Tham khảo phác đồ điều trị viêm âm đạo từ Bộ y tế mới nhất

Phác đồ điều trị viêm âm đạo của Bộ Y tế có thể giúp bác sĩ nhanh nhẹ hơn trong việc chỉ định các phương pháp tốt nhất. Từ đó đảm bảo quá trình điều trị diễn ra an toàn và đạt hiệu quả cao.

Tổng quan bệnh viêm âm đạo

Viêm âm đạo là tình trạng niêm mạc âm đạo bị viêm nhiễm, đôi khi kèm theo viêm âm hộ. Bệnh được đặc trưng bởi sự phát triển quá mức của những loại vi khuẩn kỵ khí hoặc nấm, thay thế chủng vi khuẩn có lợi – Lactobacillus trong âm đạo, dẫn đến sự mất cân bằng vi khuẩn và khiến âm đạo bị viêm nhiễm.

1. Viêm âm đạo do vi khuẩn

Bệnh viêm âm đạo do vi khuẩn còn được gọi là nhiễm khuẩn âm đạo. Bệnh xảy ra khi có sự mất cân bằng giữa những loại vi khuẩn thường trú trong âm đạo. Trong đó Lactobacillus bị suy giảm và thay thế bởi sự phát triển quá mức của những loại vi khuẩn khác (vi khuẩn kỵ khí).

Viêm âm đạo do vi khuẩn
Viêm âm đạo do vi khuẩn xảy ra khi có sự mất cân bằng giữa những loại vi khuẩn thường trú trong âm đạo

Yếu tố nguy cơ

  • Dùng thuốc kháng sinh
  • Nhiễm trùng
  • Quan hệ tình dục
  • Sử dụng chất diệt tinh trùng
  • Thụt rửa âm đạo
  • Thay đổi hormone do mang thai, cho con bú hoặc mãn kinh

Triệu chứng

Có khoảng 50 – 75% trường hợp không có triệu chứng. Tuy nhiên một người bị viêm âm đạo do vi khuẩn sẽ có ít nhất 3 trong 4 triệu chứng dưới đây:

  • Khí hư có mùi hôi, dính nhiều vào thành âm đạo, màu trắng xám, đồng nhất
  • Dương tính với test Sniff (thư nghiệm mùi cá ươn với KOH 10%)
  • Có sự hiện diện của tế bào Clue khi nhuộm Gram
  • pH âm đạo > 4.5
  • Triệu chứng khác: Viêm nề âm hộ, ngứa âm hộ, đau khi giao hợp.

2. Viêm âm đạo do Trichomonas vaginalis

Viêm âm đạo do trùng roi (Trichomonas vaginalis) là một bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến, do nhiễm ký sinh trùng Trichomonas vaginalis (trùng roi). Chúng có thể sống nhiều giờ ở trên da và trong băng vệ sinh.

Khi gặp điều kiện thuận lợi (chẳng hạn như tiếp xúc trực tiếp), trùng roi sẽ lây truyền từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Trùng roi cũng có thể lây truyền gián tiếp thông qua nước bể tắm, bể bơi, nước rửa.

Ở nam giới, trùng roi ký sinh ở niệu đạo, tuyến tiền liệt hoặc túi tinh.

Viêm âm đạo do Trichomonas vaginalis
Viêm âm đạo do Trichomonas vaginalis lây truyền qua đường tình dục

Yếu tố nguy cơ

  • Quan hệ tình dục không an toàn
  • Quan hệ với nhiều bạn tình

Dấu hiệu và triệu chứng

  • Ra nhiều huyết trắng, màu xanh loãng hoặc màu vàng, có mùi hôi và có bọt
  • Ngứa, tiểu rát
  • Giao hợp đau
  • Dấu hiệu trái dâu tây ở trường hợp nặng: Xuất hiện những điểm xuất huyết nhỏ, lấm tấm ở âm đạo và cổ tử cung
  • Soi tươi dịch tiết âm đạo thấy nhiều bạch cầu và trùng roi di động
  • Clue cell có thể (+)

Vì là bệnh lây truyền qua đường tình dục nên những trường hợp bị viêm âm đạo do Trichomonas vaginalis thường được thực hiện thêm các xét nghiệm tìm kiếm các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác như bệnh giang mai, bệnh lậu, HIV, Chlamydia trachomatis.

3. Viêm âm đạo do nấm

Có gần 1/3 trường hợp viêm âm đạo liên quan đến nấm. Viêm âm đạo do nấm không được xem là bệnh lây truyền qua đường tình dục và nhiễm trùng cơ hội.

Thống kê cho thấy 75% phụ nữ có ít nhất 1 lần trong đời bị viêm âm đạo do nấm, 45% phụ nữ bị viêm âm đạo – âm hộ do nấm từ 2 lần trở lên trong 1 năm. Trong đó có đến 80 – 92% các trường hợp bị nhiễm nấm candida âm đạo.

Viêm âm đạo do nấm
Viêm âm đạo do nấm thường liên quan đến nhiễm nấm candida

Yếu tố nguy cơ

  • Mắc bệnh đái tháo đường
  • Dùng thuốc kháng sinh phổ rộng
  • Tăng nồng độ Estrogen trong giai đoạn mang thai, dùng thuốc ngừa thai dạng uống hoặc liệu pháp Estrogen
  • Ức chế miễn dịch. Bệnh nhân bị nhiễm HIV hoặc dùng thuốc corticosteroids
  • Thiếu máu mãn tính
  • Dùng dụng cụ ngừa thai như dụng cụ tử cung, màng ngăn âm đạo, bọt âm đạo
  • Tăng nguy cơ nhiễm nấm ở phụ nữ bắt đầu quan hệ tình dục đều đặn, quan hệ tình dục với người bị nhiễm nấm.

Dấu hiệu và triệu chứng

Những người bị viêm âm đạo do nấm sẽ có những dấu hiệu và triệu chứng sau:

  • Ngứa âm hộ – âm đạo
  • Quan hệ đau
  • Viêm đỏ âm hộ và niêm mạc âm đạo
  • Huyết trắng có màu trắng đục, lợn cợn và vón cục như váng sữa
  • Huyết trắng bám thành âm đạo
  • Đau âm đạo
  • Nóng rát âm hộ
  • Kích thích, ngứa, tiểu rát
  • Đỏ và phù nề vùng da âm hộ, môi lớn, môi bé
  • Độ pH âm đạo 4 – 4.5
  • Cổ tử cung bình thường
  • Soi tươi huyết trắng thấy có sợi nấm hoặc bào tử nấm, dễ thấy hơn nếu thêm vào bệnh phẩm 1 giọt KOH 10%. Soi tươi huyết trắng có thể âm tính (chiếm 50% trường hợp)
  • Cấy nấm xác định tình trạng.

Phác đồ điều trị viêm âm đạo từ Bộ y tế mới nhất

Dựa vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh viêm âm đạo, bệnh nhân sẽ được áp dụng phác đồ điều trị thích hợp. Dưới đây là 3 phác đồ điều trị viêm âm đạo từ Bộ y tế mới cập nhật:

1. Phác đồ điều trị viêm âm đạo do vi khuẩn

Bệnh nhân chủ yếu được dùng thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.

Đối với phụ nữ không có thai

Lựa chọn ưu tiên: 

  • Dùng kháng sinh Metronidazol với liều 2 lần/ngày, mỗi lần 500mg, trong 7 ngày.

Lựa chọn thay thế:

  • Dùng kháng sinh Clindamycin với liều 300 mg, uống 2 lần/ngày x 7 ngày, hoặc dùng Secnidazol 2g, uống 1 liều duy nhất.
Dùng kháng sinh Clindamycin
Có thể dùng kháng sinh Clindamycin thay thế cho Metronidazol

Lưu ý: 

  • Không nên điều trị cho bạn tình của bệnh nhân đang bị nhiễm khuẩn âm đạo.
  • Có thể dùng kèm gel bôi hoặc thuốc đặt âm đạo có chứa 2 thành phần Metronidazol và Clindamycin.

ĐỌC NGAY: 13 Thuốc Đặt Viêm Âm Đạo Tốt Nhất Hiện Nay Và Cách Sử Dụng

Đối với phụ nữ mang thai

Tất cả phụ nữ mang thai không được khuyến cáo sàng lọc nhiễm trùng âm đạo.

Điều trị nhiễm trùng âm đạo không triệu chứng chỉ nên được thực hiện ở phụ nữ mang thai khi có kế hoạch chấm dứt thai kỳ. Để giảm nguy cơ nhiễm trùng hậu sản, bác sĩ có thể chỉ định điều trị trước mổ.

Đối với phụ nữ mang thai có triệu chứng nhiễm trùng âm đạo, bác sĩ chỉ định thuốc làm giảm triệu chứng:

  • Metronidazol 500 mg: Uống 2 lần/ngày x 7 ngày hoặc
  • Clindamycin 300 mg: uống 2 lần/ngày x 7 ngày

Theo CDC không có chống chỉ định tuyệt đối cho việc dùng kháng sinh Metronidazol trong tam cá nguyệt đầu tiên. Bệnh nhân có thể bổ sung lactobacillus sau đợt điều trị viêm âm đạo

XEM THÊM: Top 7 Viên Uống Bổ Sung Lợi Khuẩn Vùng Kín Chất Lượng, An Toàn

2. Phác đồ điều trị viêm âm đạo do Trichomonas vaginalis

Đối với bệnh viêm âm đạo do Trichomonas vaginalis, cần điều trị cho cả người bệnh và bạn tình. 

Đối với phụ nữ không có thai

  • Điều trị bằng kháng sinh Metronidazole với liều 500 mg, uống 2 lần/ngày trong 7 ngày.
  • Không sử dụng thức uống có cồn như rượu bia trong vòng 24 giờ sau uống Metronidazole vì có thể dẫn đến những tác dụng phụ nghiêm trọng.
  • Tránh quan hệ trong giai đoạn điều trị cho đến khi người bệnh và bạn tình của người bệnh đã hoàn tất liệu trình điều trị, các triệu chứng đã cải thiện hoàn toàn.
  • Dùng acid lactic hỗ trợ tạo acid môi trường âm đạo hoặc bổ sung thêm lợi khuẩn âm đạo từ nguồn trực khuẩn Lactobacillus có lợi trong các sản phẩm.

Đối với phụ nữ mang thai

Viêm âm đạo do Trichomonas vaginalis có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho phụ nữ mang thai gồm:

  • Sanh non
  • Vỡ ói non
  • Thai nhẹ cân

Thông thường người bệnh sẽ được dùng kháng sinh Metronidazole với liều như sau:

  • Uống 500mg/lần x 2 lần/ ngày trong 7 ngày.
Điều trị viêm âm đạo do Trichomonas vaginalis cho phụ nữ mang thai
Dùng Metronidazole điều trị viêm âm đạo do Trichomonas vaginalis cho phụ nữ mang thai

Lưu ý:

  • Có thể sử dụng Metronidazole ở bất kỳ tuổi thai nào vì không có bằng chứng về việc dùng thuốc Metronidazole cho phụ nữ mang thai làm ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên bác sĩ thường sẽ cân nhắc giữa nguy cơ và lợi ích trước khi cho sản phụ dùng thuốc để đảm bảo hiệu quả và an toàn.
  • Metronidazole chỉ dùng sau 3 tháng đầu thai kỳ. Có thể dùng bôi gel Metronidazole để thay thế.
  • Nên ngưng cho con bú trong 24 giờ sau khi sử dụng thuốc vì kháng sinh Metronidazole có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ.
  • Không dùng Tinidazole cho phụ nữ mang thai. 
  • Trì hoãn việc cho bú 72 giờ sau dùng Tinidazole cho phụ nữ đang nuôi con bú.

Tái nhiễm hoặc nhiễm dai dẳng Trichomonas vaginalis

Nhiễm dai dẳng hoặc tái nhiễm Trichomonas vaginalis thường gặp ở những người không tuân thủ phác đồ điều trị viêm âm đạo hoặc không điều trị cho bạn tình, Một số trường hợp khác liên quan đến việc bệnh nhân đề kháng Metronidazole (khoảng 4-10%) và đề kháng Tinidazole (1%).

  • Nếu tiếp xúc với bạn tình chưa được điều trị: Bệnh nhân cần lặp lại đợt điều trị với Metronidazole, liều dùng 500mg x 2 lần/ngày trong 7 ngày.
  • Nếu chưa tiếp xúc với bạn tình: Dùng Metronidazole 2g hoặc dùng Tinidazole 2g x 1 lần/ngày trong 7 ngày.

Đối với bệnh nhân nhiễm HIV

Khoảng 53% phụ nữ nhiễm HIV bị nhiễm Trichomonas vaginalis, đồng thời liên quan đến viêm vùng chậu. Ở trường hợp này, bệnh nhân sẽ được điều trị nhiễm Trichomonas vaginalis để kiểm soát bệnh nền. Do đó tất cả người nhiễm HIV nên tiến hành tầm soát thường qui và tuân thủ phác đồ điều trị dự phòng ít nhất mỗi năm 1 lần.

  • Liều dùng: Metronidazole 500mg x 2 lần/ ngày trong 7 ngày.

Sau điều trị 2 tuần, bệnh nhân xét nghiệm lại bệnh phẩm âm đạo (soi tươi dịch tiết âm đạo) để đánh giá quá trình điều trị, khẳng định bệnh đã khỏi hay chưa.

Có đến 92 – 100% trường hợp viêm âm đạo do trùng roi được chữa khỏi với phác đồ trên. Tuy nhiên bệnh có thể tái nhiễm trong vòng 3 tháng đầu.

Cần tránh giao hợp trong thời gian điều trị hoặc dùng bao cao su khi quan hệ tình dục với người bị nhiễm trùng roi để hạn chế nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng. Đặc biệt là những trường hợp bị nhiễm trùng roi nhưng không có triệu chứng.

3. Phác đồ điều trị viêm âm đạo do nấm

Bệnh nhân chủ yếu được dùng thuốc để điều trị viêm âm đạo do nấm candida.

Điều trị chung

Dùng thuốc đặt âm đạo

  • Nystatin viên đặt âm đạo 100.000 UI: Đặt 1 viên/ ngày, trong 14 ngày, hoặc
  • Clotrimazola hoặc Miconazol viên đặt âm đạo 100mg: Dùng 1 viên 100mg/ ngày, trong 7 ngày, hoặc
  • Clotrimazola hoặc Miconazol viên đặt âm đạo 200mg: Đặt 1 viên/ ngày trong 3 ngày, hoặc
  • Clotrimazola 500mg: Đặt 1 liều duy nhất.
Dùng thuốc đặt âm đạo
Dùng thuốc đặt âm đạo trong phác đồ điều trị viêm âm đạo do nấm

Thuốc uống

  • Fluconazole 150mg: Uống 1 viên duy nhất, hoặc
  • Itraconazol 100mg: Uống 2 viên/ ngày trong 3 ngày.

Thuốc bôi: 

  • Thuốc bôi kháng nấm ngoài da (vùng âm hộ): Bôi thuốc 7 ngày.

Nhiễm nấm candida âm đạo, âm hộ không có biến chứng

  • Thuốc uống: Dùng thuốc Fluconazole 150mg 1 liều duy nhất.
  • Thuốc đặt: Dùng Miconazole hoặc Nystatin hoặc Terconazole.
  • Thuốc bôi: Dùng Terconazole hoặc Tioconazole hoặc Clotrimazole hoặc Butoconazole.

Nhiễm nấm candida âm đạo, âm hộ có biến chứng hoặc tái phát

Candida âm đạo, âm hộ có biến chứng

Điều trị đường uống ngắn ngày hoặc dùng tại chỗ thuốc nhóm azole có thể giúp khắc phục mỗi đợt tái phát. Nhưng để kiểm soát tình trạng tốt hơn, bác sĩ có thể kê đơn thuốc điều trị tấn công dài ngày với liều như sau:

  • Dùng đường uống 100mg, 150mg hoặc 200mg Fluconazole 3 liều, mỗi 3 ngày, hoặc dùng tại chỗ 7 – 14 ngày.

Điều trị duy trì candida âm hộ tái phát

  • Dùng Fluconazole đường uống 100mg, 150mg hoặc 200mg mỗi tuần, liên tục trong 6 tháng. Hoặc điều trị tại chỗ theo mỗi đợt tái phát nếu không thể thực hiện phác đồ trên.

Candida âm đạo, âm hộ nặng

Các triệu chứng gồm viêm đỏ rộng âm hộ, bong tróc da, phù, xuất hiện vết nứt với khả năng đáp ứng lâm sàng thấp khi dùng thuốc bôi tại chỗ hoặc uống ngắn ngày.

  • Dùng tại chỗ 7 – 14 ngày hoặc uống 150mg Fluconazole 2 liều liên tiếp cách nhau 72 giờ.
Uống 150mg Fluconazole 2 liều liên tiếp
Uống 150mg Fluconazole 2 liều liên tiếp để điều trị nhiễm candida âm đạo, âm hộ nặng

Nhiễm nấm candida nonalbicans

  • Lựa chọn đầu tay: Dùng thuốc nhóm azole (trừ Fluconazole) dài ngày hơn, khoảng 7 – 14 ngày, dùng đường uống hoặc đường dùng tại chỗ.
  • Trường hợp tái phát: Dùng 600mg acid boric dạng viên gelatin đặt âm đạo. Đặt 1 lần/ ngày trong 14 ngày.

Để chữa bệnh an toàn và hiệu quả cao nhất, bệnh nhân cần tuân thủ phác đồ điều trị viêm âm đạo theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Hầu hết các trường hợp đều khỏi bệnh sau 2 tuần điều trị. Tránh dùng thuốc bừa bãi để không làm nặng thêm tình trạng.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chia sẻ:
Top 7 viên uống bổ sung lợi khuẩn vùng kín chất lượng, an toàn

Viên uống bổ sung lợi khuẩn vùng kín là sản phẩm đang được sử dụng phổ biến hiện nay. Sản…

Bác sĩ Hà giới thiệu Diệp phụ khang trên VTV Kinh Nghiệm Chữa Khỏi Viêm Âm Đạo Bằng Diệp Phụ Khang Của Cô Giáo Trẻ Hà Nội

Sau nhiều năm vợ chồng lạnh nhạt, đời sống tình dục không viên mãn vì viêm âm đạo, bối rối…

Lộ trình điều trị các vấn đề viêm nhiễm có liên quan đến bệnh khí hư tại Thuốc dân tộc Khám Phá Công Thức Đặc Biệt Bài Thuốc Diệp Phụ Khang Chữa Viêm Âm Đạo 

Không mất quá 1 phút để tìm các giải pháp điều trị viêm âm đạo như xông lá trầu không,…

Bác sĩ thăm khám bệnh phụ khoa Chữa Viêm Phụ Khoa Thuốc Dân Tộc – Uy Tín Số 1, Phác Đồ Điều Trị ĐỘC NHẤT

Viêm phụ khoa là nỗi lo của 90% phụ nữ Việt, khiến chị em gia tăng nguy cơ: mắc các…

Viêm âm đạo có gây chậm kinh không? Chuyên gia giải đáp

Viêm âm đạo là vấn đề sức khỏe phổ biến ở phụ nữ, gây khó chịu và ảnh hưởng đến…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua