Trẻ bị đỏ bao quy đầu: Nguyên nhân và Cách khắc phục

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

Khi trẻ bị đỏ bao quy đầu, phụ huynh cần cảnh giác nguy cơ viêm nhiễm quy đầu hoặc niệu đạo. Cần đưa trẻ đi thăm khám và điều trị nhanh chóng để tránh những hậu quả về sau.

Nguyên nhân trẻ bị đỏ bao quy đầu

Trẻ bị viêm bao quy đầu

Trẻ bị viêm bao quy đầu
Hình ảnh viêm bao quy đầu gây đỏ và làm sưng tấy quy đầu

Tình trạng viêm bao quy đầu diễn ra rất phổ biến ở đối tượng trẻ từ 2 – 6 tuổi. Viêm bao quy đầu ở trẻ sơ sinh khá nguy hiểm, bệnh có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ. Những biểu hiện chung của tình trạng viêm bao quy đầu ở trẻ em là:

  • Da bao quy đầu sưng tấy: Dương vật trẻ bị sưng đỏ, có vết lở loét và nổi những mụn li ti.
  • Trẻ ngứa, có mụn vỡ: Nốt mụn nước, đau và khó chịu mà quấy khóc, gãi liên tục.
  • Thay đổi lỗ sáo: Nếu xét nghiệm bằng tay có thể thấy quanh lỗ sáo có một lớp bựa bẩn màu trắng đục, hạt sạn như vôi.
  • Trẻ sợ hãi khi đi tiểu: Bên trong dương vật bé có thể hình thành những vết lở loét gây đau rát, xót nhất là khi dòng nước tiểu chảy ra, đi tiểu từng chút một sẽ gây khó chịu cho trẻ.
  • Màu sắc nước tiểu thay đổi: Tình trạng màu sắc của nước tiểu có thể thay đổi từ màu sáng sang vàng đặc, chuyển sang nâu đồng. 
  • Các biểu hiện toàn thân: Trẻ có thể sẽ bỏ ăn, bỏ bú, kèm theo tình trạng cơ thể mệt mỏi, lừ đừ, ngồi một chỗ, trẻ ít hoạt động, một số trường hợp kèm theo nóng sốt,…

Xem thêm:Cắt bao quy đầu có đau không? Cách giảm đau hiệu quả

Trẻ bị hẹp bao quy đầu

Trẻ bị hẹp bao quy đầu
Đỏ bao quy đầu có thể là do tình trạng hẹp bao quy đầu khiến bên trong quy đầu trẻ bị viêm nhiễm

Hẹp bao quy đầu là căn bệnh có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của trẻ trong tương lai nếu bé không được điều trị đúng cách. Nếu trẻ bị hẹp bao quy đầu, phần da trên cùng của dương vật trùm kín lỗ niệu đạo. Do đó chỉ để lộ một khe hở nhỏ để bé đi vệ sinh và quy đầu không thể tuột xuống.

Những dấu hiệu gồm có:

  • Khi tiểu tiện gặp nhiều khó khăn, lượng nước tiểu chảy yếu, chảy thành từng dòng nhỏ.
  • Đầu dương vật phồng và sưng khi tiểu tiện, kèm theo đó là tình trạng nước tiểu bị tắc.
  • Trẻ khó chịu vì ngứa dương vật, đồng thời phụ huynh khó quan sát lỗ niệu đạo của trẻ.

Trẻ bị dài bao quy đầu

Dài bao quy đầu là một biểu hiện tự nhiên khi bao quy đầu của trẻ dài hơn so với quy đầu thông thường. Bình thường tình trạng này sẽ được khắc phục khi bước vào tuổi dậy thì. Trẻ bị dài bao quy đầu có nguy cơ viêm nhiễm niệu đạo và viêm bao quy đầu cao hơn những trẻ còn lại. 

Trường hợp trẻ bị dài bao quy đầu nặng, phần da ở đỉnh dương vật dài hơn dương vật có thể che lấp lỗ niệu đạo. Lúc này, khả năng vệ sinh khó khăn và lượng cặn trắng, nước tiểu và vi khuẩn có thể gây ra viêm nhiễm ở trẻ. 

Trẻ bị nghẹt bao quy đầu

Nghẹt bao quy đầu cũng là bệnh lý phổ biến là quy đầu trẻ bị đỏ và sưng tấy. Tình trạng này xảy ra khi bao quy đầu của trẻ không thể kéo lại về phía trước để che đầu dương vật.

Nguyên nhân gây nghẹt bao quy đầu có thể là do tổn thương ở khu vực dương vật. Những triệu chứng gồm:

  • Sưng bao quy đầu và đầu dương vật;
  • Đau dương vật; không thể tiểu tiện;
  • Đầu dương vật chuyển thành màu đỏ hoặc tái đen.

Trẻ bị viêm niệu đạo

Trẻ bị viêm niệu đạo
Viêm niệu đạo là một biến chứng viêm nhiễm đường tiểu xuất phát từ viêm bao quy đầu

Viêm niệu đạo là tình trạng viêm đường dẫn nước tiểu ở trẻ em. Viêm niệu đạo khiến trẻ bị đỏ bao quy đầu và cảm giác đau rát khi đi tiểu. Khi trẻ bị viêm niệu đạo, phụ huynh sẽ nhận thấy những biểu hiện sau:

  • Trẻ bị tiểu buốt và thường hay cố rặn khi đi tiểu.
  • Màu sắc nước tiểu bị đục, thường là màu vàng nâu sẫm do có lẫn máu.
  • Nếu ở giai đoạn viêm niệu đạo nặng sẽ thất trong nước tiểu có lẫn máu và mủ xanh
  • Trẻ có thể bị nhiễm trùng và sốt nhẹ, sưng tấy lỗ niệu đạo
  • Đối với các bé trai bị viêm niệu đạo thường sẽ bị đau và ngứa ở dương vật.

Đọc thêm: Cắt bao quy đầu có làm tăng kích thước cậu nhỏ? Nên lưu ý điều gì?

Điều trị đỏ bao quy đầu cho trẻ bằng cách nào?

Phương pháp dùng thuốc kháng sinh cần cân nhắc kỹ lưỡng loại thuốc và liều dùng cụ thể sao để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển thể chất của trẻ.

Điều trị đỏ bao quy đầu cho trẻ bằng cách nào?
Đối với những trẻ bị hẹp bao quy đầu gây đỏ và tiểu khó, phụ huynh nên lột bao quy đầu giúp trẻ từ từ

Đối với trẻ bị đỏ bao quy đầu do tắc bao quy đầu, phương pháp điều trị có thể là siết chặt đầu dương vật để làm giảm sự co thắt. Kết hợp song song đó, bác sĩ sẽ kéo bao quy đầu trở về vị trí bằng cách bôi trơn dương vật và bao quy đầu. Trẻ có thể bị đau khi thực hiện nên bé sẽ được gây mê. Trong trường hợp duy đầu sưng quá nặng, bệnh nhân sẽ được yêu cầu tiêm hyaluronidase (một loại enzyme giúp làm giảm sưng).

Đối với những trẻ bị hẹp hoặc dài bao quy đầu, bác sĩ có thể chỉ định loại thuốc bôi và điều trị viêm trước. Sau đó tùy theo nguy cơ hẹp bao quy đầu có tiếp tục xảy ra trong tương lai hay không mà phụ huynh được khuyến khích lột bao quy đầu cho trẻ tại nhà hoặc là cắt bỏ bao quy đầu giúp bé.

Khi nào mới nên cắt bao quy đầu cho trẻ?

Khi nào mới nên cắt bao quy đầu cho trẻ?
Phương pháp cắt bao quy đầu chỉ áp dụng cho những trường hợp điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả

Phương pháp nong bao quy đầu và bôi thuốc thường đạt hiệu quả cao đối với trẻ em. Trường hợp điều trị bảo tồn thất bại thì mới cần tới điều trị phẫu thuật, cụ thể phương pháp lột bao quy đầu được áp dụng cho những trường hợp sau:

  • Trẻ dưới 3 tuổi bị hẹp bao quy đầu sinh lý. 
  • Trường hợp trẻ bị hẹp bao quy đầu có biến chứng, viêm nhiễm hay trẻ bị đỏ bao quy đầu co viêm niệu đạo cần điều trị nhiễm trùng trước, sử dụng các loại thuốc kháng sinh để tiêu diệt chủng bệnh. 
  • Nếu trẻ đã 3-4 tuổi mà bao quy đầu vẫn chưa tuột xuống được thì có thể bôi thuốc Betamethasone 0,05% lên bao quy đầu, kết hợp nong bao quy đầu cho trẻ khi tắm 1-2 lần mỗi ngày. Liên tục trong khoảng 4-6 tuần. 
  • Đối với những trẻ từ 7 – 8 tuổi mà bao quy đầu vẫn chưa tuột được, không đáp ứng hiệu quả điều trị với thuốc, quy đầu sưng đỏ và căng phồng có thể phải làm phẫu thuật cắt da quy đầu.
  • Trường hợp bao quy đầu của trẻ chỉ bị dài và hẹp nhẹ bao quy đầu thì nên chờ đến độ tuổi bắt đầu dậy thì mới được phép cắt bao quy đầu đơn giản bằng gây tê tại chỗ.

Gợi ý: Không cắt bao quy đầu có quan hệ, sinh con được không?

Lưu ý chăm sóc bao quy đầu cho trẻ đúng cách

Vệ sinh bao quy đầu

Cách đơn giản nhất là thường xuyên tắm rửa, vệ sinh cá nhân sạch sẽ vùng kín cho bé. Trong khi vệ sinh, phụ huynh không được phép rửa đầu dương vật bằng tăm bông, không xối nước mạnh.

Lộn bao quy đầu

Quá trình tách bao quy đầu ra khỏi dương vật mất khá nhiều thời gian. Thời gian tách bao quy đầu phụ thuộc vào cơ thể mỗi bé, vì thế phụ huynh không nên nông nóng mà thao tác mạnh sẽ gây tổn thương cho bé. Thời gian lột bao quy đầu từ vài tháng đến vài năm là điều bình thường. 

Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát

Phụ huynh nên lưu ý, tránh để vùng kín bé ẩm ướt quá mức, đặc biệt là với những bé chưa kiểm soát được tiểu tiện. Cần kiểm tra quần hoặc bỉm của trẻ thường xuyên để thay cho trẻ được khô ráo.

Lưu ý chăm sóc bao quy đầu cho trẻ đúng cách
Vệ sinh vùng kín giúp bé đúng cách và thường xuyên là cách hạn chế các nguy cơ viêm nhiễm xảy ra

Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ

Từ khi trẻ còn nhỏ, phụ huynh nên tập cho trẻ uống nhiều nước và đi tiểu nhiều lần để đào thải cặn nước tiểu bên trong bàng quang cũng như niệu đạo. Chú ý cho trẻ ăn nhiều rau hơn trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Thăm khám và điều trị khi cần thiết

Nếu phụ huynh nhận thấy trẻ có những biểu hiện bất thường ở bộ phận sinh dục, tuyệt đối không được xử lý lại nhà. Nên cho trẻ đi khám để bác sĩ chẩn đoán đúng mức độ bệnh, chủng khuẩn gây bệnh và tuân thủ hướng dẫn dùng thuốc phù hợp nhất cho trẻ.

Trẻ em bị đỏ bao quy đầu vốn là vấn đề y khoa không quá nghiêm trọng. Đây có thể là những tổn thương tạm thời mà cha mẹ nên lưu tâm để can thiệp giúp bé sớm. Quan trọng nhất là chú ý hơn trong vấn đề vệ sinh cá nhân cho bé và theo dõi những dấu hiệu kịp thời để đưa trẻ đi thăm khám.

Có thể bạn quan tâm

Ngày đăng 09:15 - 22/01/2024 - Cập nhật lúc: 11:53 - 22/01/2024
Chia sẻ:
Cắt bao quy đầu có đau không? Cắt bao quy đầu có đau không? Các cách giảm đau

Thủ thuật cắt bao quy đầu được thực hiện nhanh chóng và đơn giản. Tương tự như những can thiệp…

Có nên tuột bao quy đầu khi mặc quần Có nên tuột bao quy đầu khi mặc quần? (quần đùi, lót…)

Có nên lột bao quy đầu khi mặc quần? Một số nam giới có thói quen tuột bao quy đầu…

Cắt bao quy đầu có làm tăng kích thước cậu nhỏ?

Thủ thuật cắt bao quy đầu được thực hiện chủ yếu ở đối tượng nam giới có bao quy đầu…

10+ cách chữa viêm bao quy đầu tại nhà từ nhẹ – nặng

Thay vì đi khám, nhiều quý ông đã tự tìm hiểu và áp dụng những cách chữa viêm bao quy…

bao quy đầu là gì Bao quy đầu là gì? Chức năng bình thường & bệnh hay gặp

Bao quy đầu đóng vai trò quan trọng với việc bảo vệ dương vật và ảnh hưởng tới hoạt động…

Bình luận (1)

  1. Nguyễn Trang
    Nguyễn Trang says: Trả lời

    em chào bác sĩ ạ
    bé nhà e hiện tại được 7tháng
    qua kiểm tra ngày hôm nay e thấy bé bị đỏ phần đầu của bộ phận sinh dục nam và có hơi sưng.em đang không biết bé có đang bị viêm nhiễm nặng hay không và có nên cho bé đi khám không ạ
    rấtmong bác sĩ hồi đáp lại câu hỏi cho e để e có biện pháp sử lý kịp thời cho bé
    e cảm ơn ạ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua