứng ngoại ý về tiêu hóa như:

  • Buồn nôn
  • Đau bụng
  • Ợ nóng
  • Tiêu chảy

Các bác sĩ cũng khuyến cáo rằng, không nên sử dụng Glucosamin bổ sung khi bạn đang trong thời kỳ mang thai hay cho bé bú. Bởi đến nay vẫn chưa có một báo cáo cụ thể nào minh chứng độ an toàn của hợp chất này đến sức khỏe thai kỳ.

Ngoài ra, Glucosamin có thể làm xấu đi việc kiểm soát chỉ số đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. Nếu bạn đang bị tiểu đường hay đang dùng thuốc kiểm soát đường huyết thì cần trao đổi với bác sĩ trước khi bổ sung hợp chất này.

Trường hợp bạn bị dị ứng với các loại động vật có vỏ thì cũng cần thận trọng khi bổ sung Glucosamin. Bởi lúc này khả năng bạn sẽ gặp phản ứng phụ cao hơn so với bình thường.

Glucosamin là hợp chất có sẵn trong cơ thể nhưng trong một số trường hợp bạn cần bổ sung thêm để bảo vệ tốt hơn. Tuy nhiên, việc bổ sung cần đúng cách, tốt nhất trao đổi kỹ với bác sĩ để đảm bảo sự an toàn.

Ngày đăng 11:14 - 30/07/2022 - Cập nhật lúc: 08:19 - 07/02/2023
Chia sẻ:
viêm khớp nên ăn gì Người viêm khớp nên ăn gì, tránh ăn gì giúp giảm đau nhanh?

Để hỗ trợ tốt hơn cho quá trình điều trị thì người bị viêm khớp cần thiết lập một chế…

Vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm – Giải pháp cho cuộc sống năng động

Vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm là phương pháp mang lại hiệu quả cao, giúp giảm đau, cải…

Vị trí thường đau dưới bả vai phải Đau nhói dưới bả vai phải và những bệnh lý tiềm ẩn nguy hiểm

Đau nhói dưới bả vai phải là dấu hiệu cảnh báo cho sức khỏe, có thể xuất phát từ nhiều…

Bệnh tràn dịch khớp gối có nguy hiểm không?

Bệnh tràn dịch khớp gối có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị tốt.…

Viêm khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh viêm khớp gối thường gây đau buốt, tê nhức, cản trở vận động. Nếu không được chữa trị kịp…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua