Quả trám
Quả trám ngoài công dụng chế biến thành mứt, món ăn, ô mai,… Đông y còn sử dụng chúng như vị thuốc giúp trị nhiều bệnh lý, nổi bật nhất là bệnh về đường hô hấp. Loại quả này có cách chế biến và sử dụng vô cùng đơn giản nên được nhiều người lựa chọn.
Mô tả về quả trám
- Tên khác: Trám trắng được gọi với tên là cảm lãm, thanh quả, gián quả, cà ná, mác cơm, thanh tử, hoàng lãm và bạch lãm,… Quả trám đen gọi là trám chim, mộc uy tử, ô lãm, cây bùi, hắc lãm,…
- Tên khoa học: fructus canarii, trám đen (Canarium nigrum Engl), trám trắng (Canarium album Raeusch)
- Họ: Trám (Burseraceae)
Đặc điểm thực vật của quả trám
Trám có hai loại chính là trám trắng và trám xanh, tùy vào từng loại trám mà có đặc điểm nhận biết khác nhau. Cụ thể:
- Trám trắng: Quả có hình thoi, hai đầu tù và có màu vàng xanh nhạt. Quả có chiều dài 45 mm và rộng từ 20 – 25 mm. Hạt hình thoi với 2 đầu nhọn, cứng và nhẵn, trong có 3 ngăn.
- Trám đen: Có màu tím đen sẫm, dạng hình trứng, có chiều dài 3 – 4 cm và rộng 2 cm, hạt trám cứng có 3 ngăn.
Tham khảo thêm: Cây Rau Mùi và Những Lợi Ích, Công Dụng Không Thể Ngờ
Phân bố
Trám trắng phân bố chủ yếu Bắc Lào và ở một phần lãnh thổ phía nam Trung quốc, từ Quảng Tây đến Vân Nam.
Ở Việt Nam, loại quả này tập trung chủ yếu ở các vùng núi miền Bắc, từ Quảng Bình trở ra. Cụ thể, cây phân bố nhiều ở các tỉnh như Thái Nguyên, Hòa Bình, Phú Thọ, Bắc Cạn, Hà Tây, Yên Bái, Vĩnh Phúc,…
Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản
- Bộ phận dùng: Rễ lá, quá và nhựa
- Thu hái: Rễ lá thu hoạch quanh năm, quả hái khi chín
- Chế biến: Quả trám dùng muối hay để tươi rồi sau đó sấy hoặc phơi khô. Nhựa cây khai thác để cất tinh dầu, chế colophan hay làm hương
- Bảo quản: Nơi khô ráo
Thành phần hóa học
Trám chứa 12% protein, 1.09% lipid, 12% hydrat carbon, 0,046% Ca, 0,046% P, 0,06% phosphor và 0,004% F. Dầu hạt trám chứa caproic, myristic, acid hexanoic, stearic, palmatic, decanoic, linoleic, octanic, lauric,…
Cùi trám chữa nhiều đường, chất béo, acid folic, acid hữu cơ, vitamin (C, B1, P), chất xơ và chất khoáng (kali, magie, canxi, kẽm, carroten, sắt,…).
Vị thuốc
Ngoài việc chế biến thành món ăn, quả trám còn được xem là một bài thuốc dân gian thông dụng, được nhiều người lựa chọn.
Tính vị
Tính ôn, vị chua, ngọt và không có độc.
Tham khảo thêm: Cây Sương Sâm và những công dụng quý ít biết
Qui kinh
Đi vào 2 kinh Phế và Vị
Tác dụng dược lý
Trám có nhiều tinh chất tuyệt vời, không chỉ ngon bổ mà còn giá trị điều trị bệnh, điều này còn được chứng minh cả y học hiện đại:
Theo Đông y:
Theo Bản Thảo Cầu Nguyện, trám trắng và đen đều có tác dụng sinh tân chỉ khát, lợi yết hầu và giải độc.
Do đó, thuốc thường dùng giải rượu, chữa yết hầu sưng đau, nọc con dải, điều trị cổ họng sưng đau hoặc ho nhiều đờm, hòa hãn tư bổ. Quả trám chín có tác dụng chữa động kinh và an thần.
Theo Y học hiện đại:
Một số nghiên cứu cho biết, trong trám tươi chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, nên được xem là thức ăn thích hợp với trẻ nhỏ, người ở độ tuổi trung niên và phụ nữ mang thai có cơ thể bị suy nhược.
Bên cạnh đó, nước sắc quả trám có tác dụng kích thích tuyến nước bọt, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, tăng cường khả năng hấp thu chất dinh dưỡng. Ngoài ra, nước sắc còn giúp bảo vệ gan chống lại các tác nhân gây hại.
Cách dùng và liều lượng
Trám được dùng dưới dạng sắc thuốc hoặc chế biến món ăn, tùy thuộc vào bệnh lý mà liều lượng dùng thường không giống nhau.
Tham khảo thêm: Cây Bụp Giấm – Tác Dụng và Các Bài Thuốc Hay Bạn Nên Biết
Bài thuốc chữa bệnh từ quả trám theo kinh nghiệm dân gian
Trám từ lâu đã được dân gian sử dụng như một phương thuốc quý trong việc điều trị nhiều bệnh khác nhau. Với tính chất thanh nhiệt, giải độc và kháng viêm, bài thuốc từ trám không chỉ giúp giảm triệu chứng mà còn hỗ trợ nâng cao sức khỏe tổng thể.
Chữa mất ngủ, khô cổ, muốn ho khi ngủ đêm vào mùa đông
Sử dụng 2 – 3 quả trám trắng đem bỏ hột và đập dập lấy nước uống. Người bệnh có thể thêm mật ong hoặc gừng vào cho dễ uống.
Điều trị mất tiếng, viêm amidan, viêm họng cấp, khô rát cổ
Dùng trám đem rửa sạch và muối như muối chanh. Mỗi ngày lấy một ít ngậm hoặc pha nước uống. Có thể dùng phối hợp với trám tươi hãm lấy nước uống giúp làm tăng tác dụng chữa đau họng.
Tham khảo thêm:Cây sài đất – Công dụng và bài thuốc điều trị
Trị ho khan
Sử dụng 4 quả trám tươi đem rửa sạch và bỏ hạt. Sau đó giã nát chung với 10 gram huyền sâm thái lát. Cuối cùng cho vào nồi, đổ ngập nước và nấu uống. Uống liên tục 3 – 5 ngày giúp lợi yết hầu, dư ấm, tiêu thũng, giáng hỏa và thanh nhiệt giải độc.
Khát nước, sốt cao và khô môi
Dùng vài quả trám rửa sạch, bỏ hạt và giã lấy nước uống
Nước thanh nhiệt
Lấy 20 gram trám tươi đem bỏ hạt cho vào nồi, thêm 4 chùm rễ lau tươi thái nhỏ và 0,5 lít nước. Sau đó bắt lên nấu trong 30 phút rồi lọc lấy nước thuốc uống nóng.
Chữa ho gà và thanh nhiệt giải độc
Chuẩn bị 5 quả trám tươi đem bỏ hạt, 10 miếng ngó sen, 5 gram rễ lau thái nhỏ, 5 gram kim thạch hộc thái nhỏ, 5 gram mã thầy đã được gọt vỏ, 2 quả lê gọt vỏ và 10 gram mạch đông.
Tất cả các nguyên liệu cho vào nồi, thêm 2 lít nước và đun nhỏ lửa khoảng 1 tiếng rồi tắt bếp và lọc lấy nước. Chờ nước thuốc nguội, chi đều ra uống trong ngày. Uống liên tục cho đến khi triệu chứng miệng khô, phổi ráo, ôn bệnh nhiệt thịnh,… thuyên giảm.
Tham khảo thêm: Cây Thài Lài Trắng – Tác Dụng và Bài Thuốc Chữa Bệnh từ Dược Liệu
Chữa khó nuốt, thanh phế, chỉ khát, trị sưng họng, buồn nôn…
Chuẩn bị 10 gram trám tươi đã bỏ hột, 6 gram gừng tươi đã gọt vỏ và rửa sạch, 120 gram ngó sen tươi đã bỏ vỏ và rửa sạch, 10 gram cam bỏ vỏ và 150 gram mã thầy. Tất cả vị thuốc đem giã nát và vắt lấy nước uống.
Những lưu ý khi sử dụng quả trám để đạt được hiệu quả tốt nhất
Để phát huy tối đa hiệu quả khi sử dụng trám trong ăn uống và làm thuốc, cần chú ý một số yếu tố quan trọng sau đây:
- Chọn quả tươi: Nên chọn quả tươi, không héo úa, không có dấu hiệu sâu bệnh.
- Chế biến đúng cách: Trám thường được ngâm muối, nấu canh hoặc làm mứt, khi dùng làm thuốc, có thể sắc hoặc chế biến theo hướng dẫn của y học cổ truyền.
- Liều lượng hợp lý: Dùng vừa phải, tránh lạm dụng vì có thể gây tác dụng phụ như đầy bụng, khó tiêu…
- Tác dụng đối với bệnh lý: Trám có tác dụng kháng viêm, giải độc, lợi phế và hỗ trợ tiêu hóa, nhưng cần tham khảo ý kiến bác sĩ nếu dùng chữa bệnh.
- Không dùng cho người dị ứng: Những người có tiền sử dị ứng với các thành phần của trám nên tránh sử dụng.
- Bảo quản đúng cách: Để nơi khô ráo, thoáng mát hoặc bảo quản trong tủ lạnh khi không dùng hết.
Quả trám là một loại thực phẩm không chỉ ngon mà còn tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, bệnh nhân cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc thầy thuốc có chuyên môn để đảm bảo sử dụng đúng cách, tránh tác dụng phụ không mong muốn.
Có thể bạn quan tâm:
- Trà tiên (é trắng) – Thảo dược trị bệnh ít người biết
- Bạch cương tằm có tác dụng gì? Đặc điểm và cách dùng
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!