Người bị thoái hóa đốt sống lưng có nên đi bộ?
Mỗi ngày dành khoảng 30 – 60 phút cho việc đi bộ sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe xương khớp của bạn. Tuy nhiên, khi đang bị thoái hóa đốt sống lưng thì có nên đi bộ không? Vấn đề này sẽ được làm rõ ngay trong bài viết dưới đây.
Bị thoái hóa đốt sống lưng có nên đi bộ không?
Khi bị thoái hóa đốt sống lưng, các triệu chứng đau nhức thường sẽ được khởi phát. Điều này khiến cho chức năng vận động của người bệnh suy giảm dần. Nhiều người bệnh còn ngại vận động hay di chuyển nhiều, bởi có thể khiến tình trạng đau nhức nặng nề thêm.
Tuy nhiên, các chuyên gia xương khớp chỉ ra rằng, việc quá ít vận động cũng sẽ tạo điều kiện cho bệnh diễn tiến nhanh. Bởi thói quen ngại vận động sẽ khiến cho đĩa đệm xơ cứng, mất dần độ linh hoạt. Chính vì thế mà để hỗ trợ điều trị, bạn nên thiết lập chế độ vận động phù hợp với hiện trạng bệnh.
Đi bộ là một môn vận động nhẹ nhàng, phù hợp cho nhiều đối tượng, trong đó có những người bị thoái hóa đốt sống thắt lưng. Việc đi bộ không chỉ tác động lực lên khớp gối và còn giúp vùng hông và cột sống lưng vận động với cường độ vừa phải. Vì thế, có thể giúp các đốt sống giãn ra, tăng độ đàn hồi, tuần hoàn máu được cải thiện. Từ đó giúp cho đốt sống được tưới máu và cung cấp dưỡng chất để tái tạo nhanh hơn, ức chế quá trình thoái hóa.
Việc đi bộ còn giúp bạn kiểm soát tốt hơn cân nặng của mình. Nếu đang gặp tình trạng thừa cân thì đây là liệu pháp hỗ trợ giảm cân hoàn hảo. Điều này sẽ giảm bớt áp lực cho cột sống lưng và làm giảm diễn tiến của bệnh.
Như vậy, khi đang bị thoái hóa đốt sống lưng bạn vẫn nên thực hiện bài tập đi bộ hằng ngày để cải thiện sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh. Tuy nhiên, nên trao đổi với bác sĩ để thiết lập lịch trình đi bộ phù hợp với hiện trạng bệnh.
Lưu ý khi đi bộ nếu bị thoái hóa đốt sống lưng
Khi đang phải sống chung với bệnh thoái hóa đốt sống lưng thì việc đi bộ thể dục sẽ không còn đơn giản như những người bình thường. Lúc này bạn sẽ phải chú đến nhiều vấn đề xoay quanh để nhận được kết quả tốt và tránh những rủi ro phát sinh.
1. Vấn đề chuẩn bị
Thực hiện tốt công tác chuẩn bị sẽ giúp bạn có được quá trình đi bộ tốt hơn. Bạn nên chú ý chuẩn bị một số vấn đề sau trước khi đi bộ:
- Chọn một đôi giày vừa chân chuyên sử dụng cho việc đi bộ
- Mặc quần áo thể dục, thấm hút mồ hôi tốt để có được sự thoải mái
- Chọn địa điểm bằng phẳng, thoáng mát để tập luyện
- Ăn nhẹ trước khi đi bộ khoảng ít nhất 45 phút để có đủ năng lượng
- Nên chuẩn bị nước mang theo để uống khi cơ thể thoát quá nhiều mồ hôi
Công tác chuẩn bị không chỉ giúp bạn có được tinh thần thoải mái mà còn có năng lượng tràn đầy cho quá trình vận động. Từ đó có thể hỗ trợ tốt hơn cho việc cải thiện dần thời gian cũng như cường độ đi bộ.
2. Khởi động trước đi bộ
Khởi động là một bước quan trọng không thể bỏ qua trước khi bạn bắt đầu bất cứ một bài tập vận động nào. Đặc biệt nhất là khi đang mắc phải các vấn đề về xương khớp thì bạn lại càng phải chú ý hơn.
Nếu đang bị thoái hóa đốt sống lưng, ngoài việc khởi động khớp gối trước khi đi bộ thì bạn cần dành thời gian cho việc khởi động vùng hông và lưng dưới. Tập trung tối thiếu cho vùng này khoảng ít nhất 5 phút với các động tác như xoay hông hay cúi gập người.
Việc khởi động làm nóng cơ thể sẽ giúp các đốt sống được thư giãn. Đồng thời hạn chế được chấn thương gặp phải trong quá trình đi bộ.
3. Thời gian đi bộ
Mặc dù đi bộ rất tốt cho việc cải thiện vận động của đốt sống thắt lưng nhưng không phải vì thế mà bạn có thể đi càng nhiều càng tốt. Tuân thủ vấn đề thời gian theo khuyến nghị từ các chuyên gia xương khớp sẽ giúp bạn có được kết quả tốt hơn.
- Mỗi bài tập đi bộ chỉ nên duy trì từ 20 – 30 phút tùy sức chịu đựng của cơ thể.
- Nên tập khoảng 4 – 5 buổi/tuần.
- Buổi sáng là khoảng thời gian thích hợp nhất để bạn rèn luyện.
- Nếu bạn thấy mệt có thể nghĩ giữa quãng sau đó lại tiếp tục.
- Nên dừng khi triệu chứng của bệnh thoái hóa cột sống lưng xuất hiện dù việc tập luyện mới bắt đầu.
4. Cường độ và kỹ thuật đi bộ
Đây cũng là vấn đề bạn nên dành sự quan tâm khi đang bị thoái hóa đốt sống lưng. Đi bộ đúng kỹ thuật với cường độ phù hợp vừa giúp đảm bảo được kết quả tốt lại tránh được các vấn đề rủi ro.
- Về tư thế: Bạn cần giữ cho cột sống được thẳng, đầu hướng về phía trước. Đồng thời đánh 2 tay nhịp nhàng ở 2 bên hông.
- Về cường độ: Duy trì ở mức 50 – 60 bước chân 1 phút. Có thể tăng từ từ cường độ nếu thấy phù hợp với sức chịu đựng của cơ thể.
- Về kỹ thuật: Khoảng cách giữa các bước đi nên được giới hạn trong khoảng 2 bàn chân. Tránh di chuyển quá nhanh hay sải bước quá dài. Chú ý bước đều chân trong suốt hành trình.
Chung quy lại, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn bài tập đi bộ để rèn luyện thân thể khi đang bị thoái hóa đốt sống lưng. Tuy nhiên, cần chú ý thực hiện việc đi bộ đúng cách để nhận được kết quả tốt. Khi gặp phải bất cứ vấn đề gì trong quá trình đi bộ, bạn nên trao đổi với bác sĩ để sớm khắc phục tình hình.
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!