Cây đước

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ

Cây đước là một loại thực vật rất quen thuộc ở vùng rừng ngâp mặn, từ lâu được biết đến với tên gọi vệ sĩ bờ biển. Tuy nhiên, ngoài tác dụng về mặt sinh thái, loại cây này còn chứa nhiều thành phần có dược tính tốt, có thể được sử dụng với mục đích chữa bệnh.

Mô tả dược liệu

  • Tên gọi khác: Trang, Vẹt, Sú, Đước bợp, Đước xanh…
  • Tên khoa học: Rhizophora apiculata Blume.
  • Họ: Đước (Rhizophoraceae)
hình ảnh cây đước
Cây đước là loại cây quen thuộc sống ở vùng rừng ngập mặn

1. Đặc điểm thực vật

Đước là một loại cây gỗ lớn có chiều cao trung bình khoảng từ 10 – 20m, có những cây cao đến 30m. Cây có rất nhiều rễ chống dài, trên rễ có lỗ bì, cành cây thường sần sùi, vặn vẹo.

Lá cây có hình mác và mọc đối nhau với chiều dài khoảng 7 – 13cm, chiều rộng khoảng 4 – 6cm. Gốc lá hình nêm, đầu lá tròn hoặc tù, cuống lá mập dài khoảng 1 – 3cm, các lá kèm thường rụng sớm. Gân chính lõm xuống ở mặt trên và hằn rõ ở mặt dưới, có những chấm đen nhỏ.

Cụm hoa sẽ mọc thành hình xim phân nhánh nhiều ở ngay kẽ lá. Hoa có màu vàng kèm theo 2 lá bắc con, lá bắc hình tam giác dài. Tràng có 4 phiến dày hình mác và có lông ở mép nhị 8. 4 cánh ở trên tràng và 4 cánh trên đài, bầu bửa hạ có 2 ô.

đặc điểm của cây đước
Cây đước có phần rễ chống dày và cắm sâu để có thể trụ vững ở vùng đất bùn nhão

Quả đước dài, có hình trứng còn, phần đầu quả kéo dài còn đài tồn tại. Quả có màu nâu lục nhạt, mỗi quả chứa 1 hạt. Mùa hoa quả rơi vào khoảng từ tháng 10 đến tháng 12.

Tham khảo thêm: Cây Me Rừng & Các Công Dụng Trị Bệnh, Tốt Cho Sức Khỏe

2. Bộ phận dùng

Rễ, vỏ thân và lá của cây đước là những bộ phận được cho là có thể sử dụng để làm vị thuốc.

3. Tính vị

Đa phần các nghiên cứu ghi nhận, dược liệu có vị 

Nơi phân bố của cây đước

Cây đước thường mộc trên đất bùn nhão hay phần đất mới được định hình ở khu vực cửa sông. Để có thể trụ vững trên nền đất này, đước có hệ thống rễ chống đặc biệt phát triển. 

Cây được phân bố ở vùng bờ biển của các nước nhiệt đới như Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, Ấn Độ, biển Đông Phi, đảo Moris, Ceisel và Mangas, Bắc Australia… Riêng ở Việt Nam, loại cây này được phân bố ở hầu khắp các tỉnh dọc bờ biển từ Quảng Ninh cho tới Kiên Giang và cả đảo Phú Quốc…

hình ảnh cây đước
Nhờ có chứa các thành phần hóa học quan trọng mà cây đước còn được dùng làm vị thuốc

Cây đước có chứa những thành phần gì?

Các nghiên cứu ghi nhận, cây đước có chứa nhiều thành phần hóa học đa dạng. Tùy thuốc vào từng bộ phận của cây mà các thành phần cũng có sự khác biết rõ rệt:

  • Vỏ thân: Chính là nguồn cung cấp một hàm lượng tanin ngưng tụ tương đối lớn. Ngoài ra nó còn có chứa nhiều nhiều pentosan và furfurol cùng các acid béo ở dạng ester. Tro từ vỏ thân chứa Ca carbonat 70% và vôi khoảng 18%.
  • Lá: Chứa một số thành phần tiêu biểu được ghi nhận như các alcol, acid béo, parafin.
  • Rễ: Có chứa các hợp chất phenol và các acid béo ở dạng ester.

Một số công dụng tiêu biểu của cây được

Bỏ qua những công dụng về mặt sinh thái, bài viết sẽ đề cập đến một số công dụng về mặt y học. Với mục đích chữa bệnh, cây đước chỉ được dùng trong phạm vi dân gian với các công dụng chính như sau:

  • Vỏ đước được dùng để chữa tiêu chảy, vết thương chảy máu, tiểu tiện ra máu, viêm họng, chứng băng huyết ở phụ nữ…
  • Ở Ấn Độ, phần vỏ thân của loại cây này còn được dùng phổ biến trong hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
  • Ở Malaysia, nước sắc tử vỏ thân và lá của cây được sẽ được dùng cho phụ nữ uống khi sinh đẻ. Đồng thời nước sắc rễ còn dùng cho trẻ sơ sinh uống.
  • Dịch chiết từ rễ đước dùng thí nghiệm với các bào tử của nấm Penicillium cho thấy nó có tác dụng kháng nấm tương đối rõ rệt.
  • Ngoài ra, chồi non của cây còn được dùng làm rau ăn còn nước ép từ quả đước lại được cho là có thể dùng để chế rượu vang nhẹ.
công dụng chữa bệnh của cây đước, quả đước
Đước có thể dùng làm bài thuốc chữa viêm họng, tiểu đường, tiêu chảy… hiệu quả

Tham khảo thêm: Rau Mồng Tơi – Công dụng, cách dùng và đối tượng cần tránh

Các bài thuốc từ cây đước phổ biến hiện nay

Đước không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường mà còn có giá trị dược liệu trong y học dân gian. Dưới đây là một số cách mà chữa bệnh từ dân gian được nhiều người áp dụng.

Cách sử dụng vỏ cây đước để chữa tiêu chảy

  • Chuẩn bị: Vỏ đước
  • Nếu vỏ đước tươi, bạn có thể thái nhỏ thành từng miếng nhỏ, sau đó phơi khô.
  • Lấy khoảng 20 – 30 gram vỏ cây đước và đun với 500ml nước trong khoảng 15 – 20 phút, để lửa nhỏ.
  • Lọc lấy nước và uống khi còn ấm.
  • Có thể chia làm 2-3 lần uống trong ngày.
  • Không uống quá liều và không sử dụng lâu dài.
  • Nếu triệu chứng tiêu chảy không giảm sau 1 – 2 ngày, nên đi khám bác sĩ.

Cách sử dụng vỏ cây đước để cầm máu

  • Chuẩn bị: vỏ đước khô, cối giã
  • Lấy vỏ cây đước khô, sau đó nghiền nát thành bột mịn.
  • Rắc bột vỏ cây đước trực tiếp lên vết thương nhỏ.
  • Bột vỏ sẽ giúp làm săn da và cầm máu nhờ chất tannin.
hình ảnh cây đước
Cả vỏ, lá, quả đước đều có nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe

Tham khảo thêm: Nhân Trần – Hình Ảnh và 15 Tác Dụng Của Cây Thuốc Quý

Cách sử dụng lá cây đước làm thuốc đắp chữa mụn nhọt

  • Lấy một nắm lá đước tươi, rửa sạch, rồi giã nát hoặc xay nhuyễn.
  • Đắp trực tiếp hỗn hợp lá giã lên khu vực bị mụn nhọt hoặc vùng da bị viêm.
  • Đắp trong 15-20 phút rồi rửa lại bằng nước ấm.
  • Thực hiện 1-2 lần/ngày cho đến khi mụn nhọt giảm.

Cách sử dụng lá cây đước làm nước sắc hạ sốt

  • Lấy khoảng 10 – 15 lá cây đước tươi, rửa sạch.
  • Đun lá với khoảng 500ml nước trong 10 – 15 phút.
  • Lọc lấy nước và uống khi còn ấm.
  • Chia thành 2-3 lần uống trong ngày.
  • Chỉ sử dụng khi sốt nhẹ. 

Cách sử dụng rễ cây đước để giảm đau khớp

  • Lấy khoảng 100 gram rễ cây đước, rửa sạch, thái nhỏ.
  • Đun rễ cây với khoảng 1 – 2 lít nước trong 20 phút.
  • Để nước nguội xuống khoảng ấm (khoảng 40°C).
  • Dùng nước sắc để ngâm chân, tay bị đau nhức trong khoảng 15 – 20 phút.
  • Ngâm chân/tay 1-2 lần/ngày.
rễ đước chữa đau khớp
Đước có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng đau khớp nhẹ

Tham khảo thêm: Quả Sung và Những Công Dụng Quý Với Sức Khỏe, Trị Bệnh

Những lưu ý khi sử dụng cây đước trong điều trị bệnh

Khi sử dụng cây đước để chữa bệnh, cần chú ý một số điều quan trọng nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả. Dưới đây là những lưu ý khi sử dụng cây đước trong điều trị:

  • Tham khảo ý kiến chuyên gia: Trước khi sử dụng, cần tham khảo ý kiến từ thầy thuốc hoặc chuyên gia y học cổ truyền để đảm bảo phương pháp dùng phù hợp và an toàn.
  • Sử dụng đúng liều lượng: Cây đước có thể chứa các thành phần có độc tính nếu sử dụng quá liều, vì vậy cần tuân thủ đúng liều lượng được khuyến cáo.
  • Tránh sử dụng khi có thai hoặc cho con bú: Chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của cây đước đối với phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, nên tránh sử dụng trong trường hợp này.
  • Đảm bảo cây đước từ nguồn sạch: Do cây đước sống trong môi trường nước mặn, nên lựa chọn những vùng sinh thái an toàn, tránh các khu vực ô nhiễm để thu hái cây.
  • Kiểm tra phản ứng dị ứng: Trước khi sử dụng, nên thử một lượng nhỏ để kiểm tra cơ thể có phản ứng dị ứng hay không.
  • Không thay thế điều trị y khoa: Sử dụng đước là một biện pháp tự nhiên, chỉ thích hợp với các trường hợp bệnh nhẹ, thường chỉ hỗ trợ điều trị, không thể thay thế biện pháp y khoa chuyên nghiệp.

Tuy có nhiều công dụng tuyệt vời, nhưng người bệnh cần tránh việc tự ý sử dụng cây đước cho mục đích chữa bệnh khi chưa trao đổi và nhận khuyến cáo từ bác sĩ. Việc dùng không đúng cách có thể khiến một số vấn đề không mong muốn phát sinh.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:

Dế

Dế là vị thuốc Đông y có tính hàn, vị mặn thường được ứng dụng để điều trị táo bón, sỏi đường tiết niệu, bí tiểu và hỗ trợ các trường…
con cà cuống

Cà cuống

Cà cuống là một loại côn trùng có kích thước lớn, còn có tên là đà cuống hay long sắt. Loại côn trùng này đem lại nhiều tác dụng tốt…

Mướp khía

Cây mướp khía có nhiều đặc tính dược lý nên không chỉ được dùng để chế biến món ăn mà còn được dân gian tận dụng để trị viêm xoang,…
Cây đuôi công

Cây đuôi công

Cây đuôi công từ lâu được biết đến là loại thực vật được tận dụng để làm dược liệu giúp chữa trị một số bệnh lý như đau nhức khớp,…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua