Gạo Lứt có Chữa được Thoát Vị Đĩa Đệm không, bằng Cách nào?
Dùng gạo lứt chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp dân gian, được đánh giá cao về hiệu quả giảm đau, tăng cường sức khỏe xương khớp và cải thiện khả năng chuyển động linh hoạt của người bệnh.
Gạo lứt có chữa được thoát vị đĩa đệm không?
Gạo lứt có thể hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm, nhưng không thể chữa khỏi hoàn toàn. Gạo lứt chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, bao gồm vitamin B1, B6, B12, E, magie, selen, kali, chất xơ… Nhờ vậy, gạo lứt mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Công dụng của gạo lứt:
- Chống viêm và giảm đau: Gạo lứt chứa gamma-oryzanol, một hợp chất có đặc tính chống viêm và giảm đau. Việc sử dụng gạo lứt có thể giúp giảm các triệu chứng đau nhức, sưng tấy do thoát vị đĩa đệm gây ra.
- Cung cấp dưỡng chất cho xương khớp: Gạo lứt giàu vitamin và khoáng chất như vitamin B1, B6, B12, magiê, selen, kali… các dưỡng chất này có thể giúp tăng cường sức khỏe của hệ xương khớp, bao gồm cột sống, có thể giảm một số vấn đề liên quan đến thoát vị đĩa đệm.
- Cải thiện chức năng thần kinh: Vitamin B1, B6, B12 trong gạo lứt có thể hỗ trợ cải thiện chức năng thần kinh, giảm tê bì, ngứa ran do thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh.
Tham khảo thêm: Thoát vị đĩa đệm chèn ép tủy đau nhức cần phải làm gì?
Cách điều trị thoát vị đĩa đệm bằng gạo lứt
1. Chữa thoát vị đĩa đệm bằng trà gạo lứt
Trà gạo lứt chứa nhiều vitamin B1, B6, E, gamma-oryzanol và các chất chống oxy hóa giúp giảm viêm, giảm đau, và cải thiện tình trạng sưng tấy ở cột sống. Bài thuốc này cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
Cách làm trà gạo lứt chữa thoát vị đĩa đệm:
- Chuẩn bị gạo lứt huyết rồng, vo sạch, để ráo nước
- Rang trên lửa nhỏ, khuấy đều tay đến khi hạt gạo sậm lại có mùi thơm
- Đổ gạo vào rổ, đã lót sẵn miếng vải sạch bên trong, phủ vải kín hết gạo
- Đợi gạo nguội, đổ gạo đã rang vào hũ có nắp đậy để bảo quản
Cách sử dụng:
- Mỗi ngày lấy vài thìa gạo lức rang pha với nước như pha trà.
- Trà gạo lứt có mùi thơm, bạn có thể uống đậm hay nhạt đều được.
- Sau khi uống hết nước đầu tiên, tiếp tục chế nước sôi vào uống nước thư 2 rồi thứ 3 đến khi gạo lứt nở mềm.
- Sử dụng trà gạo lứt càng nhiều thì tác dụng điều trị càng nhanh có kết quả.
Tham khảo thêm: Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm từ hạt đu đủ – Hiệu quả, An toàn
2. Trị thoát vị đĩa đệm bằng cơm gạo lứt muối mè
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng cách ăn cơm muối mè là phương pháp phổ biến được nhiều người sử dụng. Bên cạnh đó, đây còn là món ăn quen thuộc trong khẩu phần ăn của những người đang thực hiện chế độ giảm cân.
Nguyên liệu:
- 300 gram gạo lứt
- 300 gram muối mè
Cách thực hiện:
- Gạo lứt vo sạch, vo nhẹ tay để không làm mất đi lớp dưỡng chất.
- Đem gạo nấu cơm như bình thường, nên cho nước gấp đôi gạo bình thường để cơm mềm.
Cách sử dụng:
- Người bệnh sử dụng cơm gạo lứt muối mè ăn thay thế cho bữa cơm hàng ngày.
- Trong các bữa ăn hàng ngày, nên dùng cơm gạo lứt thay cho cơm trắng để mang lại hiệu quả cao.
3. Trị thoát vị đĩa đệm bằng cháo gạo lứt đậu đỏ
Kết hợp gạo lứt và đậu đỏ thành món ăn điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm, giúp món ăn trở nên thơm ngon và bổ dưỡng hơn. Cháo gạo lứt đậu đỏ có tác dụng thanh lọc cơ thể, tốt cho hệ tiêu hóa, tăng sức đề kháng giúp xương chắc khỏe hơn.
Nguyên liệu:
- 10 gram gạo lứt
- 50 gram đậu đỏ
- 20 gram tỏi
Cách thực hiện:
- Đậu đỏ ngâm mềm, cho đậu và gạo vào nồi đun sôi với 2,5 lít nước
- Đun lửa to đến khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa
- Nấu tới khi gạo và đậu chín mềm, cho thêm tỏi băm nhỏ
- Nêm nếm vừa ăn, đun thêm 5 phút rồi tắt bếp
Cách sử dụng:
- Chuyên gia dinh dưỡng khuyên người bệnh nên sử dụng món ăn này 2 – 3 lần/ tuần trong các bữa ăn nhẹ
- Có thể thay thế đậu đỏ thành hạt sen, thịt bò, thịt dê,… giúp đa dạng bữa ăn và người bệnh không bị ngán.
Lưu ý khi chữa thoát vị đĩa đệm bằng gạo lứt
Gạo lứt chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp hỗ trợ điều trị, nhưng không phải là phương pháp chữa khỏi hoàn toàn. Hiệu quả của phương pháp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ nghiêm trọng của bệnh, cơ địa của mỗi người, và cách sử dụng.
Để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất và tránh các rủi ro, người bệnh cần lưu ý:
- Nên chọn mua gạo lứt hữu cơ để đảm bảo chất lượng.
- Ngâm gạo lứt trước khi nấu để giúp cơ thể dễ tiêu hóa.
- Không nên ăn quá nhiều gạo lứt vì có thể gây khó tiêu, đầy bụng.
- Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng gạo lứt để chữa thoát vị đĩa đệm, đặc biệt là những người có bệnh lý nền.
- Gạo lứt chỉ là phương pháp hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm.
- Cần kết hợp với các phương pháp điều trị khác như tập vật lý trị liệu, phẫu thuật,…
- Nên duy trì lối sống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và kiểm soát cân nặng hợp lý để giúp cải thiện tình trạng bệnh.
Gạo lứt chữa thoát vị đĩa đệm có thể mang lại một số lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể.
Có thể bạn chưa biết:
- Chữa thoát vị địa đệm bằng xà đơn đúng kẻo “lợi bất cập hại”
- Cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà – Khỏi mà không cần thuốc
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!