Bệnh Hẹp Bao Quy Đầu

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

Hẹp bao quy đầu là một trong những vấn đề nam khoa phổ biến ở nam giới, có thể xảy ra ở trẻ nhỏ và người lớn. Hầu hết trường hợp trẻ nhỏ bị hẹp bao quy đầu sinh lý có thể tự khỏi khi trưởng thành. Nhưng với nam giới trưởng thành bị hẹp bao quy đầu cần phải can thiệp điều trị bằng biện pháp phù hợp để xử lý và ngăn ngừa biến chứng. 

Tổng quan

Bao quy đầu là phần da che phủ bên ngoài có nhiệm vụ bảo vệ quy đầu bao dương vật. Hẹp bao quy đầu (Phimosis) là tình trạng lớp bao này không tuột xuống để làm lộ quy đầu ra ngoài.

Hẹp bao quy đầu là tình trạng bao quy đầu không thể tuột xuống một cách tự nhiên

So với những vấn đề khác xảy ra tại bao quy đầu, hẹp bao quy đầu được đánh giá là tình trạng đáng lo ngại, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, chức năng tình dục, sinh lý và chức năng tình dục ở nam giới. Bị hẹp bao quy đầu gây ảnh hưởng đến chức năng tiểu tiện, gây đau nhức, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến chức năng thận.

Nhiều trường hợp nặng hơn có thể gây viêm nhiễm dương vật do bao quy đầu không tuột xuống tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, tăng nguy cơ ung thư dương vật. Ngoài ra, nếu không được xử lý kịp thời, nam giới bị chít hẹp bao quy đầu còn gây rối loạn chức năng tình dục, xuất tinh sớm, rối loạn cương dương...

Có đến 80% trường hợp bị hẹp bao quy đầu có thể tự khỏi khi trẻ trưởng thành. Tuy nhiên, nếu hơn 6 tuổi mà bao quy đầu vẫn không tuột xuống cần phải được can thiệp điều trị sớm để ngăn các biến chứng khó lường.

Phân loại

Dựa vào tính chất và nguyên nhân, hẹp bao quy đầu được chia làm 2 dạng chính gồm:

Hẹp bao quy đầu sinh lý

Chủ yếu xảy ra ở trẻ nhỏ, là tình trạng bao quy đầu dính vào quy đầu ngay từ lúc trẻ mới sinh và không thể tuột xuống trong quá trình phát triển sinh lý tự nhiên.

Trẻ nhỏ dễ bị hẹp bao quy đầu thường là do bất thường bẩm sinh trong quá trình phân tách

Cụ thể như sau:

  • Dương vật của trẻ phát triển đồng thời cùng với sự phát triển của cơ thể. Theo thời gian, các tế bào biểu mô bị sừng hóa, bong vảy và bắt đầu suy thoái, hình thành các khe nằm giữa quy đầu và bao quy đầu. Khoảng cách các khe này càng lớn sẽ hình thành các khoang bao quy đầu và khiến quy đầu tách ra khỏi lớp bao quy đầu.
  • Tuy nhiên, khi các tế bào bị bong vảy và sừng hóa màu trắng Smegna ở phía dưới bao quy đầu, khiến bao quy đầu không thể tách khỏi quy đầu.
  • Thông thường, ở trẻ sơ sinh có khoảng 4% bao quy đầu tuột lên được, trẻ 6 tháng tuổi có khoảng 80% trường hợp tuột được, trẻ 12 tháng tuổi khoảng 50%, trẻ 2 tuổi khoảng 20% và trước 3 tuổi là 10%.

Hẹp bao quy đầu bệnh lý

Là hiện tượng bao quy đầu không thể tuột khỏi quy đầu do tình trạng viêm xơ hóa làm dính bao quy đầu, gây chít hẹp quy đầu. Hiện tượng này còn được gọi là viêm xơ tắc nghẽn bao quy đầu (Balanitis xerotica et obliterans - BXO).

Dựa theo nghiên cứu của Kabaya đối với trẻ nam từ 0 - 15 tuổi, bệnh hẹp bao quy đầu được phân loại thành 5 type gồm:

  • Type 1: toàn bộ bao quy đầu không thể tuột lên;
  • Type 2: bao quy đầu tuột lên nhưng chỉ để lộ lỗ tiểu ra ngoài;
  • Type 3: bao quy đầu tuột lên nhưng chỉ lộ 1 nửa quy đầu;
  • Type 4: bao quy đầu tuột lên nhưng chỉ lộ đến phần vành quy đầu, nơi bám dính của lớp bao quy đầu;
  • Type 5: bao quy đầu có thể tuột lên một cách dễ dàng và để lộ toàn bộ phần quy đầu;

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Có nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây hẹp bao quy đầu gồm:

Viêm nhiễm hoặc chấn thương là những nguyên nhân hàng đầu gây ra hẹp bao quy đầu

  • Hẹp bao quy đầu bẩm sinh: Thường đến khi trẻ 3 - 7 tuổi, bao quy đầu sẽ tự tuột xuống. Nhưng nếu không tự tuột xuống thường là do các nguyên nhân sau:
    • Lớp đầu của bao quy đầu quá nhỏ khiến dương vật không thể lộ ra ngoài;
    • Dây hãm quá ngắn khiến cho bao quy đầu bị giữ lại không thể tuột xuống;
  • Viêm nhiễm dương vật: Dương vật bị viêm nhiễm có thể gây hình thành sẹo xơ, thường xảy ra ở những trẻ trai lớn hơn. Đa phần, trẻ cần nhiều thời gian hơn để bao quy đầu tuột xuống, bố mẹ không nên cố gắng dùng sức để tuột bao quy đầu của con xuống để tránh gây tổn thương nặng hơn.
  • Chấn thương: Ở người lớn, các chấn thương ở dương vật hoặc nhiễm trùng nặng có thể khiến da bao quy đầu bị rách, hình thành sẹo gây chít hẹp. Kèm theo đó là sưng đau đường tiết niệu hoặc dương vật, khiến bao quy đầu dần thu hẹp lại.

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng

Trẻ nhỏ và nam giới trưởng thành bị hẹp bao quy đầu sinh lý ít gây ra triệu chứng và được xem là bình thường, sau một thời gian có thể tự khỏi. Nhưng với những trường hợp bệnh lý, hẹp bao quy đầu sẽ có các triệu chứng đặc trưng như:

Hẹp bao quy đầu gây rối loạn tiểu tiện, căng phồng, sưng đau dương vật

  • Bí tiểu;
  • Tiểu buốt;
  • Tiểu đau, rát;
  • Bao quy đầu tím tái cho thiếu máu đến nuôi dưỡng;
  • Dương vật căng phồng bất thường khi tiểu do lỗ tiểu nhỏ khiến nước tiểu khó thoát ra ngoài;
  • Trẻ quấy khóc do đau nhức, sưng phồng dương vật;
  • Đối với nam giới trưởng thành thường gây đau nhức mỗi khi cố gắng dùng tay để tuột bao quy đầu xuống;

Chẩn đoán 

Chẩn đoán hẹp bao quy đầu được thực hiện thông qua đánh giá triệu chứng lâm sàng và khai thác tiền sử bệnh lý. Thông thường, đa phần các trường hợp hẹp bao quy chỉ cần thực hiện khám lâm sàng đã đủ để đưa ra kết luận chẩn đoán bệnh.

Hoặc một số trường hợp hẹp bao quy đầu phức tạp hơn, do các nguyên nhân khác như chấn thương hoặc nhiễm trùng sẽ được chỉ định thực hiện thêm một số xét nghiệm cận lâm sàng như:

  • Xét nghiệm máu tìm tác nhân gây nhiễm trùng;
  • Chụp X quang hoặc CT scan, cộng hưởng từ để đánh giá các chấn thương vùng kín;

Biến chứng và tiên lượng

Hẹp bao quy đầu bệnh lý nếu không điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khó lường như:

Hẹp bao quy đầu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng tiểu tiện, rối loạn chức năng tình dục và tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng

  • Mất thẩm mỹ cơ quan sinh dục: Quy đầu không lộ ra hoàn toàn do bao quy đầu không tuột xuống, ôm khít lấy quy đầu khiến dương vật không thể phát triển hoàn thiện với kích thước tối đa. Nhìn về tổng quan thẩm mỹ, dương vật ngắn, nhỏ, nhăn do da bao quy đầu bao phủ bên ngoài gây mất thẩm mỹ, khiến nam giới tự ti.
  • Ảnh hưởng khả năng tiểu tiện: Bao quy đầu bó sát quy đầu khiến lỗ tiểu bị che lại, gây khó khăn trong việc đi vệ sinh, mỗi lần đi tiểu gây đau rát, khó chịu. Ngoài ra, việc vệ sinh dương vật cũng rất khó khăn, nếu không được vệ sinh kỹ có thể gây viêm nhiễm nặng.
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng: Nếu dương vật không được vệ sinh kỹ càng, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus phát triển tăng nguy cơ mắc các bệnh nam khoa như viêm quy đầu, viêm bao quy đầu, viêm niệu đạo... Và một biến chứng nguy hiểm nhất của hẹp bao quy đầu là ung thư dương vật.
  • Giảm chức năng tình dục: Đầu dương vật bị che phủ mới lớp bao da dày gây cản trở quá trình quan hệ. Ngoài ra, vùng da bao quy đầu căng giãn quá mức khiến quy đầu bị bó chặt, gây đau nhức khó chịu. Những yếu tố này khiến nam giới gặp khó khăn trong việc quan hệ, khó đạt được khoái cảm, thậm chí gây rách, chảy máu nếu cố gắng quan hệ, tăng nguy cơ mắc các bệnh như rối loạn cương dương, xuất tinh sớm...;

XEM THÊM: Bao quy đầu hẹp có ảnh hưởng gì không với quan hệ, có con?

Điều trị

Tùy theo từng đối tượng và nguyên nhân gây hẹp bao quy đầu mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Nong bao quy đầu cho trẻ tại nhà hoặc phẫu thuật cắt bao quy đầu là 2 phương pháp điều trị hẹp bao quy đầu được áp dụng phổ biến nhất

Đối với trẻ nhỏ 

Điều trị hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ được thực hiện bằng các biện pháp đơn giản và an toàn như:

  • Nong bao quy đầu: Khi tắm cho trẻ, bố mẹ có thể tiến hành nong bao quy đầu cho trẻ để cải thiện dần khả năng tự tuột xuống. Cách thực hiện rất đơn giản như sau:
    • Bố mẹ dùng tay nắm nhẹ lớp da bao quy đầu;
    • Sau đó dịch chuyển nhẹ nhàng lên xuống, sang trái phải liên tục;
    • Mỗi lần khoảng 5 phút và thực hiện đều đặn mỗi ngày để khiến bao quy đầu dần tách khỏi quy đầu và bong ra;
  • Vệ sinh bao quy đầu: Bố mẹ có thể vệ sinh cho trẻ hoặc hướng dẫn trẻ tự vệ sinh quy đầu mỗi khi đi tắm hoặc sau khi đi tiểu. Lưu ý rửa nhẹ nhàng, sử dụng xà phòng không chứa chất kích ứng da nhằm loại bỏ chất cặn bã, chất dơ tích tụ dưới bao quy đầu, giảm nguy cơ viêm nhiễm.
  • Chườm ấm/ tắm nước ấm: Chườm ấm lên quy đầu trong vòng 5 - 10 phút giúp giảm thiểu cơn đau nhức cho trẻ.

Đối với nam giới trưởng thành

Thông thường, với trẻ < 10 tuổi thường chỉ áp dụng phương pháp nong bao quy đầu để khắc phục. Tuy nhiên, đối với trẻ > 10 tuổi và nam giới trưởng thành bị hẹp bao quy đầu thường phải tiến hành cắt bao quy đầu. Đây là thủ thuật ngoại khoa đem lại hiệu quả cao và không mất nhiều thời gian. Tùy mức độ hẹp bao quy đầu mà bác sĩ sẽ xem xét cắt một phần hoặc toàn bộ bao quy đầu.

Biện pháp này được chỉ định cho những trường hợp bị hẹp bao quy đầu nghiêm trọng, viêm nhiễm lây lan ở nhiều chỗ hoặc viêm bao quy đầu tái đi tái lại thường xuyên. Chống chỉ định phẫu thuật cắt bỏ hẹp bao quy đầu trong những trường hợp như:

  • Dương vật dị dạng như bị cong vẹo;
  • Lỗ tiểu đóng thấp;

Đối với những trường hợp dương vật nhỏ sẽ dùng da quy đầu để tạo hình bao quy đầu.

Kết hợp dùng thuốc Steroid (thường là betamethasone 0.1%), thuốc kháng sinh dạng bôi ngoài để giúp làm mềm quy đầu, chống viêm, giảm đau hiệu quả. Thời gian dùng thuốc khuyến cáo từ 4 - 6 tuần. Lưu ý, chỉ được bôi thuốc sau khi đã vệ sinh dương vật sạch sẽ. Phương pháp này có tỷ lệ thành công cao (khoảng 85 - 95%), tiện lợi và tiết kiệm.

Phòng ngừa

Chủ động phòng ngừa hẹp bao quy đầu ngay từ sớm là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe và các chức năng quan trọng liên quan đến dương vật, đặc biệt ở trẻ nhỏ.

Vệ sinh cơ quan sinh dục cho trẻ kỹ lưỡng và kiểm tra các dương vật thường xuyên

  • Vệ sinh vùng kín thường xuyên, thay tã liên tục cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để tránh gây hăm tã, giảm nguy cơ phát triển của các vi sinh vật có hại.
  • Khi tắm rửa cho trẻ mỗi ngày, bố mẹ cần phải kiểm tra dương vật của trẻ thường xuyên.
  • Tuyệt đối không tự ý kéo hoặc lộn mạnh bao quy đầu dương vật của trẻ để tránh gây tổn thương, chảy máu gây ra nhiều rủi ro khó lường gây ra nhiều bệnh lý khác về sau.
  • Đối với những trẻ lớn hơn, bố mẹ hãy hướng dẫn cho trẻ cách tự vệ sinh bộ phận sinh dục của mình đúng cách.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Nguyên nhân khiến tôi/ con tôi bị hẹp bao quy đầu?

2. Trẻ bị hẹp bao quy đầu có nguy hiểm không?

3. Bị hẹp bao quy đầu có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?

4. Cần thực hiện những xét nghiệm nào để chẩn đoán hẹp bao quy đầu?

5. Phương pháp điều trị hẹp bao quy đầu tốt nhất đối với trường hợp bệnh của tôi?

6. Cắt bao quy đầu khi nào được chỉ định thực hiện?

7. Những rủi ro biến chứng sau khi cắt bao quy đầu? Cách xử lý?

8. Chi phí cắt hẹp bao quy đầu bao nhiêu tiền?

9. Tự nong bao quy đầu có khỏi được không?

10. Cần làm gì để chăm sóc vệ sinh bao quy đầu để tránh viêm nhiễm?

Hẹp bao quy đầu là bệnh lý nam khoa phổ biến, xảy ra ở cả trẻ em và người lớn. Bệnh gây ra những ảnh hưởng khó lường cho sức khỏe, sinh lý và sinh sản của nam giới nếu không điều trị kịp thời. Do đó, hãy chủ động thăm khám ngay để được chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị phù hợp, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm về sau.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chia sẻ:
Bệnh Tinh Hoàn Ẩn
Tinh hoàn ẩn là một trong những dị tật phổ biến ở trẻ nhỏ, xảy ra trong giai đoạn bào thai cho đến giai đoạn sơ sinh. Đa phần trường…
Bệnh Tắc Ống Dẫn Tinh
Tắc ống dẫn tinh là bệnh lý nam khoa khá…
Bệnh Ung thư dương vật
Ung thư dương vật là bệnh ung thư hiếm gặp…
Xuất tinh sớm Bệnh Xuất Tinh Sớm
Xuất tinh sớm là một dạng rối loạn tình dục…
Bệnh Giãn Tĩnh Mạch Thừng Tinh

Giãn mạch thừng tinh là bệnh lý nam khoa phổ biến, thường xảy ra ở trẻ dậy thì và trẻ…

Liệt dương Bệnh Liệt Dương

Liệt dương là hậu quả của rối loạn cương dương do không điều trị khỏi dứt điểm hoặc không điều…

Suy thận Bệnh Suy Thận

Bệnh suy thận hay còn được gọi là bệnh thận giai đoạn cuối (ESRD). Là  tình trạng tổn thương thận…

Bệnh Phì Đại Tuyến Tiền Liệt

Phì đại tuyến tiền liệt là bệnh lý nam khoa phổ biến ở nam giới trung niên, lớn tuổi. Đây…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua