Bệnh Rộp máu

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Nổi mụn rộp máu là vết phồng rộp phát triển khi các mạch máu nằm gần bề mặt da bị tổn thương, thường là sau chấn thương chèn ép hoặc bầm tím nhưng không làm rách da. Hầu hết các trường hợp nổi rộp máu không cần phải điều trị y tế và tự lành sau khoảng 3 - 7 ngày. Bệnh nhân không cần quá lo lắng và theo dõi liên tục để có hướng điều trị kịp thời. 

Rộp máu là vết phồng rộp nằm dưới da khi các mạch máu bên dưới bề mặt da bị tổn thương

Tổng quan

Rộp máu (Blood Blister) là một dạng mụn nước chứa đầy chất lỏng bên trong, được hình thành khi các mạch máu bên dưới bề mặt da bị tổn thương. Lúc này, máu tích tụ trong khoảng trống giữa các lớp da tạo thành các đốm đỏ dễ dàng quan sát bằng mắt thường.

Mụn rộp máu có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, phổ biến nhất là bàn tay và bàn chân. Đa số các trường hợp nổi rộp máu thường không phải vấn đề quá nghiêm trọng, chúng có khả năng tự khỏi sau một thời gian ngắn và được chăm sóc kỹ lưỡng, ngăn ngừa nhiễm trùng.

Phân loại

Có 2 dạng mụn rộp máu phổ biến gồm:

  • Mụn máu dưới da: Đây là dạng mụn rộp máu phổ biến nhất, chúng thường xảy ra do ma sát hoặc các chấn thương trên da. Thường là do mang giày chật hoặc sử dụng các thiết bị cầm tay trong thời gian dài.
  • Mụn máu trong cơ: Các nốt mụn rộp máu trong cơ thường ít phổ biến hơn, thường xảy ra do chịu một cú đánh trực tiếp gây tổn thương cơ.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Các vết phồng rộp máu xảy ra khi các mạch máu dưới bề mặt da bị giãn và vỡ, khiến máu tích tụ trong khoảng trống giữa các lớp da. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra rộp máu, bao gồm:

Sự hình thành của các vết phồng rộp máu liên quan đến các yếu tố ma sát hoặc áp lực lên da

  • Bị ma sát thường xuyên: Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra các vết phồng rộp máu. Đây là tình trạng da bị cọ xát nhiều lần tại cùng một bề mặt, khiến cho lớp da trên cùng (biểu bì) bị tách ra khỏi các lớp bên dưới, tạo ra một túi chất lỏng chứa đầy máu bên trong.
  • Bỏng: Bỏng cũng là một trong những tác nhân hàng đầu gây ra rộp máu. Khi bị bỏng, các mạch máu dưới da bị vỡ, khiến máu tích tụ trong các khoảng trống giữa các lớp da. Bạn có thể bị bỏng nước sôi, bỏng nắng do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc bỏng hóa chất.
  • Tiếp xúc với nhiệt lạnh: Khi da tiếp xúc với nhiệt độ lạnh đột ngột, khiến da không kip thích nghi, các mạch máu co lại khiến máu tích tụ dưới da, hình thành các nốt mụn rộp dưới da.
  • Nhiễm trùng: Đây cũng là tác nhân phổ biến gây rộp máu. Khi bị nhiễm trùng bởi các tác nhân vi sinh vật có hại như vi khuẩn, virus, nấm..., hệ thống miễn dịch sẽ phản ứng lại bằng cách sản sinh số lượng lớn tế bào bạch cầu đến khu vực bị ảnh hưởng nhằm chống lại nhiễm trùng. Tuy nhiên, những tế bào bạch cầu này vô tình làm vỡ các mạch máu, gây hình thành các vết phồng rộp máu dưới da.
  • Phản ứng dị ứng: Cơ thể tiếp xúc với chất gây dị ứng cũng có thể kích hoạt phản ứng chống lại, khiến các mạch máu giãn ra và hình thành vết phồng rộp máu.
  • Côn trùng cắn: Các vết côn trùng cắn cũng có thể làm nổi phồng rộp máu, điển hình nhất là muỗi, nhện, bọ ve...
  • Một số điều kiện y tế khác: Ngoài các nguyên nhân trên, còn một số yếu tố rủi ro làm tăng nguy cơ phát triển mụn rộp máu, bao gồm:
    • Các bệnh lý về rối loạn hệ thống miễn dịch;
    • Các bệnh da liễu như bệnh Pemphigus vulgaris và Pemphigoid bọng nước gây ra mụn máu ở các vị trí như mũi, miệng, họng, mắt, cơ quan sinh dục...;
    • Trong một vài trường hợp hiếm, sự xuất hiện của mụn rộp máu trong miệng có liên quan đến tình trạng đau thắt ngực xuất huyết (ABH);

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng 

Hãy thông báo ngay cho bác sĩ nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường dưới đây:

Vết phồng rộp máu phát triển thường kèm theo vết sưng đau nhức, mềm khi chạm vào hoặc phát sinh dấu hiệu nhiễm trùng

  • Thay đổi màu da;
  • Da sưng, dày lên;
  • Các nốt phồng rộp chứa chất dịch lỏng bên trong màu trắng, màu vàng hoặc xanh lá cây;
  • Xuất hiện các vệt đỏ hoặc sẫm màu kéo dài, cảnh báo dấu hiệu nhiễm trùng;
  • Làn da tại vị trí nổi rộp máu nóng đỏ, sưng đau;
  • Nếu rộp máu xuất hiện trong miệng hoặc cổ họng gây khó ăn, khó nói;
  • Sốt kèm theo ớn lạnh;

Xem thêmNhiễm trùng da – Dấu hiệu bị bệnh và cách chữa trị

Chẩn đoán

Mụn rộp máu thường được chẩn đoán dựa vào hình dạng và vị trí của chúng. Bước đầu thăm khám, bác sĩ sẽ kiểm tra triệu chứng lâm sàng, sau đó bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện các biện pháp chẩn đoán cần thiết để xác nhận về tình trạng và mức độ mụn rộp nặng hay nhẹ.

Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định làm xét nghiệm máu hoặc sinh thiết để loại trừ các tình trạng bệnh lý tiềm ẩn. Được thực hiện bằng cách lấy mẫu mô nhỏ từ vết phồng rộp để quan sát nó dưới kính hiển vi. Từ đó, giúp xác định vết rộp máu có dấu hiệu nhiễm trùng hay không, từ đó đưa ra biện pháp điều trị phù hợp.

Biến chứng và tiên lượng

Các vết phồng rộp máu thường không nguy hiểm và có xu hướng tự khỏi sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên, trong quá trình phát sinh, các nốt mụn rộp có thể vỡ ra gây đau rát và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Trong trường hợp này, hãy luôn giữ cho vết mổ sạch sẽ và băng quấn lại bằng gạc y tế.

Do đó, nếu bị nổi rộp máu, hãy yên tâm vì chúng có thể tự lành lại trong khoảng 1 tuần. Ngoài ra, tùy theo vị trí có tổn thương, hãy chú ý về cách chăm sóc để hạn chế tối đa tác động khiến vết thương ngày càng nặng. Tuy nhiên, trong trường hợp vết thương kéo dài hơn 2 tuần không thuyên giảm, hãy thăm khám bác sĩ để kịp thời chẩn đoán và điều trị bằng phương pháp phù hợp.

Điều trị

Nếu vết phồng rộp máu gây đau nhức và khó chịu quá mức, hãy áp dụng các biện pháp dưới đây nhằm mục đích cải thiện triệu chứng:

Điều trị mụn rộp máu chủ yếu nhằm mục đích vệ sinh vết thương sạch sẽ hoặc dùng thuốc giảm đau khi cần thiết

  • Phương pháp RICE: Đây là cụm từ viết tắt của các bước sơ cứu khi gặp chấn thương, bao gồm nghỉ ngơi - băng ép - chườm đá - nâng cao chân. Phương pháp này giúp cải thiện các triệu chứng sưng viêm, đau nhức, phù nề... do mụn rộp máu gây ra.
  • Bôi thuốc mỡ sát trùng: Trường hợp vết rộp máu vỡ ra, hãy bôi thuốc mỡ để ngăn ngừa sát trùng.
  • Dùng thuốc: Trường hợp đau nhức quá mức có thể dùng thuốc giảm đau như ibuprofen (Advil, Motrin) hoặc acetaminophen (Tylenol) với liều lượng phù hợp.
  • Thủ thuật dẫn lưu: Trong trường hợp vết phồng rộp sưng to quá mức, chứa nhiều chất dịch lỏng và có dấu hiệu nhiễm trùng, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện dẫn lưu dịch mủ kết hợp dùng thuốc kháng sinh để giúp vết thương nhanh chóng lành lại.

Một lưu ý quan trọng về tổn thương phồng rộp máu đó là phải giữ nguyên vẹn phần da trên vết phồng rộp trong suốt quá trình phục hồi, ngay cả khi nó bị vỡ ra. Vì đây chính là lớp da giúp bảo vệ vết thương khỏi nhiễm trùng. Hãy thông báo cho bác sĩ ngay về những thay đổi hoặc tiến triển bất thường để kịp thời điều trị.

Phòng ngừa

Để phòng ngừa phát triển rộp máu, tránh làm ảnh hưởng đến da và các sinh hoạt hàng ngày, hãy thực hiện các biện pháp sau đây:

  • Cần chú ý thận trọng khi sử dụng các dụng cụ hoặc thiết bị cầm tay để hạn chế tổn thương da.
  • Nên đeo găng tay hoặc các dụng cụ bảo hộ chân, tay để tránh gây tổn thương rộp máu.
  • Chọn size giày phù hợp, tránh mang giày quá chật hoặc thêm miếng lót vào giày để giảm nguy cơ phát triển rộp máu.
  • Hạn chế thực hiện các chuyển động lặp đi lặp lại để giảm thiểu ma sát trên da giúp ngăn ngừa phát triển mụn rộp máu.
  • Dưỡng ẩm da kỹ lưỡng bằng các loại kem bôi lành tính để tránh gây khô da, nứt nẻ dẫn đến mụn nước.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Nguyên nhân khiến tôi bị nổi các vết phồng rộp máu?

2. Tôi cần làm những xét nghiệm gì để chẩn đoán rộp máu?

3. Tình trạng nổi rộp máu của tôi có nghiêm trọng không?

4. Bị nổi rộp máu có cần điều trị không?

5. Phương pháp điều trị rộp máu tốt nhất là gì?

6. Tôi cần làm gì để chăm sóc cải thiện vết rộp máu?

7. Quá trình tự hồi phục vết rộp mất bao lâu thì khỏi?

8. Vết rộp máu có thể tái phát sau điều trị không?

Hầu hết các vết rộp máu được hình thành sau các chấn thương da và có khả năng tự khỏi sau thời gian ngắn. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng sự phát triển của chúng có thể gây đau nhức khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Việc điều trị có thể không cần thiết nhưng nếu đau nhức quá mức hoặc nhiễm trùng hãy thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và tư vấn biện pháp điều trị phù hợp.

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ:
Viêm da dầu Bệnh Viêm Da Dầu
Viêm da dầu là một trong những dạng viêm da phổ biến, thường gặp vào mùa đông. Bệnh xảy ra do tuyến bã nhờn trên da hoạt động quá mức…
Bệnh hắc lào Bệnh Hắc Lào
Hắc lào là bệnh da liễu phổ biến, xảy ra…
Bệnh Nấm nách
Nấm nách là một bệnh nhiễm trùng do nấm khá…
Bệnh Gai Đen
Gai đen là bệnh lý da liễu phổ biến, chủ…
Bệnh Hậu bối

Hậu bối là căn bệnh nhiễm trùng da khá nghiêm trọng, đặc trưng bởi các đốm nhọt sưng đỏ, gây…

Bệnh U Máu

U máu là những khối u lành tính, không phải ung thư do chúng có khả năng ngưng phát triển…

Bệnh Giời Leo

Giời leo là tình trạng phát ban ngoài da kèm theo nổi mụn nước li ti do virus Varicella-zoster gây…

Bệnh Nhọt nách

Nhọt nách là căn bệnh da liễu phổ biến và lành tính. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua