Tiền tiểu đường – Dấu hiệu và thông tin cần biết

Tiền tiểu đường được coi là một dấu hiệu cảnh báo về nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Tình trạng này cần được can thiệp đúng cách để tránh tiến triển thành bệnh tiểu đường với những biến chứng nguy hiểm.

tiền tiểu đường
Tiền tiểu đường là tình trạng y tế nghiêm trọng cảnh báo nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2

Tìm hiểu tình trạng tiền tiểu đường là gì?

Tiền tiểu đường là một chẩn đoán về tình trạng rối loạn chuyển hóa Glucose của cơ thể. Đặc trưng bởi chỉ số đường huyết cao hơn bình thường nhưng chưa đủ cao để kết luận bệnh tiểu đường.

Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến mọi đối tượng, cả trẻ em và người lớn. Đặc biệt, tiền tiểu đường có thể phát triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2 nếu bạn không quan tâm đến chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh.

1. Nguyên nhân

Thông thường, khi dung nạp Glucose từ thực phẩm, cơ thể mà cụ thể là tuyến tụy sẽ sản xuất insulin để chuyển hóa Glucose thành năng lượng. Lượng đường trong máu ở mức cao có thể do 2 nguyên nhân chính sau đây:

  • Tuyến tụy không tạo ra đủ insulin cho nhu cầu chuyển hóa Glucose của cơ thể.
  • Các tế bào đề kháng với hoạt động của insulin.

Những yếu tố sau đây có thể liên quan đến quá trình gia tăng hàm lượng đường trong máu:

  • Cân nặng: Thừa cân khiến cho các mô mỡ phát triển nhanh. Đặc biệt là các mô mỡ bên trong hay giữa cơ và da tại vùng bụng. Mỡ dày cũng là nguyên nhân khiến tế bào trở nên kháng insulin.
  • Chế độ ăn uống: Dung nạp thực phẩm có hàm lượng đường cao quá nhiều, ăn thức ăn và thịt chế biến sẵn cũng làm tăng chỉ số đường huyết.
  • Ít vận động: Sẽ khiến các tế bào hoạt động chậm, bớt nhạy cảm hơn với insulin. Đồng thời sẽ gây ức chế quá trình chuyển hóa Glucose thành năng lượng.
  • Tuổi tác: Bệnh tiền tiểu đường thường có nguy cơ xuất hiện nhiều hơn wor những người sau 45 tuổi.
  • Rối loạn giấc ngủ: Sẽ khiến cho nguy cơ kháng insulin tăng cao.
tiền tiểu đường là gì
Rối loạn giấc ngủ gây ức chế quá trình chuyển hóa Glucose của cơ thể

Ngoài ra, phụ nữ từng bị tiểu đường thai kỳ hay hội chứng buồng trứng đa nang thì chỉ số đường huyết cũng sẽ có nguy cơ cao hơn mức bình thường. Những người có tiền sử gia đình bị tiểu đường tuýp 2 thì nguy cơ bị tiền tiểu đường cũng rất cao.

2. Dấu hiệu

Bệnh tiền tiểu đường thông thường sẽ không gây ra các triệu chứng lâm sàng. Hoặc nếu có thì các dấu hiệu cũng sẽ rất khó để nhận biết.

Tuy nhiên, khi chỉ số đường huyết dần cao lên, một số dấu hiệu sau cũng có thể xuất hiện:

  • Nhanh đói hơn bình thường
  • Thường xuyên khát nước
  • Đi tiểu nhiều hơn nhưng không quá 10 lần/ngày
  • Giảm cân từ từ dù vẫn ăn uống bình thường
  • Hay mệt mỏi
  • Sắc tố da thay đổi

Các triệu chứng này sẽ trở nên rõ ràng hơn khi giai đoạn tiền tiểu đường đã tiến triển thành tiểu đường tuýp 2.

3. Tiền tiểu đường có nguy hiểm không?

Hậu quả nghiêm trọng nhất của tiền tiểu đường là có thể tiến triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2. Đây là bệnh lý mãn tính không thể điều trị dứt điểm mà còn có nguy cơ phát sinh biến chứng.

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cũng ghi nhận rằng, tiền tiểu đường liên quan đến các cơn đau tim hoặc khiến thận bị tổn thương. Vấn đề này có thể phát sinh ngay cả khi chưa có sự xuất hiện của bệnh tiểu đường tuýp 2.

Phương pháp chẩn đoán tiền tiểu đường như thế nào?

Theo khuyến cáo của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), việc sàng lọc đường huyết cho người trưởng thành bắt đầu ở độ tuổi 45. Cũng có thể là sớm hơn khi bạn bị thừa cân hay có các yếu tố nguy cơ khác.

Sau đây là một số xét nghiệm có thể giúp chẩn đoán tiền tiểu đường:

  • Xét nghiệm glycated hemoglobin: Còn được gọi là xét nghiệm HbA1c, cho thấy mức đường trong máu trung bình trong vòng 3 tháng. Xét nghiệm này đo tỷ lệ % lượng đường gắn với protein mang oxy trong huyết sắc tố. Chỉ số HbA1c ở mức từ 5,7 – đến 6,4% được coi là tiền tiểu đường.
  • Xét nghiệm đường huyết lúc đói: Tiến hành lấy máu để xét nghiệm sau khi bạn đã nhịn ăn ít nhất 8 giờ đồng hồ. Nồng độ đường huyết lúc đói nằm trong khoảng 100 – 125mg/dL được coi là tiền tiểu đường.
  • Xét nghiệm dung nạp Glucose đường uống: Mẫu máu đầu tiên được lấy sau khi bạn nhịn ăn 8 giờ. Sau đó sẽ uống dung dịch đường và tiến hành đo lại chỉ số đường huyết sau 2 giờ. Kết luận tiền tiểu đường khi nồng độ đường huyết từ 140 – 199mg/dL.

Phải làm gì khi bị tiền tiểu đường?

Khi đang bị tiền tiểu đường, bạn hoàn toàn có thể đưa mức đường trong máu trở về trạng thái bình thường. Một số biện pháp dưới đây sẽ rất hữu ích:

1. Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh

Thống kê cho thấy rằng, việc duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 khoảng 40 – 75% ngay cả khi đang bị tiền tiểu đường. Chế độ ăn phải đảm bảo cân bằng dưỡng chất, ít chất béo, ít carbohydrate và nhiều chất xơ.

Rau xanh, các loại ngũ cốc nguyên hạt, thịt trắng… là những thực phẩm rất hữu ích. Bạn có thể bổ sung chúng một cách đa dạng trong khẩu phần ăn mỗi ngày.

kiểm soát tiền tiểu đường
Điều chỉnh chế độ ăn khoa học là cách tốt nhất để kiểm soát chỉ số đường huyết

Bên cạnh đó cần tránh các loại thực phẩm như ngũ cốc tinh chế, thức ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhiều dầu mỡ, nhiều đường hay gia vị… Rượu bia, thuốc lá và các loại thức uống đóng chai, chất kích thích cũng không nên sử dụng.

2. Giảm cân

Cân nặng cùng lượng mỡ thừa quá nhiều chính là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến chỉ số đường huyết. Nếu đang bị thừa cân, béo phì, bạn nên nhanh chóng thiết lập lộ trình giảm cân khoa học.

Có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để có được một kế hoạch phù hợp nhất với cơ địa. Ăn uống cùng với tập luyện khoa học là cách tốt nhất để bạn kiểm soát cân nặng. Một chế độ ăn kiêng lành mạnh, ít tinh bột và chất béo có thể sẽ hữu ích với bạn lúc này.

3. Điều chỉnh lối sống

Những thói quen xấu trong sinh hoạt và cuộc sống cũng có thể sẽ khiến cho quá trình chuyển hóa Glucose bị cản trở. Bạn nên điều chỉnh và duy trì một lối sống lành mạnh để hỗ trợ kiểm soát tốt đường huyết. Đặc biệt là khi đang bị tiền tiểu đường.

  • Không nên làm việc quá sức đồng thời giữ cho tinh thần được thoải mái, tránh những áp lực, mệt mỏi.
  • Ngủ đủ giấc mỗi ngày, không nên thức quá khuya.
  • Tăng cường rèn luyện thể dục thể thao với những bộ môn phù hợp thể trạng.
  • Uống đủ nước mỗi ngày, nên bổ sung nước lọc, tránh thay thế bằng nước ngọt đóng chai.

4. Sử dụng thuốc

Trong một số trường hợp, nếu chỉ số đường huyết khó kiểm soát, bác sĩ có thể yêu cầu bạn sử dụng thuốc. Điều này sẽ ức chế được quá trình tiến triển từ tiền tiểu đường sang tiểu đường.

Metformin là loại thuốc duy nhất được Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ khuyến nghị sử dụng khi bị tiền tiểu đường. Thuốc này hoạt động bằng cách giữ cho gan không sản sinh nhiều Glucose khi cơ thể không cần nó. Điều này sẽ hỗ trợ giữ cho đường huyết duy trì ở mức tốt hơn.

Tiền tiểu đường được xem là tình trạng y tế nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ cao diễn tiến thành tiểu đường tuýp 2. Bạn hãy chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống cũng như lối sống lành mạnh để giúp cơ thể cân bằng đường huyết.

Có thể bạn chưa biết: 10 cách hạ đường huyết cấp tốc – hiệu quả nhanh tại nhà

Chia sẻ:
đường dành cho người tiểu đường Đường dành cho người tiểu đường loại nào tốt, an toàn?

Việc sử dụng các loại đường dành cho người tiểu đường sẽ hỗ trợ tốt hơn cho quá trình kiểm…

TOP 5 sữa cho người tiểu đường an toàn, đáng tin cậy

Sữa cho người tiểu đường là sản phẩm được thiết kế đặt biệt để bổ sung một phần hoặc thay…

Bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì và kiêng gì?

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển sức khỏe của mẹ và bé.…

Cách phòng bệnh tiểu đường qua ăn uống, sinh hoạt

Tiểu đường là một dạng rối loạn chuyển hóa mạn tính gây tăng hàm lượng đường trong máu. Nếu không…

bệnh tiểu đường giai đoạn đầu Triệu chứng tiểu đường giai đoạn đầu và cách điều trị

Bệnh tiểu đường giai đoạn đầu nếu kiểm soát tốt thì sẽ tránh được những biến chứng nguy hiểm phát…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua