Bệnh Trào Ngược Dạ Dày Có Chữa Khỏi Được Không?
Bệnh trào ngược dạ dày đặc trưng với triệu chứng ợ chua, ợ nóng, ợ hơi… không chỉ khiến người bệnh khó chịu mà còn làm tăng nguy cơ xuất hiện biến chứng nếu không điều trị kịp thời và đúng cách. Vậy nếu áp dụng điều trị thì bệnh trào ngược dạ dày có chữa khỏi được không?
Bệnh trào ngược dạ dày có chữa khỏi được không? Mất bao lâu?
Các chuyên gia đánh giá bệnh trào ngược dạ dày không phải căn bệnh quá nguy hiểm, vì nó không gây đau đớn dữ dội như các bệnh xương khớp, không tiềm ẩn nguy hiểm rủi ro như các bệnh tim mạch hay tiểu đường… mà nó gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống hàng ngày như ợ chua, ợ nóng, hoặc tức ngực. Nặng hơn có thể gây tổn thương vùng họng gây viêm họng mãn tính, đau rát cổ họng, ho có đờm…
Mặc dù trào ngược dạ dày có thể kiểm soát được bằng cách điều trị phù hợp nhưng bệnh có tính chất mạn tính nên khó có thể chữa khỏi hoàn toàn. Việc điều trị có hiệu quả hay không phụ thuộc vào bệnh nhân có tuân thủ chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học và phương pháp điều trị hay không.
Nếu bỏ qua điều trị, bệnh có thể tiến triển nặng hơn và gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Do đó, việc điều trị kịp thời và đúng cách là rất quan trọng để phòng ngừa tái phát và kiểm soát tốt các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày.
Thời gian khỏi bệnh trào ngược dạ dày tùy theo từng cấp bộ bệnh như sau:
- Cấp độ 1: Bệnh nhẹ với tổn thương nhẹ ở vùng cơ thắt thực quản dưới, triệu chứng không thường xuyên, dễ kiểm soát bằng thuốc. Sức khỏe thường phục hồi nhanh chóng sau một thời gian ngắn.
- Cấp độ 2: Triệu chứng tăng đáng kể, cần dùng thuốc để kiểm soát đau. Điều trị thường kéo dài ít nhất 4 tuần.
- Cấp độ 3: Triệu chứng nặng, không còn kiểm soát dễ dàng bằng thuốc thông thường. Cần điều trị theo phác đồ của bác sĩ từ 8 đến 12 tuần để đạt hiệu quả rõ rệt.
- Cấp độ 4: Đây là giai đoạn mà các mô tế bào bị ảnh hưởng do chịu tổn thương trong thời gian dài. Nếu không được can thiệp điều trị ngay có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm. Thời gian điều trị trào ngược dạ dày giai đoạn này kéo dài rất lâu vì tính chất phức tạp của bệnh, bắt buộc phải tuân thủ nghiêm ngặt liều trình do bác sĩ hướng dẫn.
Tham khảo: Chữa Trào Ngược Dạ Dày Bằng Thuốc Nam – 7 Cây Này Tốt Nhất
Nguyên nhân gây bệnh trào ngược dạ dày
Các chuyên gia cho biết, trào ngược dạ dày xuất phát từ việc cơ thắt thực quản bị suy yếu và rối loạn khả năng đóng mở van. Ngoài ra, nguyên nhân của bệnh lý này cũng tương đối đa dạng, cụ thể:
- Do ăn uống không khoa học: ăn uống không lành mạnh, thường xuyên sử dụng chất có cồn, chất kích thích, chất gây nghiện như cà phê, rượu bia, thực phẩm khó tiêu hóa, dầu mỡ hay ăn quá no, nằm ngay sau khi ăn… đều là những nguyên nhân gây ra trào ngược dạ dày.
- Tác dụng phụ của thuốc Tây: Sử dụng các loại thuốc Tây chống viêm, giảm đau… trong thời gian dài khiến dạ dày suy yếu, giảm chức năng hoạt động, đặc biệt những trường hợp lạm dụng thuốc quá liều càng dễ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực, trong đó có trào ngược dạ dày.
- Mắc các bệnh lý nhiễm trùng hoặc bệnh dạ dày khác: Một số bệnh lý nhiễm trùng thực quản phổ biến dẫn đến xơ hóa thực quản, làm yếu cơ vòng. Ngoài ra, một số bệnh lý dạ dày như hẹp môn vị dạ dày, viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày… cũng làm tăng nguy cơ mắc chứng trào ngược dạ dày.
- Một số đối tượng dễ mắc bệnh:
- Phụ nữ mang thai: Mang thai khiến các cơ quan nội tạng trong cơ thể người mẹ phải chịu những áp lực lớn từ trọng lượng của thai nhi. Trong đó, sự chèn ép quá mức lên dạ dày có thể gây ra khó tiêu, chướng bụng, ợ chua, ợ hơi… do trào ngược dạ dày.
- Thừa cân, béo phì: Trong lượng cơ thể quá lớn thường gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng, trong đó tạo áp lực lớn cho vùng bụng, tăng nguy cơ mắc bệnh trào ngược dạ dày cao hơn so với những người có cân nặng vừa phải.
- Ảnh hưởng tâm lý: Những người thường xuyên chịu áp lực, stress kéo dài thường có nguy cơ các bệnh lý đường tiêu hóa cao hơn người bình thường, trong đó có bệnh trào ngược dạ dày.
Phương pháp điều trị trào ngược dạ dày hiệu quả
Mục tiêu điều trị trào ngược dạ dày là ưu tiên làm giảm các triệu chứng trào ngược cấp, sau đó mới tiến hành điều trị dự phòng để phòng ngừa tái phát càng lâu càng tốt, đặc biệt phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Có rất nhiều cách kiểm soát làm giảm triệu chứng và điều trị dự phòng như:
Điều trị bằng thuốc Tây
Để làm giảm các triệu chứng trào ngược dạ dày hiệu quả nhanh chóng, tức thì người bệnh sẽ phải sử dụng thuốc Tây. Một số loại thuốc trị trào ngược dạ dày thường dùng như:
- Thuốc ức chế bơm proton: giúp ngăn chặn quá trình sản xuất axit dạ dày, từ đó kiểm soát hiệu quả các triệu chứng trào ngược. Liều dùng thuốc ức chế proton thường là 20 – 40mg/ lần/ ngày và sử dụng liên tục trong vòng 2 tuần. Một vài loại thường dùng như Rabeprazole, Omeprazole, Esomeprazole, Lansoprazole, Pantoprazole…
- Thuốc kháng axit: trung hòa axit dạ dày, làm giảm tần suất trào ngược. Thuốc này thường được chỉ định dùng kết hợp với thuốc ức chế bơm proton để tăng hiệu quả. Một số loại thuốc điển hình như: Nhôm Hydroxit, Canxi Carbonat, Magie Hydroxit, Sodium Bicarbonate…
- Thuốc chẹn H2: có tác dụng ức chế hitsmine H2 ngăn chặn sản sinh axit dạ dày. Một số loại thường gặp phổ biến như: Nizatidine, Cimetidine, Ranitidine, Famotidine…
- Thuốc kháng sinh: thường được chỉ định sử dụng trong trường hợp bị trào ngược dạ dày có vi khuẩn Hp hoặc một số loại vi khuẩn, virus khác. Liều dùng kháng sinh thường chỉ kéo dài tối đa từ 10 – 15 ngày.
Lưu ý: Người bệnh sử dụng thuốc chữa trào ngược dạ dày thực quản cần tuân thủ liều dùng do bác sĩ chỉ định, tuyệt đối không được tự ý tăng giảm liều theo cảm tính để tránh gây tác dụng phụ có hại cho sức khỏe.
Đọc thêm: Mẹo chữa trào ngược dạ dày bằng nha đam tại nhà
Kết hợp thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt
Những trường hợp bị trào ngược dạ dày mức độ nhẹ có thể được cải thiện nhanh chóng bằng chế độ ăn uống và thực hiện những thói quen sinh hoạt lành mạnh. Hoặc bệnh mức độ trung bình cũng có thể được cải thiện tốt nếu kết hợp biện pháp này cùng với dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Sau đây là một số gợi ý về chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt người bệnh nên tham khảo áp dụng:
Về chế độ ăn uống
- Ưu tiên sử dụng các loại rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc và thịt gia cầm.
- Giảm lượng đường và tinh bột để tránh cảm giác quá no, giúp kiểm soát triệu chứng ợ nóng.
- Hạn chế thực phẩm chiên xào, chế biến sẵn, và đóng hộp.
- Hạn chế nước ngọt có gas, cà phê, rượu và bia.
- Giảm socola và nước trái cây acid: Đặc biệt là nước ép cam và chanh.
- Ăn vừa đủ, chia nhỏ các bữa ăn thành nhiều bữa phụ, ăn chậm và nhai kỹ, tránh ăn trước khi đi ngủ để giảm áp lực lên dạ dày.
Về chế độ sinh hoạt
- Ngủ đủ giấc, ngủ sớm, không thức quá khuya.
- Khi ngủ nên nằm nghiêng sang bên trái và kê cao đầu để tránh tình trạng trào ngược trong lúc ngủ.
- Sau khi ăn nên đi dạo vài vòng để hỗ trợ tiêu hóa, không nên nằm ngay hoặc vận động quá mạnh.
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao tăng cường sức khỏe.
Can thiệp ngoại khoa nếu cần thiết
Trong trường hợp bệnh trào ngược dạ dày nặng hoặc không đáp ứng với điều trị nội khoa, can thiệp phẫu thuật có thể được cân nhắc để kiểm soát bệnh. Các phương pháp phẫu thuật phổ biến bao gồm phẫu thuật nội soi hoặc mổ hở truyền thống nhằm tăng cường cơ vòng thực quản dưới hoặc xếp nếp đáy vị.
Bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để lựa chọn phương pháp phù hợp với tình trạng bệnh, sức khỏe và điều kiện kinh tế. Phẫu thuật là biện pháp hiệu quả nhưng cần cân nhắc kỹ lưỡng do chi phí cao và rủi ro biến chứng.
mặc dù đau dạ dày là tình trạng phức tạp, nhưng với sự tiến bộ trong y học hiện đại, bệnh đau dạ dày có thể chữa khỏi được nếu được phát hiện sớm và điều trị phù hợp. Hãy luôn tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để đạt kết quả tốt nhất.
Có thể bạn quan tâm
- Cách Uống Tinh Bột Nghệ Chữa Đau Dạ Dày Hiệu Quả Nhanh
- Các loại thuốc tây chữa đau dạ dày – Bác sĩ kê đơn
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!