Trung tâm Xương khớp IHR
Bệnh xương khớp là gì?
Bệnh xương khớp là tình trạng suy yếu chức năng hệ xương khớp bao gồm các khớp, dây chằng, gân, xương sống, sụn và xương dưới sụn, cơ bắp, rễ thần kinh. Tình trạng suy giảm này dẫn đến các triệu chứng đau nhức, cản trở vận động. Tổn thương xương khớp lâu ngày có thể để lại các di chứng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, sinh hoạt, vận động và lao động của người bệnh.
Các bệnh xương khớp thường gặp gồm: Thoái hóa khớp, Thoái hóa cột sống, Thoát vị đĩa đệm, Viêm xương khớp, Viêm đa khớp dạng thấp, Tràn dịch khớp, Loãng xương...
Triệu chứng bệnh xương khớp
- Triệu chứng đặc trưng là đau nhức, cứng khớp nhất là vào buổi sáng khi ngủ dậy, khi vận động.
- Đau bất ngờ vào các thời điểm khác trong ngày, đau hơn khi lao động, giảm đau khi nghỉ ngơi.
- Đau âm ỉ hay dữ dội, nhức nhối khó chịu hoặc thấy đau nhói như điện giật ngắn hoặc kéo dài.
- Sưng, nóng, đỏ đau vùng xương khớp bị bào mòn, khớp khô, lục cục, đau nhói và khó cử động.
- Tê bì chân tay, cảm giác yếu cơ, các khớp xương mất tính linh hoạt, mất hoặc rối loạn cảm giác.
- Cơ thể mệt mỏi, có thể sốt khi viêm khớp cấp, gầy sút, ăn uống kém, mất ngủ do đau nhức
Nguyên nhân gây bệnh xương khớp
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh xương khớp. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:
- Tuổi tác: Theo thời gian và tuổi tác, xương khớp diễn ra quá trình thoái hóa và lão hóa, sụn khớp bị phá hủy nhanh hơn khi cao tuổi, sụn mỏng dần, chất nhờn giảm dần là nguyên nhân gây bệnh xương khớp.
- Di truyền: Gen di truyền ảnh hưởng đến tiến triển các cơn đau xương khớp hoặc làm gia tăng mức độ đau. Trong gia đình có người thân bị đau khớp thì có tỷ lệ mắc bệnh xương khớp cao hơn bình thường.
- Thừa cân: Cân nặng quá mức, béo phì làm tăng áp lực lên khớp và hệ thống xương khớp. Trọng lượng cơ thể quá giới hạn khiến sụn khớp dễ bị bào mòn và phá hủy gây ra các bệnh đau nhức xương khớp.
- Thời tiết: Thời tiết thay đổi bất thường và đột ngột là nguyên nhân khởi phát và tái phát bệnh xương khớp. Đặc biệt, thời tiết lạnh, độ ẩm không khí cao gây cứng khớp, đau nhức, khó vận động.
- Nhiễm khuẩn: Nhiễm khuẩn thường xảy ra ở người bệnh viêm khớp, thấp khớp, viêm khớp phản ứng. Các bệnh lý xương khớp do nhiễm khuẩn tác động đến hệ miễn dịch thường khó điều trị và gây đau dữ dội.
- Các chấn thương xương khớp: Các chấn thương xảy ra trong quá trình vận động, sinh hoạt, lao động nặng, sai tư thế ảnh hưởng đến cấu trúc, chức năng xương khớp, tăng áp lực lên khớp dẫn đến thoái hóa.
Giải pháp điều trị bệnh xương khớp
Để điều trị bệnh xương khớp hiện nay có rất nhiều các phương pháp khác nhau. Người bệnh nên thăm khám để được bác sĩ tư vấn cách điều trị phù hợp.
Sử dụng thuốc Tây kháng viêm giảm đau
Để điều trị các triệu chứng đau cấp do bệnh xương khớp, người bệnh được kê đơn một số loại thuốc có tác dụng kháng viêm giảm đau như:
Thuốc giảm đau paracetamol có tác dụng giảm đau nhẹ và vừa
Thuốc kháng viêm không chứa steroid
Thuốc nhóm Corticoid có tác dụng chống viêm
Thuốc giảm đau có thành phần gây nghiện
Thuốc giãn có tác dụng với đau xương khớp kèm căng cơ
Thuốc giảm đau thần kinh trung ương
Thuốc Tây có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh nên thăm khám và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Phẫu thuật điều trị bệnh xương khớp
Trường hợp bệnh xương khớp nghiêm trọng, thuốc và điều trị nội khoa không có tác dụng giảm sưng đau, người bệnh bị hạn chế vận động thì cần đến các biện pháp phẫu thuật. Phẫu thuật điều trị bệnh xương khớp cũng có nhiều phương pháp.
Cơ bản phương pháp này có thể cải thiện nhanh triệu chứng, phục hồi vận động nhưng cần thời gian hậu phẫu dài, đau đớn, chi phí cao, tiềm ẩn một số rủi ro đến hệ thần kinh và vẫn có nguy cơ tái phát.
Điều trị bệnh xương khớp bằng Đông y
Để điều trị bệnh xương khớp, Đông y có các bài thuốc được gia giảm các vị thuốc phù hợp với tình trạng bệnh gặp phải. Các bài thuốc này đi sâu tác động vào căn nguyên gây bệnh trước khi điều trị triệu chứng nên mang lại hiệu quả cao.
Bên cạnh đó, Đông y sử dụng kết hợp các biện pháp vật lý trị liệu giúp cải thiện các cơn đau cấp, lưu thông khí huyết, thư giãn gân cơ. Các biện pháp châm cứu, bấm huyệt, cấy chỉ… được bác sĩ thực hiện đúng kỹ thuật.
Các biện pháp hỗ trợ khác
Ngoài ra, các mẹo dân gian, các bài thuốc Nam được sử dụng theo kinh nghiệm có thể giúp người bệnh giảm nhẹ các triệu chứng. Bên cạnh đó, các bài tập vận động, chế độ sinh hoạt phù hợp giúp hỗ trợ trong điều trị bệnh.
Bệnh lý điều trị tại Trung tâm xương khớp IHR
Bác sĩ, chuyên gia xương khớp IHR
Bác sĩ Lê Hữu Tuấn
- Chức vụ: Phó Giám đốc chuyên môn
- Học hàm/ học vị: Bác sĩ CKII
- Chuyên khoa: Gan - Mật
Giải pháp điều trị bệnh xương khớp tại IHR
Được đầu tư đồng bộ về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ bác sĩ và kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh tại Phòng khám Đa khoa Thuốc dân tộc Mỹ Đình giúp người bệnh chẩn đoán chính xác bệnh lý xương khớp và mức độ bệnh gặp phải. Từ đó, bác sĩ sẽ tư vấn và kê đơn thuốc điều trị bệnh một cách chính xác. Các kỹ thuật chẩn đoán bệnh xương khớp hiện được chúng tôi ứng dụng bao gồm:
- Siêu âm xương khớp
- Chụp X-Quang
- Chụp cộng hưởng từ
- Xét nghiệm thăm dò
Kết hợp với kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh của y học hiện đại, đội ngũ bác sĩ Trung tâm Thuốc dân tộc xem mạch, tư vấn và kê đơn bài thuốc điều trị bệnh xương khớp đã được nghiên cứu và ứng dụng bài bản. Bài thuốc xương khớp của Trung tâm Thuốc dân tộc được nghiên cứu từ việc chắt lọc tinh hoa hàng chục bài thuốc bí truyền dân tộc, phối chế hơn 50 vị thuốc Nam điều trị bệnh xương khớp theo cơ chế:
- Loại bỏ căn nguyên gây bệnh xương khớp
- Lành tổn thương, chấm dứt đau nhức
- Phục hồi, nuôi dưỡng, tái tạo sụn khớp
- Duy trì hiệu quả, chống tái phát đau
Vật lý trị liệu xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt... đã được ứng dụng trong y học cổ truyền từ nhiều thế kỷ nay. Các phương pháp này có tác dụng thông kinh hoạt lạc, lưu thông khí huyết, giảm các cơn đau hiệu quả và an toàn. Tại Trung tâm Thuốc dân tộc, người bệnh được bác sĩ chuyên khoa, kỹ thuật viên giỏi và giàu kinh nghiệm kết hợp liệu pháp trị liệu không dùng thuốc từ y học cổ truyền gồm:
- Xoa bóp, bấm huyệt
- Châm cứu
- Thủy châm
- Cấy chỉ Điện châm...