Cây thài lài trắng

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ

Cây thài lài trắng có vị ngọt, nhạt, tính hàn. Được sử dụng trong các bài thuốc chữa nhiễm trùng đường hô hấp, cảm cúm, viêm hầu họng, viêm ruột thừa, viêm hầu họng, viêm amidan, kiết lỵ, phù thũng,…

Cây thài lài trắng
Cây thài lài trắng còn có tên là Rau trai, Cỏ lài trắng,… thuộc họ Lài (danh pháp khoa học: Commelinaceae)

  • Tên khác: Trai thường, Thài lài, Rau trai, Cỏ lài trắng, Rau trai trắng, Cỏ chân vịt,…
  • Tên khoa học: Commelina communis
  • Họ: Lài (danh pháp khoa học: Commelinaceae)

Mô tả dược liệu

1. Đặc điểm thực vật

Thài lài trắng là thực vật thân cỏ, chiều cao trung bình từ 20 – 60cm, thân cây có lông tơ mềm. Thân phân thành nhiều nhánh, mọc rạp sát xuống đất, rễ dạng sợi. Lá có hình ngọn giáp, không cuống, chiều dày khoảng 4 – 9cm, rộng dưới 2cm.

Thài lài trắng
Thài lài trắng là thực vật thân cỏ, hoa có màu xanh tím đặc trưng

Hoa mọc thành cụm, không có cuống, có màu xanh tím, thường mọc vào tháng 5 – 9. Quả nang, gần giống hình cầu, mỗi quả có 4 hạt, cây ra quả vào tháng 6 – 11 hằng năm.

2. Bộ phận dùng

Toàn cây thài lài trắng được thu hái làm dược liệu, còn được gọi là áp chích thảo.

3. Phân bố

Phân bố ở nước ta và các nước lân cận. Rau trai thường mọc ở những vùng đất ẩm ướt. Bên cạnh việc sử dụng làm dược liệu, rau trai còn được dùng để chế biến món ăn.

4. Thu hái – sơ chế

Thu hái quanh năm, khi hái về, đem lặt bỏ lá sâu, tạp chất, rửa sạch và dùng tươi hoặc phơi khô dùng dần.

5. Bảo quản

Nơi khô thoáng, tránh nhiệt độ cao và nơi ẩm mốc.

6. Thành phần hóa học

Thảo dược có chứa dầu béo, commelinin, dolphin, awobanin, flavocommelin, cellulose,  anthocyanin commelinin, β carbolin alkaloid, D. manitol,…

Vị thuốc thài lài trắng

1. Tính vị

Vị nhạt, hơi ngọt, tính hàn.

2. Qui kinh     

Chưa có nghiên cứu.

3. Tác dụng dược lý

Theo y học hiện đại:

  • Có tác dụng trị nhiễm trùng đường hô hấp, cảm cúm, viêm hầu họng, viêm ruột thừa, viêm hầu họng, viêm amidan, kiết lỵ, phù thũng,…
  • Thảo dược này dùng ngoài có khả năng giải các chất độc do côn trùng như bò cạp, rắn rết. Đồng thời làm giảm đau sưng do mụn mủ, đầu gối sưng đau.
  • Hoạt chất α – glucosidase trong dược liệu có khả năng chống tăng đường huyết.
  • Thành phần acid p – hydroxycinnamic có khả năng kháng khuẩn.
  • Cao chiết từ benzen trong cây có khả năng gây độc đối với các tế bào bạch cầu bị ung thư hóa.
  • Hoạt chất D-mannitol có khả năng giảm ho.

Theo Đông y:

  • Tác dụng lợi thủy tiêu thũng, thanh nhiệt, giải độc, lương huyết.

4. Cách dùng – liều lượng

Lài thài trắng được dùng trực tiếp hoặc sử dụng ở dạng thuốc sắc. Mỗi ngày dùng từ 30 – 40g.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ vị thuốc thài lài trắng

Rau trai
Rau trai được dùng để giải độc do rắn cắn, viêm cầu thận, viêm họng, viêm amidan,…

1. Bài thuốc chữa viêm amidan và viêm họng

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị 30g rau trai tươi, đem sắc uống.
  • Bài thuốc 2: Dùng 90 – 120g cây tươi, đem rửa sạch và giã nát, vắt lấy nước cốt uống.

2. Bài thuốc trị viêm cầu thận cấp, tiểu ít và phù thũng

  • Chuẩn bị: Mã đề 30g, cỏ xước 30g, thài lài trắng 30g.
  • Thực hiện: Đem sắc uống, ngày dùng 1 thang cho đến khi khỏi.

3. Bài thuốc chữa phù tim, viêm khớp và phong thấp

  • Chuẩn bị: Đậu đỏ 40g và rau trai 40g.
  • Thực hiện: Dùng nấu ăn, ăn cả cái lẫn nước.

4. Bài thuốc chữa rắn cắn

  • Chuẩn bị: Rau trai tươi 16g.
  • Thực hiện: Đem rau rửa sạch, nhai nuốt nước, dùng bã đắp lên vết cắn. Ngày thực hiện 1 – 2 lần để giải độc.

5. Bài thuốc chữa nhiễm trùng đường hô hấp trên

  • Chuẩn bị: Bồ công anh 30g, rau trai 30g và dâu tằm 30g.
  • Thực hiện: Đem sắc uống cho đến khi khỏi.

6. Bài thuốc chữa quai bị

  • Chuẩn bị: Rau trai tươi 60g.
  • Thực hiện: Đem rau rửa sạch và sắc uống mỗi ngày. Dùng liên tục trong 4 – 6 ngày.

7. Bài thuốc trị thổ huyết

  • Chuẩn bị: Thài lài trắng 90g.
  • Thực hiện: Đem rửa sạch, giã nát và vắt lấy nước uống.

8. Bài thuốc trị yết hầu sưng đau

  • Chuẩn bị: Rau trai tươi.
  • Thực hiện: Đem rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt, sau đó nhỏ vào họng, ngậm và nuốt từ từ.

9. Bài thuốc trị cao huyết áp

  • Chuẩn bị: Hoa cây đậu tằm 12g và thài lài trắng tươi 90g.
  • Thực hiện: Sắc uống mỗi ngày, dùng thay cho trà.

10. Bài thuốc chữa phù thũng do suy tim

  • Chuẩn bị: Xích tiểu đậu 50g và thài lài trắng 15g.
  • Thực hiện: Đem sắc với 300ml, còn lại 100ml, chia đều thành 3 lần uống.

11. Bài thuốc trị kiết lỵ

  • Chuẩn bị: Rau trai khô 10g.
  • Thực hiện: Đem sắc uống, chia thành 3 lần dùng và uống hết trong ngày.

12. Bài thuốc trị viêm gan khiến da bị vàng

  • Chuẩn bị: Thịt lợn nạc 60g và thài lài trắng tươi 120g.
  • Thực hiện: Đem nấu canh, ăn đều đặn mỗi ngày. Có thể ăn 1 bữa trong ngày hoặc chia thành nhiều lần và ăn hết trong ngày.

13. Bài thuốc chữa ung nhọt sưng đau và đau khớp

  • Chuẩn bị: 1 nắm rau trai tươi.
  • Thực hiện: Giã nát, thêm rượu, trộn đều và đắp lên vùng đau nhức. Sau đó dùng băng quấn cố định, mỗi ngày thay 1 lần.

Những điều cần lưu ý khi dùng bài thuốc từ thài lài trắng

Dược liệu có tính hàn, vì vậy người có tỳ vị hư hàn không nên sử dụng hoặc chỉ dùng ở liều thấp.

Một số cách chữa bệnh từ thài lài trắng chưa được chứng minh về tính hiệu quả. Để hạn chế các rủi ro khi áp dụng, bạn cần tham vấn y khoa trước khi áp dụng bài thuốc từ dược liệu này.

Chia sẻ:

Thì là

Thì là có mùi thơm đặc trưng nên thường được dùng trong chế biến các món ăn từ hải sản. Ngoài tác dụng át mùi tanh và kích thích vị…

Rau má

Rau má có tác dụng tiêu nhiệt, dưỡng âm, giải độc,... thường dùng để điều trị nhiều bệnh như viêm họng, viêm amidan, ngộ độc thực phẩm. Ngoài ra, chúng…

Ngũ vị tử

Ngũ vị tử là quả chín đã sấy/ phơi khô của cây ngũ vị. Dược liệu này có tác dụng an thần, thu liễm phế khí, sáp trường, bổ thận,…

Tai chuột

Tai chuột là loại thực vật thân leo mọc hoang nhiều ở nước ra. Thảo dược này có vị hơi chua, tính mát, tác dụng lợi tiểu, thông sữa và…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua