Bệnh lupus ban đỏ có ngứa không, làm sao xử lý?

Lupus ban đỏ là bệnh lý tự miễn, gây ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể, làm tổn thương nghiêm trọng đến tế bào da. Vậy bệnh lupus ban đỏ có ngứa không? Đây là nỗi lo lắng của rất nhiều người khi chẳng may mắc bệnh.

bệnh lupus ban đỏ có ngứa không
Bệnh lupus ban đỏ gây tổn thương làn da.

Bệnh lupus ban đỏ có ngứa không?

Hiện nay, tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh lupus ban đỏ ngày càng tăng cao. Hầu hết bệnh nhân không phát hiện bệnh kịp thời cho đến khi những biểu hiện bên ngoài da khiến nhiều người hoảng sợ. Lupus ban đỏ liên quan trực tiếp đến hệ thống miễn dịch của cơ thể. Bệnh lý này tiến triển rất phức tạp, gây nguy hiểm cho người bệnh nếu không được kiểm soát kịp thời. 

Những bệnh nhân mắc bệnh lupus ban đỏ thường gặp phải triệu chứng bất thường trên da. Người bệnh thường bị mẩn ngứa, phát ban. Đồng thời, tại vùng da đỏ nổi lên trên bề mặt bị ngứa thường xuyên, khiến bệnh nhân vô cùng khó chịu. Thực tế, các nhà khoa học vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân cụ thể gây bệnh. Một số tài liệu nghiên cứu cho thấy, bệnh lý này xuất phát từ yếu tố di truyền và nội tiết tố bên trong cơ thể cũng như môi trường xung quanh. 

Các tổn thương ở da do bệnh lupus ban đỏ gây ra thường xuất hiện ở vị trí mặt và hai bên gò má. Bệnh nhân sẽ có cảm giác nóng ran khắp mặt và ngứa vô cùng. Nếu dùng tay gãi ngứa thì những tổn thương trên làn da sẽ nghiêm trọng hơn. Thậm chí, làn da còn bị chảy máu, nhiễm trùng nặng do các tác nhân bên ngoài tấn công. Vùng da bị phát ban trở nên sần sùi, khô ráp, bong tróc, gây mất thẩm mỹ.

bệnh lupus ban đỏ có ngứa không
Bệnh nhân bị lupus ban đỏ sẽ gây ngứa da.

Bên cạnh những tổn thương ở bề mặt da, những bệnh nhân mắc bệnh lupus ban đỏ còn có cảm giác mệt mỏi, lở loét nghiêm trọng ở vùng miệng, đau nhức xương khớp thường xuyên, mỏi gối,… Với những bệnh nhân bị rối loạn kinh nguyệt thì triệu chứng bệnh thường xuất hiện bất ngờ. Nếu không được kiểm soát kịp thời, bệnh sẽ tấn công các cơ quan khác và gây tổn thương nội tạng, thần kinh, phổi, tim,…

Theo thống kê cho thấy, hơn 90% bệnh nhân mắc bệnh lupus ban đỏ có biểu hiện rụng tóc, cơ thể mệt mỏi, sốt nhẹ,… Trong đó, có 3/4 số người bệnh bị nổi mảng đỏ bất thường trên làn da, nhất là hình cánh bướm ở mặt. Triệu chứng ban đầu của bệnh khá mơ hồ, chỉ sau 1 năm mới có thể thấy biểu hiện ban đầu. Có khoảng 50 – 85% bệnh nhân bị tổn thương các cơ quan nội tạng của cơ thể như gan, tim, thận,… Thậm chí, người bệnh phải đối diện với nguy cơ tử vong nếu mắc bệnh trong khoảng thời gian dài.

Cách xử lý khi bị lupus ban đỏ

Hiện tại, bệnh lupus ban đỏ không thể được chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể kiểm soát được căn bệnh này. Hầu hết, mọi người đều sử dụng thuốc kết hợp với các phương pháp chăm sóc bệnh khác nhau. Dùng kỹ thuật cấy ghép tế bào gốc là cách chữa trị tối ưu nhất nhưng không phải bệnh viện nào cũng có thể thực hiện và không phải bệnh nhân nào cũng có thể áp dụng được.

bệnh lupus ban đỏ có ngứa không
Bệnh nhân nên tiến hành thăm khám bác sĩ sớm để có hướng kiểm soát bệnh lupus ban đỏ hiệu quả.

Phương pháp sử dụng tế bào gốc thông qua các loại thuốc ức chế hệ miễn dịch sẽ giúp làm sạch tế bào máu. Cách chữa trị này sẽ mang lại hiệu quả điều trị cao hơn. Với những bệnh nhân mắc bệnh lupus ban đỏ, bệnh nhân cần phải có hướng xử lý kịp thời để tránh các tổn thương nghiêm trọng xuất hiện trên bề mặt da. Dưới đây là một số vấn đề, người bệnh nên chú ý khi mắc phải căn bệnh này.

  • Tuyệt đối không được sử dụng thuốc bừa bãi, lạm dụng thuốc
  • Tránh xa các tia tử ngoại, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời
  • Chú ý đến cách đi đứng, vận động để tránh ảnh hưởng, va chạm, chấn thương ở vùng da bị tổn thương.
  • Hướng dẫn cho bệnh nhân phòng ngừa tình trạng nhiễm trùng da, tránh sự tấn công của các tác nhân môi trường bên ngoài
  • Với những bệnh nhân bị nhạy cảm ánh sáng mặt trời, bạn cần phải sử dụng đồ bảo vệ cơ thể như áo khoác, găng tay, đeo kính,… Ngoài ra, bạn cần dùng kem chống nắng khi đi ra ngoài.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, tránh nhiễm trùng răng miệng.
  • Nếu có biểu hiện sốt, đau đầu, tức ngực, khó thở,… thì cần báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa.
  • Thường xuyên thăm khám để kiểm soát tình trạng chuyển biến của bệnh
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung những dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể
  • Tránh căng thẳng, lo lắng quá mức, gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh
  • Vệ sinh tay chân sạch sẽ, luôn sử dụng khẩu trang khi đi ra ngoài
  • Giữ nhiệt độ phòng thích hợp, không nên để quá nóng hoặc quá lạnh
  • Mặc quần áo thoáng mát, tránh ma sát khiến làn da bị tổn thương nhiều hơn
  • Không được dùng tay gãi ngứa, gây bong tróc, nhiễm trùng da
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng, tránh teo cơ, cứng khớp
  • Phụ nữ bị tổn thương thận và thần kinh khi mắc bệnh lupus ban đỏ thì không nên có thai. Nếu đang có thai, bạn cần phải có sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa.
  • Trong khi điều trị bệnh nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường nào, bạn cần nhanh chóng báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa được biết để được hướng dẫn chi tiết nhất.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh lupus ban đỏ. Đây là cơ sở để bệnh nhân có thể biết được bệnh lupus ban đỏ có ngứa không. Thực tế, căn bệnh này gây tổn thương nghiêm trọng đến làn da nên mọi người cần phải thận trọng. Tuyệt đối không được dùng tay bẩn chà xát lên làn da bị ửng đỏ do bệnh lupus gây ra.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
26 Công dụng của Rau Cải Xoong tốt cho sức khỏe

Vốn là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe của con người, cải xoong có tác dụng hiệu quả trong…

Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống – Hình ảnh, dấu hiệu & điều trị

Lupus ban đỏ hệ thống là bệnh lý tự miễn, ảnh hưởng đến da, tim, phổi, thận và các cơ…

Tác Dụng Của Hoa Đu Đủ Đực Ngâm Mật Ong Ít Ai Biết

Tác dụng của hoa đu đủ đực ngâm mật ong tốt thế nào? Hoa đu đủ đực ngâm mật ong…

Mầm đậu nành 12 Tác dụng của mầm đậu nành cho sức khỏe, làm đẹp

Sử dụng mầm đậu nành thường xuyên không chỉ làm đẹp da mà còn cải thiện sức khỏe và sinh…

Vitamin C có tác dụng gì? Cách dùng và điều cần biết

Vitamin C đảm nhận khá nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể, nhất là đối với hệ miễn dịch.…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua