Viêm Da Dị Ứng Kinh Niên và Những Thông Tin Cần Biết

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Viêm da dị ứng kinh niên là thể phổ biến của viêm da dị ứng, tạo ra tổn thương mãn tính và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe nếu không được chữa trị tích cực.

Viêm da dị ứng kinh niên là bệnh gì?

Viêm da dị ứng kinh niên là dạng viêm da dị ứng mãn tính, phát triển từ các đợt viêm cấp tính khi tiếp xúc với dị nguyên.

Viêm da dị ứng xảy ra khi hệ thống miễn dịch quá mẫn, tạo nên chuỗi phản ứng gồm việc giảm sản xuất ceramide, tế bào lympho T và B tăng lên, sản xuất IgE, và kích thích tế bào Mast và Basophil, cuối cùng dẫn đến giải phóng chất trung gian hóa học gây triệu chứng dị ứng. Chu trình lặp lại này khiến bệnh phát triển thành dạng kinh niên, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống suốt đời.

Viêm da dị ứng kinh niên cần kiêng gì
Viêm da dị ứng kinh niên thực chất là viêm da dị ứng mãn tính với các triệu chứng tái đi tái lại nhiều lần trong năm

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây viêm da dị ứng kinh niên:

  • Yếu tố môi trường: Khói bụi, thời tiết thất thường, độ ẩm thấp hoặc cao, ô nhiễm môi trường, hóa chất công nghiệp.
  • Yếu tố di truyền: Di truyền về viêm da dị ứng.
  • Yếu tố nội sinh: Chăm sóc da không đúng cách, vệ sinh da không kỹ lưỡng, lười tắm gội, và tẩy trang không đúng cách, thói quen xấu, tác dụng phụ của thuốc.

Có thể bạn quan tâm: Viêm da dị ứng kiêng gì? Nên ăn gì để bệnh nhanh khỏi?

Dấu hiệu nhận biết

Triệu chứng của viêm da dị ứng kinh niên:

  • Ngứa ngáy, đau rát
  • Rò rỉ dịch
  • Da khô ráp, bong tróc
  • Triệu chứng toàn thân chẳng hạn như sốt, mệt mỏi, chán ăn, sụt cân, suy nhược cơ thể, và suy hô hấp có thể xuất hiện

Các triệu chứng này xuất hiện đặc trưng trong viêm da dị ứng kinh niên, với sự gia tăng về cường độ và tần suất qua các lần bùng phát.

Viêm da dị ứng kinh niên có nguy hiểm không?

Hậu quả và biến chứng của viêm da dị ứng kinh niên bao gồm:

  • Nhiễm trùng máu: Gãi mạnh có thể dẫn đến nhiễm trùng máu, đòi hỏi chăm sóc y tế kịp thời.
  • Ảnh hưởng đến mắt: Triệu chứng gần mắt có thể tác động đến dây thần kinh và tăng nguy cơ mắc bệnh lý mắt.
  • Mệt mỏi, ngứa ngáy, sốt: Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày và gây suy nhược cơ thể.
  • Vết sẹo và tổn thương vĩnh viễn: Tổn thương nặng có thể để lại vết sẹo khó hồi phục, ảnh hưởng đến vẻ đẹp của làn da.

Tìm hiểu thêm: Viêm da dị ứng thời tiết là gì? Điều trị như thế nào hiệu quả?

Cách chẩn đoán viêm da dị ứng kinh niên

Sự tiến bộ của y học hiện đại đã giúp chẩn đoán viêm da dị ứng kinh niên trở nên dễ dàng hơn thông qua xét nghiệm cận lâm sàng. Để chẩn đoán dị ứng kinh nghiêm, bác sĩ có thể đề nghị test dị ứng da và các phương pháp xét nghiệm khác.

Viêm da dị ứng kinh niên có nguy hiểm không
Test dị ứng da là phương pháp chẩn đoán được thực hiện phổ biến trong y khoa

Khám lâm sàng:

  • Quan sát và thăm hỏi kỹ về triệu chứng, tiền sử bệnh lý, thời gian bùng phát.
  • Dựa vào cơ sở dữ liệu, bác sĩ đưa ra kết luận ban đầu về loại bệnh và mức độ dị ứng.

Xét nghiệm cận lâm sàng:

  • Định lượng IgE huyết thanh để xác định loại dị nguyên gây dị ứng.
  • Test lẩy và test áp để kiểm tra phản ứng của da với dị nguyên.
  • Soi tươi để phân biệt giữa bệnh nấm da và viêm da dị ứng.

Những phương pháp này giúp chẩn đoán chính xác nguyên nhân và đề xuất phác đồ điều trị phù hợp cho viêm da dị ứng kinh niên.

Phương pháp điều trị viêm da dị ứng kinh niên 

Viêm da dị ứng ở người lớn có thể cần được điều trị một cách tổng thể và kỳ càng hơn so với ở trẻ em. Dưới đây là một số phương pháp điều trị hiệu quả cho viêm da dị ứng ở người lớn:

1. Điều trị bằng thuốc Tây y

Thuốc trị viêm da dị ứng kinh niên có thể bao gồm các loại như corticosteroid (dạng kem hoặc dạng thuốc uống), thuốc kháng histamin và các loại khác tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân.

Nhóm thuốc bôi tại chỗ:

  • Dung dịch sát trùng:
    • Natri Hypoclorit 6%
    • Kali Permanganat
    • Chloroxylenol
    • Polynoxylin
    • Triclosan
    • Cetrimide
    • Dibromopropamine
    • Povidone Iodine
  • Thuốc bôi Corticoid:
    • Nhóm Vừa: Hydrocortison 1%, 2.5%
    • Nhóm Mạnh: Betamethasone Valerate 0.01%, 0.1%
    • Nhóm Rất Mạnh: Clobetasol Propionate
  • Thuốc ức chế Calcineurin:
    • Tacrolimus (Propic TM)
    • Pimecrolimus (Elidel M)
    • Thuốc Bôi Kháng Sinh:
    • Tetracyclin
    • Macrolid
    • Lincosamid
    • Aminoglycosid
  • Thuốc chống dị ứng dạng bôi:
    • Phenergan
    • Benadryl
Thuốc trị viêm da dị ứng kinh niên
Sử dụng thuốc điều trị viêm da dị ứng kinh niên theo chỉ dẫn của bác sĩ

Nhóm thuốc uống:

  • Thuốc Corticoid dạng uống:
    • Prednisolon
    • Prednison
    • Dexamethason
    • Methylprednisolon
  • Thuốc kháng Histamine:
    • Hydroxyzine
    • Chlorpheniramine (thế hệ 1)
    • Levocetirizin
    • Cetirizin (thế hệ 2)
  • Thuốc kháng sinh dạng uống hoặc tiêm:
    • Cephalexin
    • Penicillin VK
    • Clindamycin

Lưu ý: Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Tuân thủ đúng liều lượng và chỉ định để tránh tình trạng tổn thương và tái phát bệnh.

Có thể bạn quan tâm: Các loại thuốc bôi viêm da dị ứng hiệu quả, an toàn

2. Điều trị bằng thuốc Đông y

Chữa viêm da dị ứng kinh niên bằng Đông y giúp tác động vào căn nguyên gây bệnh và cải thiện triệu chứng rõ rõ rệt, không những vậy còn có tác dụng bời bổ sức khỏe, tăng cường sức đề kháng. 

trị viêm da dị ứng kinh niên bằng Đông y
Chữa viêm da dị ứng kinh niên theo Đông y là phương pháp an toàn, đem lại hiệu quả khả quan
  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị bồ công anh, ké đầu ngựa, kinh giới, cỏ mần trầu, thổ phục linh và kim ngân hoa mỗi loại 20g, 100g sài đất. Sắc tất cả cùng 1 lít nước, đợi cạn xuống còn 300ml thì rót ra sử dụng. Trẻ nhỏ dùng 14 – 20ml/ lần, người lớn dùng 30 – 40 ml/ lần. 
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị kim ngân hoa và thổ phục linh mỗi loại 16g, hoàng bá, ké đầu ngựa, khổ sâm và hạ khô thảo mỗi loại 12g, 8g hoạt thạch cùng 20g nhân trần. Sắc mỗi ngày 1 thang uống cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm hoàn toàn. 
  • Bài thuốc 3: Chuẩn bị phục linh, bạch tiễn bì, hậu phác và trư linh mỗi loại 12g, 16g trạch tả, 20g nhân trần và 8g trần bì. Mỗi ngày sắc 1 thang lấy nước uống. 
  • Bài thuốc 4: Chuẩn bị kinh giới, mộc thông, khổ sâm, phòng phong và ngưu bàng tử mỗi loại 12g, 16g sinh địa, 6g huyền thoái, 8g tri mẫu và 20g thạch cao. Tán các vị thuốc thành bột, mỗi lần dùng khoảng 8 – 12g pha với nước ấm, uống ngày 2 lần sáng và tối. 

Lưu ý: Chữa viêm da dị ứng kinh niên bằng Đông y có nhược điểm là phải kiên trì sử dụng lâu dài mới có hiệu quả. Ngoài ra, mỗi lần dùng phải mất khá nhiều thời gian và công sức. Do đó, cần cân nhắc xem xét tình trạng bệnh để áp dụng điều trị cho phù hợp. 

3. Điều trị bằng thuốc Nam

Ngoài Tây và Đông y, chữa viêm da dị ứng bằng thuốc Nam cũng là phương pháp tương đối hiệu quả và an toàn. Không những vậy, còn tiết kiệm chi phí và dễ thực hiện. Dưới đây là một số bài thuốc Nam hay được lưu truyền cho đến nay:

Lá trầu không:

  • Dùng 5 – 7 lá trầu không, đun sôi cùng 2 lít nước
  • Nước sôi đổ ra chậu, thêm muối và nước lạnh để điều chỉnh nhiệt độ
  • Dùng nước này tắm hoặc ngâm rửa vùng da tổn thương do dị ứng

Rau sam:

  • Dùng 250g rau sam, sắc cùng 1 lít nước
  • Khi nước sôi kỹ, tắt bếp, chia làm 2 phần uống buổi sáng và tối

Lá đơn đỏ:

  • Cách 1: 100g lá đơn đỏ, đun sôi cùng 1 lít nước, ngâm rửa vùng da bị bệnh
  • Cách 2: Sắc 20 – 30g lá đơn đỏ cùng 1 lít nước, chia làm 3 phần uống trong ngày

Tìm hiểu thêm: 10 Mẹo Chữa Viêm Da Dị Ứng Bằng Lá Cây [Rẻ Tiền, HAY NHẤT]

Biện pháp chăm sóc và phòng ngừa tái phát viêm da dị ứng

Chăm sóc tăng cường cho bệnh nhân viêm da dị ứng kinh niên:

Giảm ngứa bằng đá lạnh:

  • Chườm đá lạnh giảm tạm thời cơn ngứa, đau rát do viêm da dị ứng
  • Sử dụng như giải pháp tạm thời, không lạm dụng

Bôi kem dưỡng ẩm:

  • Kem dưỡng ẩm giúp làm dịu da, giải quyết tạm thời tình trạng khô, căng cứng
  • Sử dụng sau khi bôi thuốc đặc trị, duy trì đều đặn hàng ngày

Vệ sinh da sạch sẽ:

  • Sử dụng sản phẩm vệ sinh dịu nhẹ, có độ pH phù hợp
  • Rửa bằng nước muối sinh lý để hỗ trợ giảm triệu chứng

Không tắm nước quá nóng:

  • Tránh tắm gội bằng nước quá nóng để không làm mất ẩm da
  • Hạn chế tiếp xúc da với ánh nắng mặt trời

Uống đủ nước:

  • Cung cấp đủ nước giúp duy trì độ ẩm, giảm triệu chứng dị ứng
  • Hạn chế rượu, cà phê, thuốc lá

Bổ sung dinh dưỡng:

  • Bổ sung vitamin, khoáng chất từ rau xanh, trái cây, ngũ cốc.
  • Thực đơn ăn uống lành mạnh hỗ trợ sức đề kháng.

Hạn chế gãi ngứa:

  • Từ bỏ thói quen gãi ngứa để ngăn bội nhiễm và phòng ngừa tái phát bệnh.

Mặc quần áo thoải mái:

  • Chọn trang phục rộng rãi, thoải mái, thấm hút mồ hôi.
  • Tránh chất liệu dễ gây ngứa, dị ứng.

Tránh tác nhân dị ứng:

  • Loại bỏ các dị nguyên gây dị ứng từ môi trường.
  • Duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định.

Duy trì nhiệt độ cơ thể:

  • Tránh đổ nhiều mồ hôi hoặc ở trong phòng quá lạnh.
  • Hạn chế sử dụng chất tẩy rửa mạnh.

Viêm da dị ứng kinh niên là một tình trạng da liên quan đến sự kích thích của hệ thống miễn dịch của cơ thể đối với các chất gây dị ứng. Điều trị sớm là quan trọng để kiểm soát triệu chứng, ngăn chặn tình trạng trở nên nặng hơn và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. 

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ:
viêm da dị ứng thời tiết Viêm da dị ứng thời tiết là gì? Điều trị như thế nào hiệu quả?

Viêm da dị ứng thời tiết là bệnh lý ngoài da phổ biến, gây ra các triệu chứng ngứa rát,…

Dị ứng nổi mụn khắp mặt và cách điều trị cho hiệu quả nhanh

Dị ứng nổi mụn khắp mặt là tình trạng da mặt xuất hiện các nốt mụn do bị dị ứng.…

cách chữa dị ứng mỹ phẩm trên mặt Các cách chữa dị ứng mỹ phẩm trên mặt CẤP TỐC

Cách chữa dị ứng mỹ phẩm trên mặt sẽ giúp kiểm soát các triệu chứng như ngứa ngáy, sưng tấy,…

Viêm da dị ứng ở bà bầu Viêm Da Dị Ứng Ở Bà Bầu: Hướng Điều Trị và Phòng Ngừa

Viêm da dị ứng ở bà bầu là tình trạng da bị viêm, ngứa, nổi mẩn đỏ do tiếp xúc…

Viêm da dị ứng bội nhiễm Viêm Da Dị Ứng Bội Nhiễm Là Gì? Có Nguy Hiểm Không?

Viêm da dị ứng bội nhiễm là hậu quả của viêm da dị ứng khi không chăm sóc và điều…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua