Cây rau mùi

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ

Từ lâu, cây rau mùi là tên gọi không còn xa lạ đối với chúng ta trong cuộc sống hằng ngày. Không chỉ có tác dụng làm gia vị cho món ăn, rau mùi còn được phát hiện với rất nhiều công dụng, đặc biệt là khả năng chữa của cây mùi. Tìm hiểu thêm về cây rau mùi và công dụng thực sự của chúng đối với cuộc sống thông qua một số thông tin sau đây.

Cây rau mùi và hạt rau mùi
Cây rau mùi thường được dùng nhiều trong các món ăn

Một số thông tin về cây rau mùi

Rau mùi hay còn có tên gọi khác là rau ngò, ngò rí, mùi ta, ngổ, nguyên tuy, hồ tuy, hương tuy. Là loại cây thân thảo, họ Cần (Apiaceae), sống hằng năm và có xuất xứ từ các nước Tây Nam Á, châu Phi. Cây rau mùi có tên khoa học là Coriandrum sativum L.

– Mô tả: 

Rau mùi thuộc loại cây thân thảo, cao từ 20 – 60cm, thân mảnh, nhẵn ở phần trên phân nhánh. Lá rau mùi có cuống dài, lá chét hình tròn, có khoảng 1 – 3 lá chét phía trên, được xẻ thành 3 thùy. Những lá chét phía trên được chia thành những thùy hình sợi, nhỏ và nhọn, các lá hợp tán từ 3-5 gọng.

Hoa của rau mùi có màu hồng nhạt hoặc trắng, cụm hoa tán kép. Quả có hình cầu, nhẵn, dài khoảng 3mm, được chia thành 2 nửa tách biệt, mỗi nửa có 2 sống chung cho 2 nửa và 4 sống thẳng.

– Tác dụng của rau mùi:

Cây rau mùi có mùi thơm, thường được dùng để làm gia vị tăng hương vị cho món ăn. Tại các nước ven Địa Trung Hải, Trung Á, Trung Quốc, Ấn Độ cây rau mùi được trồng với quy mô lớn để lấy tinh dầu cung cấp cho ngành công nghiệp nước hoa và lấy quả để làm thuốc. Bên cạnh đó, các bộ phận như thân, rễ, lá rau mùi cũng được sử dụng làm dược liệu.

Các nghiên cứu hiện đại đã chứng minh, quả rau mùi có chứa khoảng 0,3 – 1,0% tinh dầu, 16 – 18% protein, 38% chất xơ, 13 – 20% chất béo. Trong đó, tinh dầu rau mùi có chứa lượng lớn Linalol, một ít geraniol, bocneol, limonen, tecpinen, phelandren, mycxen,…

Dân gian thường sử dụng rau mùi để hỗ trợ kích thích hệ tiêu hóa, thúc sởi đậu. Bằng cách dùng khoảng 50g quả rau mùi để giã nát, hòa thêm với ít nước và thoa lên người. Kết hợp với uống nước rau mùi khoảng 4 – 8 ngày để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Một số mẹo dân gian chữa bệnh từ cây rau mùi

Không chỉ có tác dụng làm rau gia vị, cây rau mùi còn được nhắc đến với nhiều công dụng đặc trưng khác, chẳng hạn như là:

Cây rau mùi
Ngoài ra, rau mùi còn có nhiều tác dụng hữu ích

1. Điều trị chứng rối loạn tiêu hóa do thực tích

Nguyên liệu:

Thực hiện:

  • Cho các nguyên liệu vào ấm cùng với 1 lít nước.
  • Nấu khoảng 15 – 20 phút thì chắt lấy nước uống ngày 2 lần.
  • Thực hiện kiên trì cho đến khi bệnh thuyên giảm.

2. Hỗ trợ cải thiện bệnh sởi cho trẻ em

Rau mùi có tác dụng kích thích tuần hoàn ngoại vi, làm cho sởi mọc nhanh, đều và sớm phát ra ngoài, đồng thời làm cho trạng thái nhiễm độc được giảm nhẹ. Sởi phát triển không đều sẽ luôn khiến cho trẻ bị mệt mỏi, sốt, khó chịu,… Để cải thiện bệnh sởi cho trẻ em, các mẹ có thể tham khảo một số cách sau:

  • Dùng ngoài:

# Cách 1: Chuẩn bị khoảng 150g rau mùi tươi (có thể dùng hạt, thân hoặc lá đều được) đem rửa sạch, giã nát và sắc với nước sôi. Đun sôi khoảng 5 phút và để nguội, sau đó dùng nước rau mùi để xoa vào tay, chân và cơ thể theo thứ tự lưng trước bụng sau, trên trước dưới sau. Lưu ý là không để trẻ bị nhiễm lạnh.

# Cách 2: Lấy khoảng 80g hạt rau mùi đem đi tán nhỏ, dùng bột mịn trộn với 100ml rượu và 100ml nước sôi. Tiếp theo đó, đem hỗn hợp này đi lọc, bỏ bã và sử dụng phần dung dịch thu được để thoa vào người bệnh nhân (trừ khuôn mặt). Nên sử dụng thuốc khi còn ấm để có thể cải thiện tốt hơn.

Ngoài ra, phương pháp này cũng được áp dụng để phòng ngừa bệnh sởi ở trẻ em. Tuyệt đối, không nên sử dụng mẹo này khi sởi đã mọc đều hoặc trong thời kỳ phục hồi sau bệnh sởi. Bên cạnh đó, cũng không nên dùng nước rau mùi cho những trường hợp bệnh nhân ra nhiều mồ hôi, suy nhược cơ thể, bệnh nhân viêm loét dạ dày thì không nên sử dụng phương pháp uống trong.

  • Uống trong:

Bạn có thể dùng khoảng 12g hạt cây mùi đem sắc với 1,5l nước trong vòng 15 phút. Sau đó gạn lấy nước và chia đều thành các lần uống trong ngày.

3. Cải thiện chứng khô sữa ở phụ nữ sau sinh

Dùng 6g hạt cây mùi đem đi nấu với 100ml nước. Khoảng 15 phút sau thì chắt lấy nước để uống. Kiên trì thực hiện mỗi ngày để cải thiện triệu chứng tắc sữa.

4. Trị sạm nám da

Dùng khoảng 20g hạt cây mùi để đun lấy nước. Dùng nước này rửa mặt mỗi ngày để cải thiện chứng thâm da, tàn nhang, nám.

5. Hỗ trợ điều trị bệnh trĩ

Theo kinh nghiệm dân gian, dùng quả mùi đốt hun khói xông hậu môn có thể giúp cho tình trạng bệnh trĩ thuyên giảm. Tuy nhiên, các nghiên cứu hiện đại vẫn chưa có kết quả nghiên cứu về vấn đề này, do đó khi muốn áp dụng, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

6. Điều trị giun kim

Dùng hạt mùi tán mịn sau đó trộn với lòng đỏ trứng gà luộc chín và dầu mè, tán đều. Sử dụng món này liên tục 3 ngày, mỗi ngày 1 lần trước khi đi ngủ để loại bỏ giun kim một cách an toàn.

Tác dụng của cây rau mùi
Không chỉ thân, lá mà cả hạt rau mùi cũng được sử dụng nhiều trong các bài thuốc dân gian

7. Cải thiện triệu chứng ợ hơi, buồn nôn

Lấy khoảng 40g hạt hồ tuy, 40g hạt củ cải đem đi tán mịn. Trộn đều 2 nguyên liệu này với nhau, mỗi ngày dùng khoảng 4 – 8g bột này để uống. Ngày thực hiện 2 lần để mang lại hiệu quả tối ưu.

Trên đây là một số thông tin về cây rau mùi và công dụng của nó. Hy vọng rằng những thông tin này có thể giúp ích cho việc tham khảo và áp dụng của bạn đọc.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Cao ban long có công dụng gì? Cách sử dụng và những lưu ý khi dùng

Cao ban long

Là một trong những dược liệu quý của Đông y, cao ban long được sử dụng khá phổ biến trong các bài thuốc y học cổ truyền. Người dùng cần…

Nắp ấm

Cây Nắp ấm hay còn gọi là Bình nước thường được trồng để trang trí và bắt côn trùng. Tuy nhiên, đây cũng là một vị thuốc được sử dụng…
cây húng quế

Húng quế

Húng quế là loại rau gia vị rất quen thuộc còn được gọi với tên rất phổ biến khác là húng chó. Đây cũng chính là một loại dược liệu…
cây cát sâm

Cát sâm

Cát sâm chính là loại sâm nam với hương vị dịu mát, chứa nhiều thành phần dược tính cao. Thường được dùng trong các bài thuốc thanh nhiệt, bồi bổ…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua