Tai chua

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ

Quả tai chua là một dược liệu có tính mát, vị chua, chứa độc tố nhẹ, thường được sử dụng trong y học cổ truyền. Với khả năng sát trùng, hạ sốt, giải độc và làm dịu cơn khát… loại quả này đã trở thành phương thuốc tự nhiên giúp hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý, được ứng dụng rộng rãi trong dân gian.

Mô tả dược liệu quả tai chua

  • Tên khoa học: Garcinia pedunculata Roxb
  • Họ: Măng cụt – Clusiaceae
quả tai chua
Dược liệu tai chua thường được sử dụng để thanh nhiệt, làm mát cơ thể và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý

1. Đặc điểm sinh thái

Cây tai chua là cây thân gỗ lớn, thân thẳng, có thể cao đến 18 m. Vỏ cây màu xám đen, phân thành nhiều cành, cành thường thẳng, đâm ngang, đầu cành cây hơi rủ xuống.

Lá cây có hình bầu dục thon, dài khoảng 7 – 12 cm, rộng 3 – 5 cm, các gân ở bên xếp song song, các gân phụ nối liền với nhau ở các mép lá. cuống lá mảnh, dài khoảng 2 cm.

Cụm hoa đực xếp thành tán, mỗi tán gồm 3 – 8 hoa, cuống hoa dài 1 cm. Hoa có 4 đài, tràng hoa 4 cánh, nhị xếp thành nhiều khối, chỉ nhị hoa ngắn. Hoa lưỡng tính đơn lẻ, tụ thành 2 – 3 hoa mọc ở các nách lá, gần như không có cuống.

Quả tai chua thường to, tròn như quả ổi. Tuy nhiên, tai chua thường dẹt, bên trên có nhiều múi nổi rõ ràng. Bên trong quả chia thành nhiều múi, vỏ quả dày, bên trong màu đỏ, bên ngoài màu vàng, quả có 6 – 8 hạt. Mùa hoa vào tháng 3 – 4, mùa quả và tháng 7 – 8.

quả tai chua tươi
Trái tai chua to tròn nhưng có múi rõ ràng

Tham khảo thêm: Dây Thìa Canh – Tác dụng và Bài Thuốc chữa bệnh từ dược liệu

2. Bộ phận sử dụng dược liệu

Vỏ quả, thân, lá và nhựa cây được sử dụng để làm dược liệu.

3. Phân bố

Tai chua được tìm thấy ở Ấn Độ, miền Nam Thái Lan, Mianma và miền Bắc Việt Nam.

Tại Việt Nam, cây mọc hoang ở các vùng rừng trung du. Cây thường phổ biến ở Hà Giang, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Thái Bình, Bắc Cạn, Lạng Sơn… Ngoài ra, một số nơi có thể trồng tai chua để thu quả làm gia vị trong ẩm thực.

4. Thu hái – Sơ chế

Thân, rễ và lá tai chua có thể thu hái quanh năm, có thể dùng tươi hoặc phơi khô đều được.

Quả tai chua thu hái khi quả chín vàng đều. Sau khi thu hái, bỏ hạt, thái vỏ thành từng lát mỏng, phơi hoặc sấy khô đến khi vỏ quả có màu đen hoặc nâu nhạt.

quả tai chua khô
Quả tai chua thường được sử dụng để làm gia vị trong công thức nấu ăn, phơi khô làm thuốc

Tham khảo thêm: Diệp hạ châu (chó đẻ răng cưa): Tác dụng và cách dùng tốt nhất

5. Bảo quản dược liệu

Bảo quản dược liệu ở nơi thoáng mát, tránh độ ẩm cao.

6. Thành phần hóa học

Vỏ dược liệu chứa:

  • Acid Citric
  • Acid Malic
  • Acid Tartric
  • Chất gôm và nhựa

Trong hạt quả tai chua có chứa chất gây nôn mửa, chất này không mất đi kể cả khi nướng hoặc bào chế kỹ.

Vị thuốc tai chua

Tai chua là một vị thuốc quen thuộc trong y học cổ truyền, có vị chua, tính mát và chứa một lượng độc tố nhẹ. Vị thuốc này thường được sử dụng để giải nhiệt, giải độc và hạ sốt.

tai chua có tính mát
Tai chua tính mát, vị chua, chát, chứa độc tố nhẹ

Tham khảo thêm: Dưa Gang Tây – Công Dụng, Cách Dùng Và Lưu ý Cần Biết

1. Tính vị

Thân, lá, nhựa dược liệu có vị chua, chát, đắng, tính mát, chứa độc tố nhẹ.

2. Tác dụng của tai chua

Tai chua thường được sử dụng với các tác dụng phổ biến như:

  • Hỗ trợ giảm căng thẳng, điều chỉnh nồng độ Cortisol trong máu, đây là hormone dẫn đến căng thẳng. Do đó, cân bằng Cortisol có thể hạn chế stress, căng thẳng, lo lắng và cải thiện các hoạt động của các cơ quan.
  • Chống trầm cảm, giải phóng Serotonin giúp con người cảm thấy hạnh phúc, hỗ trợ cân bằng tâm trạng. Hoạt chất này cũng có thể dẫn truyền thần kinh, giảm căng thẳng và hỗ trợ điều trị căng thẳng.
  • Hỗ trợ giảm Cholesterol, hạn chế các chất béo xấu và làm tăng Cholesterol tốt trong cơ thể. Điều này góp phần làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, đau tim, đột quỵ, giảm huyết áp và bổ sung năng lượng cho cơ thể.
  • Tăng cường trao đổi chất, tăng tốc độ đốt cháy calo và tăng hoạt động của các cơ quan.
  • Điều chỉnh lượng đường trong máu, hạn chế và ngăn ngừa bệnh tiểu đường.
  • Ngăn cảm giác thèm ăn, thay đổi thói quen ăn uống không lành mạnh, hỗ trợ giảm cân.
  • Tăng năng lượng, giúp cơ bắp săn chắc, hạn chế tình trạng kiệt sức, mệt mỏi.

3. Cách dùng – Liều lượng

Vỏ quả Tai chua thường được sử dụng để nấu canh hoặc sắc thành thuốc dùng uống. Công dụng của bài thuốc bao gồm chữa khát, phát sốt. Ở Trung Quốc, sử dụng nhựa tươi dược liệu để điều trị tình trạng con đỉa chui vào xoang mũi. Liều lượng sử dụng khuyến cáo: 6 – 10 g.

Bài thuốc sử dụng tai chua

Tai chua được ứng dụng khá phổ biến để cải thiện các vấn đề sức khỏe phổ biến hiện nay, một số bài thuốc thông dụng, đơn giản, dễ thực hiện là:

tác dụng của quả tai chua
Vị thuốc tai chua thường được sử dụng để điều trị khát nước, ho, sốt

Tham khảo thêm: Đậu Ván Trắng – Dược Liệu Với Nhiều Công Dụng, Bài Thuốc Quý

Bài thuốc trị cảm cúm, sốt, ho

  • Chuẩn bị 15 – 20g quả tai chua tươi hoặc khô, 10g gừng tươi
  • Sắc tai chua cùng với gừng tươi lấy nước uống 2 – 3 lần/ ngày.
  • Bài thuốc này giúp giải cảm, hạ sốt, tiêu đờm, giảm ho hiệu quả.

Bài thuốc chữa khát nước

  • Chuẩn bị 15 – 20g tai chua tươi hoặc khô, một ít đường phèn hoặc mật ong
  • Tai chua rửa sạch, nếu dùng quả khô thì nên ngâm trong nước ấm khoảng 10 – 15 phút trước khi sử dụng.
  • Cho tai chua vào nồi, đun sôi với khoảng 500ml nước trong 15 – 20 phút.
  • Lọc lấy nước, bỏ bã.
  • Nếu muốn vị ngọt nhẹ, có thể thêm chút đường phèn hoặc mật ong vào nước tai chua đã đun, khuấy đều.
  • Uống nước này 2 – 3 lần/ngày. Nên uống khi nước còn ấm để tăng hiệu quả.

Bài thuốc trị tiêu hóa kém, ăn không ngon

  • Chuẩn bị 10 – 15g tai chua, 10g vỏ bưởi khô, 5g gừng khô
  • Sắc hỗn hợp các nguyên liệu trên với khoảng 500ml nước, đun đến khi còn 200ml.
  • Uống nước này trong ngày.

Bài thuốc hỗ trợ giảm cân, lợi tiểu

  • Chuẩn bị 15 – 20g tai chua, 10g râu ngô, 10g mã đề
  • Đun sắc hỗn hợp các nguyên liệu trên với 600ml nước.
  • Uống hàng ngày thay nước lọc.

Bài thuốc trị viêm họng, khàn tiếng

  • Chuẩn bị 2 – 3 quả tai chua tươi
  • Rửa sạch tai chua, nhai kỹ rồi nuốt nước từ từ.
  • Thực hiện 2-3 lần/ngày giúp làm dịu họng, giảm khàn tiếng và viêm họng.
quả tai chua tươi
Tai chua còn có công dụng chữa khàn tiếng, viêm họng hiệu quả

Tham khảo thêm: Hạt Đười Ươi – Công Dụng Và Cách Dùng Trị Bệnh Đúng

Bài thuốc trị táo bón

  • Chuẩn bị 20g tai chua, 15g rau má
  • Sắc hỗn hợp tai chua và rau má với khoảng 500ml nước.
  • Chia làm 2 lần uống trong ngày.

Bài thuốc trị tiêu chảy do nóng

  • Chuẩn bị 15 – 20g tai chua, 10g hạt sen, 5g lá vối
  • Sắc tất cả các nguyên liệu với 500ml nước.
  • Uống khi còn ấm.

Lưu ý khi sử dụng quả tai chua trong điều trị bệnh

Khi sử dụng tai chua, bạn nên lưu ý một số điều sau đây để đảm bảo an toàn, tránh gây tác dụng phụ không mong muốn:

  • Liều lượng sử dụng: Chỉ dùng liều lượng vừa phải, tránh lạm dụng vì dễ gây ảnh hưởng đến dạ dày.
  • Tính acid cao: Tai chua chứa nhiều acid, có thể gây kích ứng dạ dày, đặc biệt là người có bệnh lý về dạ dày.
  • Hiệu quả chậm: Tai chua thường có tác dụng chậm, do đó không nên kỳ vọng hiệu quả tức thì mà cần kiên trì sử dụng theo chỉ dẫn.
  • Lựa chọn nguồn nguyên liệu sạch: Đảm bảo tai chua được thu hái từ nguồn nguyên liệu sạch, tránh hóa chất hay thuốc trừ sâu để đảm bảo an toàn.
  • Tránh dùng hạt: Hạt của tai chua có chứa độc tố, vì vậy cần loại bỏ hạt khi sử dụng để tránh ngộ độc.
  • Cẩn thận tương tác thuốc: Khi sử dụng tai chua kèm với bất kỳ loại thuốc nào, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh tương tác thuốc.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú: Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

Quả tai chua là bài thuốc được sử dụng phổ biến trong dân gian, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc sử dụng đúng cách và liều lượng phù hợp là rất quan trọng để tránh tác dụng phụ không mong muốn.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:

Cây bìm bìm biếc

Cây bìm bìm biếc - cụ thể là hạt có tính nóng, vị cay và hơi có độc. Thường được sử dụng làm nguyên liệu trong một số bài thuốc…

Vừng

Vừng chứa nhiều vi chất dinh dưỡng, giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể và tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, vừng còn có…

Ngưu hoàng

Ngưu hoàng là sạn ở bên trong ống mật/ gan của con bò hoặc con trâu. Đây là dược liệu quý hiếm và có giá thành đắt đỏ. Theo kinh…

Mướp đắng

Mướp đắng không đơn thuần là một loại thực phẩm thông thường mà còn có nhiều đặc tính dược lý. Với vị đắng, tính lạnh, công dụng thanh nhiệt, giải…

Bình luận (1)

  1. Nguyễn thị kim
    Nguyễn thị kim says: Trả lời

    Ăn hạt quả tai chua có độc ko bác sĩ? Em chót ăn 1 hạt bây giờ hơi đầy bụng , phải xử lý thế nào ạ? Xin bác sĩ giúp em ạ! Em cảm ơn!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua