Phồng (lồi) đĩa đệm: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Phồng lồi đĩa đệm khi mới khởi phát ít có triệu chứng điển hình nên nhiều người thường chủ quan. Khi bệnh nặng sẽ gây ra các cơn đau nhức nhối, không chỉ tại cột sống mà còn ảnh hưởng cả nhiều bộ phận khác của cơ thể. Bệnh nếu không điều trị kịp thời dễ dẫn tới biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chứng bệnh này và cách điều trị an toàn, hiệu quả nhất từ Đông y.

Bệnh phồng lồi đĩa đệm là gì? Có nguy hiểm không?

Phồng đĩa đệm hay còn được gọi là phình hay lồi đĩa đệm. Căn bệnh này xảy ra khi phần đĩa đệm biến dạng, khiến cấu trúc bên trong đĩa đệm bị phá vỡ. Cùng với đó vòng sợi sụn bị tổn thương gây xơ cứng và nứt, nhân nhầy trôi ra và chui vào khe nứt của vòng sợi. Điều này làm đĩa đệm bị lồi hẳn ra ngoài. Bệnh có thể xảy ra tại mọi vị trí của cột sống, trong đó phổ biến nhất là phồng lồi đĩa đệm cột sống thắt lưng, phồng lồi đĩa đệm cột sống cổ.

Lồi đĩa đệm lâu ngày khiến vòng sợi rách hẳn ra và nhân nhầy thoát ra ngoài, gây ra thoát vị đĩa đệm, dẫn tới các cơn đau nhức nhối, dai dẳng. Bệnh nhân thậm chí có thể phải đối mặt với nguy cơ tàn phế suốt đời.

Phồng lồi đĩa đệm có nguy hiểm không
Phồng lồi đĩa đệm là bệnh lý nguy hiểm

Nhận biết triệu chứng phồng lồi đĩa đệm

Khi đĩa đệm bị phồng, nhân nhầy lồi ra chèn ép vào dây thần kinh tủy sống. Khi đó, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức ở bất cứ bộ phận nào mà dây thần kinh đó liên kết đến. Vì thế, nhiều trường hợp người bệnh cảm thấy như đau ở nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể.

Triệu chứng phồng lồi đĩa đệm cột sống cổ

  • Bệnh nhân cảm thấy cơn đau nhức ở gần hoặc trên bả vai, đau ở vùng cổ.
  • Cơn đau có thể lan xuống cánh tay, thậm chí cả ngón tay.
  • Đau nhiều hơn khi vận động, giảm bớt nếu được nghỉ ngơi.

Triệu chứng phồng lồi đĩa đệm cột sống thắt lưng

  • Cảm giác tê ngứa ở các chân, vùng cơ yếu hơn khiến vận động kém linh hoạt.
  • Đôi khi có cảm giác hai chân bị co cứng.
  • Một số bệnh nhân gặp tình trạng rối loạn đại, tiểu tiện.
  • Đau nhức vùng thắt lưng trở xuống, có thể đau lan xuống chân.

Nguyên nhân phồng đĩa đệm

Phồng lồi đĩa đệm có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm cả chủ quan và khách quan như:

Nguyên nhân gây phồng lồi đĩa đệm
Nguyên nhân gây phồng lồi đĩa đệm
  • Hoạt động sai tư thế

Thói quen vận động, đứng, ngồi sai tư thế lặp đi lặp lại trong thời gian dài sẽ gây áp lực xấu lên vùng đĩa đệm. Thông thường nếu duy trì các tư thế đúng, áp lực lên đĩa đệm sẽ cân bằng từ mọi phía. Nhưng ở tư thế không đúng, áp lực sẽ dồn chủ yếu về một phía, khiến nhân nhầy bị ép sang một bên và vòng sợi bị căng ra, dễ nứt rách gây ra phồng lồi đĩa đệm.

  • Chấn thương

Tác động lực mạnh đột ngột vào đĩa đệm xảy ra khi chơi thể thao, làm việc hay tai nạn giao thông… có thể khiến vòng sợi của đĩa đệm đứt rách, thậm chí nứt vỡ đĩa đệm dẫn tới căn bệnh này.

  • Di truyền

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, yếu tố di truyền là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ phình lồi đĩa đệm. Có những người bẩm sinh đã có nguy cơ cao mắc căn bệnh này, do di truyền thành phần elastin (chất quan trọng tạo nên đĩa đệm) ít hơn so với bình thường.

  • Yếu tố khác

Ngoài ra một số yếu tố khác cũng có thể dẫn tới phình lồi đĩa đệm như: béo phì, thiếu hụt dinh dưỡng, quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể…

Phồng đĩa đệm có chữa được không, bằng cách nào?

Hiện nay, chữa có phương pháp điều trị khỏi các bệnh lý xương khớp như phồng lồi đĩa đệm. Tuy nhiên, việc chữa trị sớm và đúng cách giúp phòng tránh các nguy cơ biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Hiện nay, có nhiều phương pháp khác nhau để điều trị căn bệnh này. Phổ biến nhất là: Tây y, Đông y, mẹo dân gian, bài tập chữa phồng đĩa đệm.

Các phương pháp điều trị phồng lồi đĩa đệm
Điều trị phồng lồi đĩa đệm

Chữa phồng đĩa đệm bằng Tây y

Tây y hiện nay đưa ra hai phương pháp chữa phồng đĩa đệm là: điều trị bảo tồn và phẫu thuật. Điều trị bảo tồn là phương pháp phổ biến nhất, áp dụng cho hầu hết mọi trường hợp phồng đĩa đệm. Một số loại thuốc chữa phồng địa đệm phổ biến thường được bác sĩ kê đơn bao gồm:

  • Thuốc chống co giật: Dùng để kiểm soát triệu chứng co giật tay chân có thể xảy ra, khi đĩa đệm chèn ép lên dây thần kinh.
  • Thuốc giãn cơ: Phồng lồi đĩa đệm có thể gây ra các cơn co thắt cơ, do đó cần dùng loại thuốc này để kiểm soát triệu chứng.
  • Thuốc chống viêm chứa corticoid: Loại thuốc này thường được tiêm trực tiếp vào vùng cột sống, ngoài ra còn có dạng thuốc uống.

Điều trị bằng phẫu thuật thường chỉ được áp dụng trong trường hợp bệnh nặng, gây ra các cơn đau nhức ảnh hưởng tới cuộc sống của bệnh nhân và điều trị bảo tồn không có hiệu quả. Cuộc phẫu thuật sẽ lấy đi phần đĩa đệm bị hỏng để giải phóng cho cột sống.

Tuy vậy, điều trị bằng phẫu thuật rất tốn kém, lại luôn tồn tại những rủi ro. Vì thế người bệnh cần hết sức cân nhắc khi quyết định phẫu thuật.

Mẹo dân gian chữa phồng lồi đĩa đệm

Trong dân gian cũng lưu truyền khá nhiều mẹo chữa phồng lồi đĩa đệm. Tuy nhiên, hầu hết chỉ có tác dụng làm giảm bớt phần nào triệu chứng đau do bệnh gây nên mà thôi. Mặt khác, việc sử dụng đơn lẻ các nguyên liệu tự nhiên để chữa bệnh không tạo ra dược tính đủ mạnh để đẩy lùi bệnh.

Điều trị phồng lồi đĩa đệm bằng thuốc dân gian
Điều trị phồng lồi đĩa đệm theo dân gian

Bài tập chữa phồng đĩa đệm

Đây là phương pháp hỗ trợ điều trị giúp làm giảm các triệu chứng đau do phồng lồi đĩa đệm và cải thiện khả năng vận động của các cơ, khớp và cột sống. Một số bài tập người bệnh có thể áp dụng như sau:

  • Bài tập số 1

Nằm ngửa trên một mặt phẳng, dùng lực nhẹ nhàng nâng thân trước lên sao cho khuỷu tay đặt vuông góc với mặt đất, ngón chân vẫn chạm đất. Giữ tư thế này 5 giây rồi hạ xuống. Nên thực hiện liên tục khoảng 10 lần.

  • Bài tập số 2

Giữ cơ thể ở tư thế bò, lưng bụng song song với mặt đất, khoảng cách giữa hai tay bằng vai. Hít vào duỗi tay trái về phía trước, chân phải về phía sau tạo thành 1 đường thẳng với thân. Giữ tư thế này trong 5 giây rồi đổi tay và chân. Thực hiện lặp lại khoảng 10 lần.

Phồng đĩa đệm nên ăn gì, kiêng gì?

Chứng phồng đĩa đệm nếu được phát hiện kịp thời, điều trị tích cực kết hợp chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý có thể hồi phục nhanh chóng. Do đó người bệnh cần chú ý thực đơn ăn uống hàng ngày để bổ sung dinh dưỡng cho đĩa đệm, giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Vậy bệnh nhân phồng đĩa đệm nên ăn gì?

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan, giám đốc chuyên môn Trung tâm Thuốc dân tộc, bệnh nhân phồng đĩa đệm nên bổ sung các loại thực phẩm sau:

  • Thực phẩm giàu canxi như cá, các loại rau lá xanh: giúp bổ sung nguồn canxi tốt cho cột sống.
  • Ngũ cốc: Trong các loại hạt chứa hàm lượng cao khoáng chất và nhiều vitamin, rất có lợi cho khớp xương và đĩa đệm.
  • Thực phẩm giàu Glucosamine, Chondroitin: Đây là 2 chất quan trọng có tác dụng đẩy nhanh quá trình tái tạo xương sụn khớp, vì thế người bệnh nên tích cực bổ sung thông qua các thực phẩm như sụn bò, sụn bê, xương sườn.
  • Các loại trái cây: Ăn nhiều hoa quả giúp bổ sung nguồn vitamin A, C, E cho cơ thể. Đây là những dưỡng chất rất tốt để đẩy lùi quá trình lão hóa.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần hạn chế một số loại thực phẩm không tốt cho căn bệnh này như:

  • Rượu bia, cà phê và đồ uống chứa chất kích thích.
  • Các món ăn nhiều dầu mỡ và cholesterol.
  • Các thực phẩm cay nóng.
  • Đồ ăn lên men.

Để được tư vấn kỹ hơn về tình trạng phồng đĩa đệm và phác đồ điều trị, cũng như chế độ ăn uống phù hợp, bệnh nhân nên tới thăm khám trực tiếp tại các cơ sở của Trung tâm Thuốc dân tộc.

>>Tìm hiểu thêm:

Chia sẻ:
Khám – Chữa thoát vị đĩa đệm ở đâu tốt nhất hiện nay?

Tìm hiểu chữa thoát vị đĩa đệm ở đâu tốt có thể giúp người bệnh chủ động trong kế hoạch…

bài tập chữa thoát vị đĩa đệm 10+ bài tập chữa thoát vị đĩa đệm cột sống hiệu quả

Bài tập chữa thoát vị đĩa đệm giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp, cải thiện tư thế, giảm áp…

Viêm amidan Viêm Amidan Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu và Điều Trị

Viêm amidan là bệnh lý tai mũi họng phổ biến ở cả trẻ em và người lớn. Bệnh có tính…

Bị bệnh thoát vị đĩa đệm có nên mổ không? Khi nào?

Thoát vị đĩa đệm có nên mổ không phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ, mức độ nghiêm trọng…

Bệnh Trĩ Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng & Cách Điều Trị Khỏi

Bệnh trĩ là căn bệnh phổ biến về hậu môn, trực tràng mà hơn 60% dân số đang mắc phải.…

Chia sẻ
Bỏ qua