Viêm Amidan có nên ngậm nước muối không? Chuyên gia tư vấn trực tiếp
Viêm Amidan có nên ngậm nước muối? Theo các bác sĩ chuyên khoa, ngậm nước muối là một biện pháp hỗ trợ điều trị viêm amidan hiệu quả.
Viêm amidan có nên ngậm nước muối?
Viêm amidan là tình trạng amidan bị nhiễm trùng bởi vi khuẩn hoặc virus, dẫn đến sưng, đau, đỏ và khó nuốt. Amidan là hai khối mô hình thành ở phía sau cổ họng, có chức năng giúp bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng.
Điều trị viêm amidan phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu viêm amidan do virus, bác sĩ thường khuyên bệnh nhân nghỉ ngơi, uống nhiều nước và dùng thuốc giảm đau không kê đơn. Nếu viêm amidan do vi khuẩn, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh.
Vậy viêm Amidan có nên ngậm nước muối không? Theo các bác sĩ chuyên khoa, ngậm nước muối là một biện pháp đơn giản và hiệu quả giúp giảm thiểu tình trạng viêm nhiễm do viêm amidan gây ra. Nước muối có tác dụng sát khuẩn, làm sạch cổ họng và giúp giảm đau họng.
Công dụng khi ngậm muối:
- Giảm sưng và đau vùng amidan
- Làm sạch vi khuẩn, mảng bám và các tác nhân gây nhiễm trùng khác trong vùng họng
- Giảm viêm nhiễm và kích thích quá trình chữa lành
Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị viêm amidan tại nhà, bố mẹ tham khảo
Cách ngậm nước muối trị viêm amidan
1. Ngậm nước muối sinh lý
Nước muối sinh lý có nồng độ muối phù hợp, không gây kích ứng cổ họng nên được sử dụng phổ biến để ngậm chữa viêm amidan. Bạn có thể mua nước muối sinh lý 0,9% tại các hiệu thuốc hoặc tự pha nước muối tại nhà.
Cách pha nước muối:
- Lấy 1 – 2 thìa muối hạt cho vào cốc nước ấm, khuấy đều cho tan hết
- Có thể pha 9g muối với 1 lít nước sôi để nguội để dành sử dụng trong ngày
Cách ngậm nước muối:
- Ngậm một ngụm nước muối, súc họng sao cho muối chạm thanh họng và dùng hơi đẩy nước lên để tạo thành tiếng kêu khò khò
- Nhổ nước ra, lặp lại từ 2 – 3 lần để giúp cổ họng dễ chịu hơn
- Súc lại miệng bằng nước sôi để nguội để tống các mảng bám và vi khuẩn gây hại ra ngoài
- Kiên trì thực hiện 3 – 4 lần/ngày, nhất là các buổi sáng tối sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng bệnh.
2. Ngậm muối hạt
Ngậm muối hạt là cách làm khá đơn giản được nhiều người áp dụng. Có thể thực hiện hiện nhiều lần trong ngày mà không cần phải lo lắng về tính an toàn của nó.
Cách thực hiện:
- Lấy một ít muối, ngửa đầu, há miệng rồi cho trực tiếp muối lên cuống họng (tức phần cuống lưỡi)
- Duy trì tư thế này trong thời gian ngắn sẽ giúp cải thiện chứng đau rát ở cổ họng
Có thể bạn quan tâm: 7 Cách Chữa Viêm Amidan Bằng Thảo Dược Hiệu Quả Tại Nhà
Lưu ý khi sử dụng muối chữa viêm amidan
Lưu ý khi súc miệng nước muối:
- Không nên dùng nước muối quá mặn, vì có thể gây kích ứng niêm mạc miệng
- Nếu có vết thương hở ở miệng, không nên súc miệng nước muối
- Nếu triệu chứng viêm amidan không thuyên giảm sau 3-5 ngày, cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời
Các biện pháp hỗ trợ điều trị:
- Uống nhiều nước ấm
- Nghỉ ngơi đầy đủ
- Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
- Tránh tiếp xúc với người bị viêm amidan
Tuân thủ theo các biện pháp trên sẽ giúp bạn nhanh chóng khỏi bệnh viêm amidan. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về việc viêm Amidan có nên ngậm nước muối không, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
Viêm amidan nên súc miệng bằng nước muối ấm để giúp giảm đau họng và các triệu chứng khác của viêm amidan. Nước muối có tác dụng sát khuẩn và làm sạch, giúp loại bỏ vi khuẩn và chất nhầy tích tụ trong cổ họng.
Có thể bạn quan tâm
- Bị viêm Amidan nên ăn gì để hỗ trợ điều trị bệnh nhanh khỏi
- Viêm amidan quá phát là gì? Có nguy hiểm không?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!