Viêm Da Dị Ứng Bội Nhiễm Là Gì? Có Nguy Hiểm Không?
Viêm da dị ứng bội nhiễm là hậu quả của viêm da dị ứng khi không chăm sóc và điều trị đúng cách. Vi khuẩn và virus xâm nhập, làm bệnh nhanh chóng và kéo dài. Nếu không xử lý kịp thời, có thể tái phát thường xuyên, đe dọa tính mạng.
Viêm da dị ứng bội nhiễm là gì?
Viêm da dị ứng bội nhiễm phổ biến ở người bệnh có sức đề kháng kém, da nhạy cảm hoặc tiếp xúc thường xuyên với môi trường độc hại. Trong giai đoạn này, virus và vi khuẩn có thể tấn công mạnh mẽ, lưu trú trên da và nhanh chóng lan rộng, gây tổn thương sâu và diễn tiến nghiêm trọng trên da.
Bội nhiễm kéo dài có thể dẫn đến sự phát triển của nhiều mụn viêm, tạo ra sưng đau và ngứa ngáy khó chịu. Nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả, bệnh có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính và có thể đe dọa tính mạng.
Bệnh lý này thường trải qua ba giai đoạn chính:
- Giai đoạn cấp tính: Đặc trưng bởi sự xuất hiện của đốm đỏ, mụn nước, ngứa đau, và lan rội ra nhiều vùng da khác nhau.
- Giai đoạn bán cấp tính: Vùng da bị bội nhiễm trở nên chuyển biến tích cực hơn, mụn nước có thể vỡ, da khô và đóng vảy tăng lên, và ngứa ngáy tiếp tục.
- Giai đoạn mãn tính: Vùng da bị lichen hóa, bong tróc, khô vảy, có thể xuất hiện mụn mủ và viêm loét sâu, tiềm ẩn rủi ro lớn cho sức khỏe.
Tìm hiểu thêm: Viêm da dị ứng kiêng gì? Nên ăn gì để bệnh nhanh khỏi?
Nguyên nhân gây viêm da dị ứng bội nhiễm
Nguyên nhân gây viêm da dị ứng bội nhiễm thường bắt nguồn từ viêm da dị ứng không được chăm sóc kịp thời. Tình trạng này có thể phát triển từ lần tiếp xúc đầu tiên với các chất dị ứng mạnh.
Nhóm nguyên nhân khách quan:
- Tiếp xúc với hóa chất: Làm việc thường xuyên với hóa chất, chất tẩy rửa, kim loại có thể gây dị ứng và viêm da.
- Dùng thuốc: Lạm dụng thuốc có thể gây dị ứng da và tăng nguy cơ bội nhiễm.
- Thời tiết thay đổi: Môi trường ô nhiễm và thay đổi thời tiết có thể kích thích viêm da.
- Dị ứng thức ăn: Tiêu thụ quá mức thức ăn gây dị ứng như hải sản, sữa, đậu phộng có thể dẫn đến viêm da dị ứng.
Nhóm nguyên nhân chủ quan:
- Vệ sinh da kém: Sự vệ sinh không đúng cách và sử dụng sản phẩm không phù hợp có thể làm tăng nguy cơ bị tổn thương và viêm nhiễm.
- Gãi ngứa và chà xát: Gãi ngứa mạnh có thể làm vỡ mụn nước và tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công.
- Không che chắn da: Thiếu bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời và không sử dụng kem chống nắng có thể làm tăng rủi ro viêm nhiễm.
Dấu hiệu nhận biết dị ứng da bội nhiễm
Triệu chứng bội nhiễm tại chỗ:
- Vùng da bị dị ứng bội nhiễm thường xuất hiện vết hồng ban rộng, lở loét, mưng mủ, nổi mụn nước.
- Lan rội và xuất hiện đốm mụn nước hoặc mụn mủ trắng rải rác trên da.
- Da khô ráp, bong tróc, và có thể bị lichen hóa.
- Cơn ngứa ngáy và đau rát ngày càng tăng, điều này có thể đi kèm với cảm giác nóng rát và căng da.
Triệu chứng bội nhiễm toàn thân:
- Mệt mỏi và khó chịu, có thể dẫn đến chán ăn do đắng miệng, gây suy nhược cơ thể.
- Bội nhiễm nặng có thể gây nhiễm độc toàn thân, với sốt cao, viêm mũi dị ứng, và ho.
- Suy hô hấp, khó thở, nhịp tim nhanh, và rối loạn huyết áp có thể xuất hiện.
Có thể bạn quan tâm: Viêm da dị ứng ở nách có nguy hiểm không? Chữa bằng cách nào?
Viêm da dị ứng bội nhiễm có nguy hiểm không?
Viêm da dị ứng bội nhiễm, đặc biệt là ở vị trí nhạy cảm như mặt, tay, chân, hoặc bội nhiễm toàn thân, có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm:
- Nhiễm trùng huyết: Vi khuẩn và virus từ vùng da bị bội nhiễm có thể xâm nhập vào máu, gây bội nhiễm toàn thân, đe dọa tính mạng.
- Viêm mô tế bào: Môi trường ẩm ướt của vùng da bị bội nhiễm là lý tưởng cho sự phát triển của các loại vi khuẩn, gây ra những biến chứng như áp xe da và hoại tử.
- Sẹo trên da: Ngoài những rủi ro đến sức khỏe và tính mạng, bội nhiễm còn có thể để lại các vết sẹo không đẹp, tác động tiêu cực đến tâm lý và tinh thần của người bệnh.
Phương pháp điều trị viêm da dị ứng bội nhiễm
Điều trị viêm da dị ứng bội nhiễm có thể phức tạp và đòi hỏi sự kết hợp của nhiều phương pháp. Dưới đây là một số phương pháp điều trị phổ biến:
1. Điều trị bằng thuốc Tây y
Điều trị dị ứng bội nhiễm bằng thuốc là phương pháp quan trọng để kiểm soát triệu chứng và ngăn chặn biến chứng bội nhiễm.
Các loại thuốc thường được sử dụng bao gồm:
- Thuốc kháng sinh: Giúp giảm triệu chứng bội nhiễm và kiểm soát vi khuẩn. Liệu trình thường không quá 15 ngày.
- Thuốc kháng viêm (NSAID): Giảm viêm, đau và kiểm soát cơn ngứa, ngăn chặn sự tổn thương nặng hơn.
- Thuốc kháng histamine: Ức chế triệu chứng ngứa, đỏ mẩn và giảm kích ứng da.
- Thuốc bôi corticoid: Chứa các thành phần như Tacrolimus, Pimecrolimus, thường được bôi ngoài da để giảm ngứa ngáy và dưỡng ẩm.
Lưu ý: Bệnh nhân cần tuân thủ liệu trình và liều lượng do bác sĩ chỉ định. Tăng giảm liều tự ý có thể gây hậu quả xấu. Báo cáo ngay cho bác sĩ nếu có vấn đề bất thường trong quá trình điều trị.
Tìm hiểu thêm: Các loại thuốc bôi viêm da dị ứng hiệu quả, an toàn
2. Đông y điều trị viêm da bội nhiễm
Các bài thuốc Đông y có khả năng thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố, mát gan, và thúc đẩy chức năng tuần hoàn. Đồng thời, thuốc Đông y còn giúp tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện chức năng hàng rào bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây bệnh.
Bài thuốc uống:
- Bài 1: Chuẩn bị các vị thuốc gồm sinh địa, thục địa, kinh giới, bạch thược, thương truật, đương quy, phòng phong, địa phu tử, khổ sâm, bạch tiễn bì và thuyền thoái. Sắc uống mỗi ngày theo hướng dẫn cho đến khi khỏi hoàn toàn.
- Bài 2: Chuẩn bị các vị thuốc Đông y gồm hy thiêm thảo, bạch tiễn bì, hoàng bá, phù bình và ké đầu ngựa. Sắc mỗi ngày, chia thành 2-3 phần uống cho đến khi triệu chứng giảm hẳn.
Bài thuốc ngâm:
- Chuẩn bị ngải cứu, vỏ núc nác, xà sàng tử, kinh giới và phèn xanh.
- Sắc các nguyên liệu với nước, sau đó ngâm vùng da bị viêm nhiễm trong khoảng 10 phút. Thực hiện 2-3 lần/ngày trong 5-7 ngày.
Bài thuốc bôi ngoài:
- Chuẩn bị nghệ già, vỏ núc nác và dầu vừng.
- Sấy khô và tán bột nhuyễn, sau đó trộn với dầu vừng. Bôi lên vùng da bị viêm nhiễm.
Bài thuốc mỡ bôi da:
- Chuẩn bị chu sa, hồng hoa, hồng đơn và xuyên huỳnh liên.
- Tán bột nhuyễn và trộn với mỡ trăn. Bôi đều lên vùng da tổn thương.
Biện pháp phòng ngừa viêm da bội nhiễm
Cách chăm sóc và phòng ngừa dị ứng da bội nhiễm:
- Vệ sinh da sạch sẽ, thường xuyên để loại bỏ các tác nhân gây kích ứng da, ngăn ngừa viêm nhiễm
- Chọn lựa quần áo rộng rãi, thoáng mát, không quá chật, tránh cọ xát mạnh lên vùng da bị tổn thương
- Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe và tăng cường hệ miễn dịch, tránh ăn các loại thực phẩm dễ gây kích ứng da
- Uống nhiều nước mỗi ngày giúp thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố, giảm ngứa, giảm viêm
- Che chắn da khỏi các dị nguyên gây dị ứng, bôi kem chống nắng, mặc đồ bảo hộ kỹ lưỡng trước khi ra ngoài
- Thường xuyên vận động, tập thể dục đều đặn hàng ngày giúp tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể
- Không gãi ngứa để tránh da bị tổn thương, tăng nguy cơ nhiễm trùng
Viêm da dị ứng bội nhiễm là bệnh lý khá nguy hiểm, dễ biến chứng gây hại cho sức khỏe và đời sống sinh hoạt, tâm lý của người bệnh. Vì vậy, hãy chủ động thăm khám tại bệnh viện để được chẩn đoán và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp ngay từ giai đoạn sớm, phòng ngừa các biến chứng rủi ro nguy hiểm cho sức khỏe.
Có thể bạn quan tâm
- Viêm Da Dị Ứng Ở Tay, Chân: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị
- 10 Cách Chữa Viêm Da Dị Ứng Tại Nhà Hiệu Quả Bất Ngờ
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!