Phân biệt amidan bình thường và bị viêm (có hình ảnh) để biết cách xử lý hiệu quả

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Amidan bình thường có màu hồng nhạt, mềm, không có mảng trắng, không sưng to. Thông thường, amidan không gây đau đớn, không ảnh hưởng đến việc ăn uống, nói chuyện.

 Cấu tạo và đặc điểm của amidan bình thường

Amidan là hai khối mô hình bầu dục, có màu hồng nằm ở mỗi bên họng. Chúng được xem là một phần  của hệ thống miễn dịch, hoạt động tương tự như những hạch bạch huyết. Cụ thể amidan giúp ngăn chặn vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh khác qua mũi và miệng, bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng.

Amidan bình thường có màu hồng nhạt, không bị đỏ và sưng đau
Amidan bình thường có màu hồng nhạt, không bị đỏ và sưng đau như amidan bị viêm

Amidan bình thường là amidan không bị viêm, hoạt động tốt trong việc đào thải các vi khuẩn qua đường mũi và miệng, ngăn nhiễm trùng. Chúng có những đặc điểm sau:

  • Kích thước: Amidan có kích thước nhỏ, không quá 1 cm, nằm ở hai bên họng.
  • Màu sắc: Amidan có màu hồng nhạt, không bị đỏ hoặc có những vết trắng như amidan bị viêm.
  • Cấu trúc: Mềm mại, không có mảng trắng hoặc mảng vàng.
  • Tính chất: Amidan không gây đau đớn, không ảnh hưởng đến việc ăn uống, nói chuyện.

Nếu amidan được xem là bất thường nếu có những biểu hiện sau:

  • Amidan sưng to: Có thể do viêm amidan chẳng hạn như viêm amidan quá phát hoặc ung thư amidan khẩu cái.
  • Amidan có mảng trắng: Đây có thể là dấu hiệu của viêm amidan do vi khuẩn hoặc nấm.
  • Amidan đau: Amidan đau có thể do viêm amidan, amidan quá phát hoặc ung thư amidan.
  • Amidan ảnh hưởng đến việc ăn uống, nói chuyện: Điều này thường gặp ở những người bị sưng đau amidan do viêm.

Các tình trạng có thể ảnh hưởng đến amidan

Amidan dễ bị ảnh hưởng bởi những tình trạng sau:

  • Viêm amidan: Phổ biến nhất. Đây là một tình trạng nhiễm trùng dẫn đến viêm amidan, thường do virus nhưng cũng có thể liên quan đến vi khuẩn. Bệnh nhân có thể bị viêm amidan ngắn hạn (cấp tính) hoặc dài hạn (mãn tính). Viêm amidan thường gây sưng amidan và đau họng.
  • Sỏi amidan: Những cục màu trắng hoặc vàng xuất hiện trong amidan dẫn đến đau, hôi miệng và miệng có vị khó chịu.
  • Viêm họng liên cầu khuẩn: Đây là bệnh viêm họng xảy ra do vi khuẩn Streptococcus (vi khuẩn liên cầu). Bệnh gây ra tình trạng đau họng, khó nuốt, đau cổ, sốt… Cần điều trị bằng kháng sinh nhanh chóng để tránh các biến chứng.
  • Áp xe quanh amidan: Nhiễm trùng làm hình thành túi áp xe ở một hoặc cả hai amidan, gây đau đớn, khó nuốt, khó thở, miệng hôi. Tình trạng này cần được điều trị ngay lập tức.
  • Amidan to (phì đại):  Amidan có kích thước lớn hơn bình thường làm chặn đường thở, dẫn đến ngủ ngáy và hội chứng ngưng thở khi ngủ.
  • Bệnh bạch cầu đơn nhân: Bệnh lý này xảy ra do virus herpes có tên là Epstein-Barr. Bệnh bạch cầu đơn nhân gây sưng amidan, mệt mỏi, đau họng và phát ban trên da.
  • Ung thư amidan: Bệnh lý này được xác định là dạng ung thư vòm họng phổ biến nhất. Bệnh thường được gây ra bởi vi-rút papilloma ở người (HPV) – virus lây truyền qua đường tình dục, thường gặp ở người quan hệ tình dục bằng miệng với người nhiễm virus. Những triệu chứng thường gặp của ung thư amidan gồm có máu trong nước bọt, có cục ở cổ (sưng hạch bạch huyết), đau amidan.

THAM KHẢO THÊM:Các Loại Bệnh Về Đường Hô Hấp Thường Gặp và Lưu Ý

Phân biệt amidan bình thường và amidan bị viêm

Rất dễ để phân biệt amidan bình thường và amidan bị viêm với những đặc điểm sau:

 Amidan bình thườngAmidan bị viêm/ nhiễm trùng
Kích thướcKích thước trung bình khoảng 42,81 cm3, 37,65 cm3 ở phụ nữ và 52,4 cm3 ở nam giới. Chúng nằm ở mỗi bên họng, có thể nhìn thấy amidan khi mở to miệngAmidan sưng to. Những trường hợp bị viêm amidan quá phát có thể thấy amidan che lắp cổ họng, gây ra tình trạng khó nuốt, đau rát cổ họng.
Màu sắcMàu hồngMàu đỏ
Cấu trúcMềm mại, không có các mảng hoặc lớp phủ màu trắng/ vàngCó các mảnh hoặc lớp phủ màu trắng/ vàng trên amidan.
Triệu chứng/ dấu hiệu bất thườngKhông có
  • Amidan đỏ, sưng
  • Đau họng
  • Hạch bạch huyết to, mềm ở cổ
  • Khó nuốt
  • Đau khi nuốt
  • Trên amidan xuất hiện các mảng hoặc lớp phủ màu vàng/ trắng
  • Khàn giọng
  • Hôi miệng
  • Đau hoặc cứng cổ
  • Đau đầu
  • Trẻ nhỏ chán ăn, bị chảy nước dãi do đau hoặc khó nuốt

TÌM HIỂU THÊM: Viêm Amidan sốt mấy ngày? Bác sĩ giải đáp

Hình ảnh amidan bình thường và amidan bị viêm 

Hình ảnh amidan bình thường:

Há to miệng có thể nhìn thấy amidan
Há to miệng có thể nhìn thấy amidan
Amidan bình thường có màu hồng, nằm ở hai bên họng
Amidan bình thường có màu hồng, nằm ở hai bên họng

Hình ảnh amidan bị viêm:

hình ảnh amidan bình thường
Hình ảnh amidan sưng to, có màu sắc bất thường
amidan bình thường là bao nhiêu
Xuất hiện mảng trắng và các nốt như bã đậu trên amidan bị viêm do vi khuẩn hoặc nấm
amidan bình thường như thế nào
Amidan sưng to, viêm, gây đau họng, khó nuốt
Mảng trắng hoặc màu trắng xám có thể là dấu hiệu viêm amidan
Mảng trắng hoặc màu trắng xám ở quanh amidan

Nên làm gì khi amidan bị viêm?

Khi nhận thấy có dấu hiệu của bệnh viêm amidan, bạn cần đến bệnh viện để được các bác sĩ khám. Thông thườn người bệnh sẽ được kê đơn thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn và các thuốc điều trị triệu chứng. Nếu amidan bị viêm nhiễm nghiêm trọng, điều trị nội khoa kém hiệu quả hoặc thường xuyên tái phát, bác sĩ có thể cân nhắc cắt amidan.

Điều quan trọng là bạn cần thăm khám sớm và tuân thủ các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra nên áp dụng những biện pháp chăm sóc dưới đây:

  • Thường xuyên súc họng, miệng bằng nước muối
  • Uống nước mật ong ấm
  • Ăn thức ăn mềm dễ nuốt
  • Tập thể dục và tăng cường bổ sung vitamin C để nâng cao sức đề kháng, chống lại bệnh tật
  • Hạn chế ăn thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, rượu bia và thuốc lá.

ĐỌC NGAY: Phác Đồ Điều Trị Viêm Amidan Mới Nhất (Tham Khảo BYT)

Phòng tránh viêm amidan bằng cách nào?

Cách phòng tránh viêm amidan:

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc họng bằng nước muối hoặc nước súc miệng.
  • Không dùng chung đồ dùng cá nhân với người bị viêm amidan.
  • Kiểm tra răng miệng, tai mũi họng định kỳ.
  • Ăn nhiều rau củ quả, trái cây tươi.
  • Uống đủ nước, giữ ấm cơ thể.
  • Hạn chế hút thuốc lá, uống rượu bia, ăn đồ cay nóng, uống nước đá, nước ngọt có gas.

Amidan bình thường có kích thước nhỏ, màu hồng nhạt, có vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch của cơ thể. Nếu amidan bất thường hoặc có dấu hiệu viêm, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

THÔNG TIN HỮU ÍCH:

Chia sẻ:
Viêm amidan Viêm Amidan Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu và Điều Trị

Viêm amidan là bệnh lý tai mũi họng phổ biến ở cả trẻ em và người lớn. Bệnh có tính…

Viêm Amidan 1 Bên – Cách Nhận Biết Và Điều Trị Hiệu Quả Nhất Hiện Nay

Viêm amidan là bệnh lý về đường hô hấp khá phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Thông…

Để bệnh mau cải thiện, người bệnh viêm amidan hốc mủ cần tránh ăn thức ăn cay nóng, chiên xào nhiều dầu mỡ,... Viêm Amidan hốc mủ kiêng ăn gì để bệnh không nặng thêm?

Viêm Amidan hốc mủ khiến cho đường hô hấp trở nên khó chịu. Bệnh gây ra những biến chứng nguy…

Viêm amidan lưỡi – Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Viêm amidan lưỡi hay còn gọi là viêm amidan cuống lưỡi xảy ra chủ yếu ở trẻ em do đường…

Chi phí cắt amidan có bảo hiểm y tế Chi Phí Cắt Amidan Có Bảo Hiểm Y Tế và Một Số Điều Cần Biết

Cắt amidan là phẫu thuật ngoại khoa nên có chi phí khá cao. Do đó, nhiều người thường chọn những…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua