Mẹo Chữa Đau Gót Chân Bằng Bấm Huyệt Hiệu Quả Nhanh
Chữa đau gót chân bằng bấm huyệt là giải pháp được nhiều người ứng dụng. Thực hiện biện pháp này có thể sẽ giúp bệnh nhân giảm đau nhanh, hạn chế sưng, tấy, viêm và nhiều triệu chứng khó chịu khác.
Lợi ích của việc chữa đau gót chân bằng bấm huyệt
Đau gót chân có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân như áp lực lớn do di chuyển nhiều, dị tật bẩm sinh, tổn thương, hội chứng ống cổ chân, viêm gân… làm ảnh hưởng đến khả năng vận động và cuộc sống hàng ngày.
Cách bấm huyệt trong Đông y được nhiều người áp dụng như một giải pháp giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tuần hoàn, giảm tín hiệu đau từ các đầu dây thần kinh, giúp thả lỏng cơ và gân.
Tuy nhiên, người bệnh cần thực hiện phương pháp này một cách kiên trì, đúng cách và có kiến thức về nó, đồng thời tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn.
Chữa đau gót chân bằng bấm huyệt có hiệu quả không?
Đối với những người bị đau gót chân nhưng lại quá bận rộn hoặc đau nhức quá mức không thể đi lại nhiều thì giải pháp bấm huyệt tại nhà chính là một trong những lựa chọn hợp lý nhất.
Xoa bóp, bấm huyệt giúp kích thích, đả thông kinh mạch, tăng cường lưu lượng máu huyết lưu thông tại bàn chân. Từ đó giúp cho đôi chân của bạn được giải tỏa cảm giác đau nhức và thư giãn sau khi đã hoạt động quá nhiều. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tốt nhất, cần tham khảo ý kiến bác sĩ, tuân theo hướng dẫn chính xác và kết hợp với điều trị y tế khi cần thiết.
Tham khảo: Cách chữa gai gót chân bằng Đông y và điều cần biết
4 cách chữa đau gót chân bằng bấm huyệt
Đau gót chân thực chất không phải là một triệu chứng nguy hiểm nhưng nó có thể gây ra những ảnh hưởng rất lớn khiến cho việc đi lại trở nên khó khăn và người bệnh luôn có cảm giác khó chịu. Nếu không may gặp phải tình trạng này bạn có thể ứng dụng ứng dụng phương pháp bấm huyệt chữa đau gót chân theo 4 cách sau đây:
1. Huyệt Dũng tuyền
Vị trí:
Huyệt này nằm ở điểm nối trong khoảng khoảng tỷ lệ 2:5 trước với 3:5 sau của đoạn nối đầu ngón thứ hai, cùng với đó là phần giữa phía sau gót chân, trong chỗ lõm ở gan bàn chân.
Cách thực hiện:
Người bệnh cần xác định vị trí đau nhức của gót chân, sau đó dùng ngón tay dây vào điểm này từ ngoài vào trong, từ nhẹ đến mạnh theo chiều kim đồng hồ trong khoảng 5 phút. Sau đó bạn dùng ngón tay cái bấm vào vị trí này với mức độ vừa phải trong khoảng 1 phút.
Để có thể đăng cường được tác dụng của phương pháp này, bạn có thể dây bấm huyệt và kết hợp với việc ngâm chân trong nước ấm trong khoảng 7 đến 10 phút.
2. Bấm huyệt Phong trì
Vị trí
Được xác định bởi góc lõm phía trong do đáy hộp sọ và phần ngoài khối cơ phía sau cổ tạo nên, mỗi bên được xác định một huyệt.
Cách thực hiện
- Xác định chính xác huyệt Phong trì
- Day ấn huyệt vị này
- Thực hiện trong khoảng 5 phút.
Bấm huyệt này có thể làm giảm các triệu chứng đau nhức gót chân. Do đây là huyệt của mạch Dương Duy và là điểm khởi đầu từ chân đi lên phía trên nhập vào huyệt Phong Trì. Vì thế, khi tác động vào vị trí này sẽ làm cho khí huyết được lưu thông và tuần hoàn xuống phía dưới bàn chân giúp đạt được hiệu quả trị liệu cao nhất.
3. Huyệt Túc căn
Vị trí: Xác định từ vị trí từ giữa nếp gấp cổ tay đo lên 8cm.
Cách thực hiện:
- Xác định chính xác huyệt Túc căn
- Day ấn huyệt vị này
- Thực hiện trong khoảng 5 phút.
Theo Đông y cho rằng, đây là huyệt có tác dụng đặc trị chứng đau gót chân có hiệu quả nhất được áp dụng và mang lại tác dụng trong bất kỳ trường hợp đau do bất kỳ nguyên nhân nào gây nên. Nếu ở thể nhẹ, bạn tiến hành từ 1 – 2 lần là có thể khỏi. Còn nếu trong trường hợp nặng hơn thì cần phải tiến hành trong khoảng 1 – 2 tuần sẽ thấy được sự suy giảm và ổn định.
Xem ngay: 10 cách chữa gai gót chân tại nhà nhanh hết đau nhất
4. Bấm huyệt Thừa sơn, Tam âm giao, Giải khê và Côn lôn
Vị trí
- Huyệt Thừa sơn: Nằm ở vị trí phía sau bắp chân sau.
- Huyệt Tam âm giao: Đo từ phía trên đỉnh mắt cá khoảng 3 tấc, ngay sát phần trong xương chày.
- Huyệt Giải khê: Chỗ lõm giữa nếp gấp cổ chân.
- Huyệt Côn lôn: Nằm tại phầm lõm ngay giữa vị trí cao nhất của mắt cá phía ngoài và phần sau gân gót.
Cách thực hiện
- Trước hết dùng ngón tay cái day ấn điểm đau trong khoảng 3 – 5 phút.
- Dùng ngón tay cái day bấm lần lượt các huyệt kể trên, mỗi huyệt tiến hành trong 2 – 3 phút.
- Miết từ 1/3 dưới cẳng chân đến gân gót chân, tiếp đó dùng 3 ngón tay day bóp phần gót chân.
- Dùng bàn tay xát phía trong và ngoài của gót chân cho đến khi có cảm giác nóng lên.
- Cuối cùng, day điểm đau trong nửa phút.
Để làm tăng hiệu quả của phương pháp này, bạn có thể dùng giấm chua đun nóng. Khi giấm còn ấm thì bạn ngâm chân vào cho đến khi dấm nguội. Đồng thời, nên chú ý kết hợp các phương pháp này với việc dùng bàn chân này cọ xát với gót chân, gân gót chân và lòng bàn chân bên kia để có thể mang lại hiệu quả cao nhất.
Những phương pháp Đông y khác chữa đau gót chân
Cùng với phương pháp bấm huyệt, bạn có thể áp dụng một số các phương pháp chữa đau gót chân được được các bác sĩ Đông y khuyến cáo sau đây để giúp cho việc cải thiện tình trạng đau nhức sẽ nhanh chóng nhất:
- Châm cứu: Phương pháp này có thể mang lại được hiệu quả trong việc điều trị tình trạng đau gót chân cũng như cải thiện hiệu quả bệnh lý gai gót chân. Nó giúp giải phóng năng lượng, thúc đẩy các hoóc môn trong cơ thể có thể sản sinh chất giảm đau tự nhiên. Đồng thời giúp tăng cường lượng máu được lưu thông nuôi dưỡng mạch cơ và thúc đẩy tạng phủ sản sinh ra khí huyết.
- Nhiệt trị liệu: Được hiểu đơn giản là phương pháp ngâm chân kết hợp với các nguyên liệu tự nhiên như muối, sả, gừng,… hoặc bạn có thể để chườm ngải cứu để tăng cường lượng máu lưu thông, từ đó giúp giảm đau và khử mùi hôi ở chân một cách hiệu quả.
- Sử dụng kết hợp các bài thuốc từ Đông y: Các bài thuốc từ Đông y chủ yếu sử dụng vị thuốc từ thiên nhiên như đảng sâm, hoàng kỳ… Do các thành phần từ nguyên liệu thiên nhiên nên bài thuốc này có thể hạn chế được nguy cơ gây ra những tác dụng phụ trong quá trình sử dụng. Đồng thời, người bệnh có thể dễ dàng tìm kiếm cũng dùng trong thời gian lâu dài.
Lưu ý khi chữa đau gót chân bằng bấm huyệt
Bấm huyệt chữa đau gót chân có thể mang lại các hiệu quả đúng như mong muốn của người bệnh, giúp cho bạn nhanh chóng cải thiện tình trạng đau nhức khó chịu. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện phương pháp này bạn nên đảm bảo tuân thủ theo một số các lưu ý sau đây để đảm bảo an toàn và mang lại kết quả nhanh.
- Phụ nữ mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu, cần hết sức thận trọng vì bấm huyệt có thể ảnh hưởng không tốt đến thai nhi và sức khỏe của mẹ.
- Tránh sử dụng rượu bia và chất kích thích trước khi bấm huyệt để tránh phản ứng không lường trước.
- Không bấm huyệt khi cơ thể quá no hoặc quá đói vì có thể gây hại cho các cơ quan nội tạng.
- Người bị loãng xương, tim mạch, giãn tĩnh mạch cần tránh bấm huyệt do nguy cơ gây tổn thương xương khớp và mạch máu.
- Không áp dụng cho người có chấn thương xương, tổn thương cơ khớp hoặc bệnh ngoại khoa.
- Thực hiện dưới sự tư vấn của bác sĩ Đông y và theo hướng dẫn của chuyên viên được đào tạo.
- Tránh bấm huyệt trên vùng da có vết thương hở, tấy đỏ hoặc lở loét để ngăn chặn nhiễm trùng và tổn thương thêm.
Bấm huyệt chữa đau gót chân là phương pháp đơn giản, hiệu quả và an toàn để người bệnh có thể áp dụng tại nhà. Tuy nhiên, hiệu quả có thể khác nhau tùy theo nguyên nhân gây đau và cơ địa mỗi người. Nếu tình trạng bệnh không được cải thiện hoặc có dấu hiệu nặng hơn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Có thể bạn quan tâm
- Đau gót chân khám ở bệnh viện nào tốt nhất hiện nay?
- Gai gót chân có nên đi bộ không? Điều cần nắm rõ
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!