Viêm tuyến nước bọt nên ăn gì, kiêng gì nhanh khỏi?

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Người bị viêm tuyến nước bọt nên ăn các thức ăn mềm, lỏng, rau xanh, gừng, nghệ… Tuyệt đối tránh xa các thực phẩm dưới đây nếu muốn bệnh nhanh lành.

Viêm tuyến nước bọt nên ăn gì?

Bệnh viêm tuyến nước bọt xảy ra khi ống dẫn nước bọt bị sưng viêm, tắc nghẽn do nhiễm vi khuẩn, virus hoặc do dị ứng. Việc tuân thủ một chế độ ăn uống khoa học có thể giúp hỗ trợ đẩy nhanh hiệu quả điều trị và làm giảm triệu chứng bệnh một cách tự nhiên.

Dưới đây là một số thực phẩm nên ăn khi bị viêm tuyến nước bọt:

1. Thức ăn mềm, lỏng 

Các loại thức ăn được nấu chín mềm hoặc có dạng lỏng, chẳng hạn như súp, cháo, rau củ hầm nhừ sẽ tốt hơn cho người bị viêm tuyến nước bọt.

Viêm tuyến nước bọt nên ăn gì
Người bị viêm tuyến nước bọt nên ăn gì nên ăn các thức ăn mềm, lỏng để dễ nhai nuốt và tiêu hóa thức ăn

Khi mắc căn bệnh này, tuyến nước bọt bị sưng, viêm khiến người bệnh bị đau và gặp khó khăn trong việc tiết nước bọt tiêu hóa cũng như nhai nuốt thức ăn. Ngoài ra, một số trường hợp còn bị sốt, mệt mỏi do nhiễm trùng dẫn đến chán ăn, mất cảm giác ngon miệng.

Sử dụng các thức ăn mềm, lỏng sẽ giúp bệnh nhân dễ dàng hơn trong việc nhai nuốt thực phẩm mà không bị đau. Nó cũng đảm bảo cho cơ thể được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và giảm gánh nặng tiêu hóa cho dạ dày.

2. Các loại đậu

Các loại đầu, chẳng hạn như đậu nành, đậu xanh hay đậu đỏ chứa hàm lượng chất xơ, vitamin và khoáng chất phong phú. Chúng giúp hỗ trợ tiêu hóa, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể và thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương viêm bên trong tuyến nước bọt.

Bạn có thể sử dụng chúng bằng cách rang chín, nấu nước uống hoặc ninh nhừ cùng với cháo để dễ tiêu hóa hơn. Luôn phiên sử dụng các loại đậu hoặc các chế phẩm của chúng trong những ngày bị bệnh viêm tuyến nước bọt để nhanh chóng đẩy lùi được bệnh tật.

3. Rau xanh

 Các loại rau xanh cũng là một gợi ý hữu ích cho thắc mắc viêm tuyến nước bọt nên ăn gì. Rau xanh cung cấp nhiều chất xơ giúp đảm bảo cho quá trình tiêu hóa thức ăn. Nguồn vitamin và khoáng chất phong phú được tìm thấy trong các loại rau cũng giúp cải thiện khả năng miễn dịch và thúc đẩy quá trình lành bệnh.

Đặc biệt, rau xanh còn cung cấp nguồn chất chống oxy hóa dồi dào. Nó giúp kháng viêm, giảm sưng đau mặt và làm nhanh lành tổn thương bên trong tuyến nước bọt.

4. Các loại gia vị có tính kháng viêm, giảm đau

Một số loại gia vị có đặc tính kháng viêm, giảm đau tự nhiên như tỏi, gừng hay nghệ cũng được thêm vào thực đơn như một phương pháp tự nhiên để cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm tuyến nước bọt. Chúng thường được sử dụng để làm nước chấm hay ướp vào các món ăn vừa giúp tạo ra hương vị đặc trưng cho món ăn, vừa giúp kích thích vị giác và hỗ trợ đẩy lùi bệnh.

Viêm tuyến nước bọt nên ăn gừng
Gừng cung cấp chất kháng viêm, giảm đau tự nhiên tốt cho người bị viêm tuyến nước bọt

5. Thực phẩm giàu omega 3

Bao gồm các loại cá béo, hạt lanh, hạt óc chó, dầu gan cá tuyết, rau chân vịt… Chúng cung cấp nhiều omega 3 có tác dụng kháng viêm, bảo vệ các mô khỏe mạnh trong tuyến nước mạnh, giảm thiểu tổn thương do tình trạng viêm nhiễm gây ra.

Bệnh viêm tuyến nước bọt nên kiêng gì?

Cùng với việc tìm hiểu viêm tuyến nước bọt nên ăn gì thì người bệnh cũng cần nắm rõ một số thực phẩm cần kiêng để không làm ảnh hưởng đến quá trình phục hồi bệnh. Dưới đây là một số thức ăn nên cắt giảm trong thực đơn khi bị viêm tuyến nước bọt:

1. Các món ăn ngọt

Ăn nhiều đồ ngọt có thể làm tăng phản ứng viêm bên trong tuyến nước bọt, từ đó khiến cho tổn thương lâu lành. Vì vậy, người bệnh nên hạn chế dung nạp quá nhiều đồ ngọt nếu đang trong thời gian điều trị bệnh, đặc biệt là các thức ăn như:

  • Bánh quy
  • Kẹo
  • Các loại chè
  • Thức ăn được nêm nếm nhiều đường
  • Nước ngọt các loại
  • Siro…

2. Thực phẩm có vị chua mạnh

Bao gồm chanh, xoài xanh hay các loại dưa muối chua. Chúng có thể làm tăng cảm giác khó chịu nên không được khuyến khích sử dụng trong thực đơn của người bị viêm tuyến nước bọt.

Viêm tuyến nước bọt nên kiêng gì
Ăn nhiều dưa chua không tốt cho người bị viêm tuyến nước bọt

3. Các món ăn cay nóng

Người bị viêm tuyến nước bọt cũng không được khuyến khích sử dụng các món ăn cay nóng và chứa nhiều tiêu, ớt. Chúng gây kích thích, làm tăng cảm giác nóng rát khó chịu ở khu vực bị bệnh và khiến tổn thương làm mủ. 

Vì vậy, hãy loại bỏ ngay các thực phẩm cay nóng ra khỏi thực đơn hàng ngày nếu bạn đang bị viêm tuyến nước bọt. Chúng bao gồm tiêu, ớt, mù tạt, cơm nếp…

4. Đồ béo

Thịt mỡ, nội tạng động vật hay các món chiên xào, hamburger,… đều chứa nhiều chất béo. Chúng làm tăng lượng mỡ trong máu, làm cản trở tới quá trình lưu thông máu đến khu vực tuyến nước bọt bị tổn thương.

Sử dụng nhiều chất béo cũng có thể kích hoạt phản ứng viêm trong tuyến nước bọt bùng phát, từ đó khiến bệnh tình diễn tiến phức tạp và khó điều trị hơn.

5. Đồ lạnh

Sử dụng thức ăn lạnh là điều tối kỵ đối với người bị viêm tuyến nước bọt. Nước đá, kem hay các món ăn lạnh khác đều có thể khiến tuyến nước bọt bị tổn thương nghiêm trọng hơn.

6. Kiêng uống bia rượu

Uống bia rượu có thể làm tăng bài tiết nước tiểu dẫn đến tình trạng mất nước, từ đó khiến cho miệng bị khô. Điều này khiến cho tình trạng viêm tuyến nước bọt thêm nghiêm trọng. Thay vì sử dụng thức uống có hại này, bạn nên uống nhiều nước để tăng cường khả năng đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể, đảm bảo ổn định lưu thông tuần hoàn máu và giữ cho khoang miệng luôn sạch sẽ.

Những kiêng cữ trong sinh hoạt hàng ngày

Bên cạnh các thực phẩm, đồ uống ở trên bệnh nhân cũng cần tuân thủ một số vấn đề kiêng cữ nhất định trong sinh hoạt hàng ngày như:

  • Kiêng hút thuốc lá và tránh xa những nơi có khói thuốc lá
  • Không đến gần những nơi có nguồn bức xạ hoặc không khí ô nhiễm. Chẳng hạn như nhà máy hay xí nghiệp.
  • Tránh tự ý sử dụng thuốc điều trị bệnh bừa bãi khi chưa qua thăm khám cũng như chưa được sự đồng ý của bác sĩ.

Những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ viêm tuyến nước bọt nên ăn gì và kiêng gì. Hãy bắt tay vào xây dựng ngay cho mình một thực đơn ăn uống hợp lý để lành bệnh trong thời gian nhanh nhất.

Có thể bạn chưa biết

Chia sẻ:
Bệnh viêm tai giữa có tự khỏi được không Bệnh viêm tai giữa có tự khỏi được không? Bác sĩ nói gì?

Viêm tai giữa có tự khỏi được không? Đây là vấn đề được nhiều quan tâm khi mắc phải bệnh…

viêm xoang khi mang thai 3 tháng đầu Bị viêm xoang khi mang thai 3 tháng đầu điều trị như thế nào?

Viêm xoang khi mang thai 3 tháng đầu là tình trạng rất nhiều mẹ bầu gặp phải.  Mẹ bầu cần…

Có nhiều cách chữa viêm tai giữa bằng phèn chua được nhiều người áp dụng Cách chữa viêm tai giữa bằng phèn chua 

Cách chữa viêm tai giữa bằng phèn chua được lưu truyền trong dân gian hiện nay đang được nhiều người…

Các bài thuốc đông y trị viêm họng và thông tin cần biết Các bài thuốc đông y trị viêm họng và thông tin cần biết

Các bài thuốc đông y trị viêm họng được sử dụng phổ biến do có khả năng tác động vào…

Khan tiếng có đờm là dấu hiệu của bệnh gì?

Khan tiếng, có đờm là những triệu chứng hình thành do cổ họng và dây thanh bị tổn thương. Tuy…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua