Tinh trùng ít do đâu, có chữa được không và nên ăn gì?
Tinh trùng ít, yếu, khả năng di chuyển chậm, khả năng sống sót kém là vấn đề thường gặp ở nam giới hiện nay do nhiều nguyên nhân. Tham khảo bài viết sau để hiểu thêm về vấn đề này.
Tinh trùng bao nhiêu là ít?
Thông thường, với tinh trùng bình thường khi xét nghiệm sẽ có các chỉ số như sau:
- Khối lượng mỗi lần xuất tnh là từ 2 – 5ml
- Mật độ tinh trùng là 60 – 80 triệu/ml. Trong đó, độ di động phải >75%, di động nhanh >25% và hình thái bình thường >40%.
Tinh trùng ít là hiện tượng lượng tinh trùng có trong tinh dịch khi xuất ra thời điểm cực khoái ít hơn bình thường. Cụ thể:
- Lượng tinh dịch không đủ 2ml;
- Mật độ tinh trùng ít hơn 15 triệu/ml hoặc thấp hơn 40 triệu mỗi lần xuất tinh.
Xem thêm: Tinh trùng dị dạng 100%: Cách để có con?
Tinh trùng ít và yếu có thụ thai tự nhiên được không?
Trên lý thuyết, chỉ cần một con tinh trùng khỏe mạnh là có thể thụ thai. Nhưng thực tế, nếu gặp phải trường hợp tinh trùng ít và yếu thì khả năng thụ thai tự nhiên là cực kỳ thấp.
Triệu chứng nhận biết tinh trùng yếu
- Chức năng tình dục suy giảm, có thể xuất tinh sớm, rối loạn chức năng cương dương, khó duy trì sự cương cứng khi quan hệ.
- Số lượng lông mặt, lông trên cơ thể ít, suy giảm, có dấu hiệu bất thường về nội tiết tố hoặc nhiễm sắc thể.
- Sưng đau hoặc xuất hiện khối u bất thường ở tinh hoàn.
Nếu có các dấu hiệu dưới đây thì nên nhanh chóng thăm khám bác sĩ để được tư vấn và có biện pháp điều trị phù hợp. Cụ thể:
- Rối loạn cương dương, có vấn đề về sự cương cứng hoặc xuất tinh, giảm hoặc không có ham muốn tình dục.
- Đau, có khối u, khó chịu hoặc sưng tinh hoàn.
- Có tiền sử về tinh hoàn, các vấn đề về tình dục hoặc đã từng phẫu thuật tinh hoàn, dương vật, bìu, vùng bẹn.
Nguyên nhân tinh trùng ít
1. Sức khỏe không tốt
- Giãn tĩnh mạch thừng tinh
- Thay đổi nội tiết bất thường
- Tinh hoàn ẩn
- Bệnh ung thư
- Ống vận chuyển tinh trùng bị chặn
Tham khảo thêm: Không có tinh trùng – Có cơ hội có con không?
2. Thói quen sinh hoạt không lành mạnh
- Thức khuya, làm việc lao lực, ngủ không đủ 6 tiếng/ngày.
- Sử dụng các chất gây nghiện hoặc thường xuyên dùng rượu bia thuốc lá.
3. Do tác động của yếu tố bên ngoài
- Do tiếp xúc với nhiều hóa chất độc hại: Tính chất công việc phải tiếp xúc với các hóa chất như benzene, toluene, xylene, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, chì…
- Tiếp xúc với X-quang hoặc bức xạ: Người thường xuyên tắm nước nóng, xông hơi, làm việc trong môi trường nhiệt độ cao, ngồi làm việc một chỗ, làm việc với máy tính trong thời gian dài.
4. Các nguyên nhân khác
- Mệt mỏi, căng thẳng kéo dài.
- Béo phì làm thay đổi nội tiết tố, suy giảm chất lượng tinh trùng.
- Tính chất công việc phải ngồi liên tục, làm việc ở nhiệt độ cao như tài xế lái xe, thợ hàn, người làm văn phòng…
Tinh trùng ít có chữa được không?
Theo các chuyên gia, tình trạng tinh trùng ít có thể chữa được hay không phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Do đó, khi có các dấu hiệu hoặc nghi ngờ tinh trùng ít, nên nhanh chóng thăm khám, tiến hành các xét nghiệm tìm ra nguyên nhân để sớm giải quyết vấn đề.
Cách chữa tinh trùng ít và yếu
- Phẫu thuật: Đối với trường hợp giãn tĩnh mạch tinh hoàn, nếu không có tinh trùng thì tiến hành lấy tinh trùng trực tiếp từ tinh hoàn hoặc mào tinh hoàn.
- Sử dụng thuốc: Dùng thuốc kháng sinh với trường hợp nhiễm trùng, thuốc cải thiện chức năng sinh sản với trường hợp xuất tinh sớm, rối loạn cương dương. Thuốc và các liệu pháp hormone với trường hợp vô sinh do nồng độ hormone trong cơ thể cao hoặc thấp.
- Công nghệ hỗ trợ sinh sản: Là phương pháp lấy tinh trùng qua việc xuất tinh, phẫu thuật hoặc các cá nhân tài trợ và đưa vào đường sinh dục nữ để thụ tinh hoặc tiêm vào bào tương hay thụ tinh ống nghiệm.
Gợi ý: Tinh trùng bị vón cục như thạch: Nguyên nhân, cách chữa và phòng ngừa
Cách khắc phục tinh trùng ít tại nhà
1. Người bị tinh trùng ít nên ăn gì?
Rau củ quả giàu chất chống oxy hóa
Với người tinh trùng yếu, cần tăng cường sử dụng các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa nhất là các loại rau quả giàu vitamin A, C, E, B12 để cải thiện khả năng di chuyển của tinh trùng.
Thực phẩm giàu kẽm, selen:
Mỗi ngày chỉ nên hấp thụ hơn 55mg selen và 11g kẽm thông quá các món ăn như hàu, hải sản, các loại hạt, thịt gia cầm, trứng, sữa chua…
Thực phẩm giàu axit béo và axit folic:
Nên bổ sung bằng cách sử dụng các thực phẩm như cá hồi, cá mòi, cá cơm, bơ, các loại đậu, trái cây…
2. Thay đổi thói quen tình dục
- Tăng tần suất quan hệ tình dục: Nên quan hệ tình dục mỗi ngày hoặc cách ngày, nhất là 4 ngày trước khi rụng trứng để làm tăng khả năng thụ thai.
- Quan hệ gần thời kỳ rụng trứng: Thời kỳ rụng trứng là giữa chu kỳ kinh nguyệt, quan hệ vào thời điểm này có thể tăng khả năng sống sót của tinh trùng trong tử cung.
- Tránh sử dụng chất bôi trơn: Chất bôi trơn có thể làm suy yếu sự vận động và chức năng của tinh trùng. Do đó, để nâng cao khả năng thì tốt nhất nên hạn chế sử dụng sữa, nước bọt, Astroglide…
3. Nâng cao chất lượng, số lượng tinh trùng qua lối sống
- Có thể bổ sung vitamin và vi chất qua việc uống multivitamin hàng ngày.
- Luôn giữ cho tinh thần thoải mái, giảm căng thẳng mệt mỏi kéo dài
- Vận động thân thể thường xuyên.
- Kiểm soát cân nặng
- Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá.
Trên đây là một số thông tin về hiện tượng tinh trùng ít, nguyên nhân, cách khắc phục và chế độ dinh dưỡng phù hợp. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Có thể bạn quan tâm:
- Tinh trùng dị dạng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách cải thiện
- Tinh trùng X và Y sống được bao lâu trong tử cung, căn thế nào?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!