Nguồn gốc bài thuốc chữa Phì đại tiền liệt tuyến: Vượt ngàn cây số tìm phương thuốc cổ bí truyền của người Tày (Kỳ 1)
Năm 2011, Trung tâm Thuốc dân tộc triển khai nghiên cứu chuyên sâu đề tài “Ứng dụng dược liệu quý trong điều trị căn bệnh Phì đại tiền liệt tuyến” với mục tiêu tìm ra giải pháp điều trị dứt điểm và an toàn. Quá trình nghiên cứu, các chuyên gia đã tiến hành phân tích hàng trăm tài liệu y văn cổ và bước đầu tìm ra đường hướng xây dựng phác đồ điều trị. Tuy nhiên kết quả vẫn chưa đạt được kỳ vọng bởi tốc độ giảm kích thước u xơ còn chậm. Để giải quyết những vướng mắc trong nghiên cứu, đoàn chuyên gia dẫn đầu là bác sĩ Lê Hữu Tuấn (Nguyên Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn Trung tâm Kỹ thuật cao, Bệnh viện YHCT Trung ương) đã quyết định thực hiện chuyến khảo sát kéo dài suốt 7 tỉnh miền núi Đông Bắc, nhằm tìm ra những bài thuốc cổ bí truyền phục vụ cho nghiên cứu.
Tìm về cội nguồn bài thuốc cổ chữa khỏi chứng tiểu đêm, tiểu rắt, tiểu buốt của người Tày
Suốt gần 40 năm kinh nghiệm trong nghề, bác sĩ Lê Hữu Tuấn từng nhiều lần nghe đồng nghiệp truyền tai nhau về bài thuốc bí truyền của người Tày cổ được kế tục qua nhiều đời. Nhờ có bài thuốc bí truyền ấy mà trai tráng trong những bản người Tày ai ai cũng khỏe mạnh, sung mãn và hiếm có người nào mắc phải các bệnh nam khoa.
Đó chính là lý do bác sĩ Lê Hữu Tuấn và các cộng sự quyết tâm thực hiện chuyến khảo sát kéo dài suốt 7 tỉnh miền núi Đông Bắc Bắc Bộ, nơi có đông đảo cộng đồng người Tày sinh sống từ hàng nghìn năm nay.
Hành trình bắt đầu từ thành phố Hà Nội, tới Bắc Giang, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Cao Bằng kéo dài hàng nghìn cây số, băng qua nhiều rẻo núi cao, rừng rậm và cả những con suối sâu buộc phải lội bộ.
Suốt 3 tuần đầu tiên của chuyến khảo sát, các chuyên gia đã tìm đến các bản người Tày ở Bắc Giang, Quảng Ninh, Thái nguyên, Tuyên Quang, Cao Bằng nhưng không thu được nhiều kết quả.
Đoàn công tác tiếp tục di chuyển lên Lạng Sơn, tìm đến xã Thành Hòa, huyện Văn Lãng, nơi có bản người Tày cư trú lâu đời. Do khác biệt về ngôn ngữ, nên đoàn buộc phải tìm người thông thạo tiếng Kinh và tiếng Tày để có thể giao tiếp.
Bản người Tày ở Lạng Sơn nằm dưới chân những ngọn núi cao. Để tới được đây đoàn công tác phải băng qua những cung đường núi dài trơn trượt. Tiết trời vừa sang xuân, những cơn mưa xối xuống khiến đường đi càng thêm khó khăn, vất vả.
Tới được bản người Tày, bác sĩ Lê Hữu Tuấn cùng những cộng sự của mình phải rất vất vả mới có thể tìm ra được nhà của trưởng bản. Qua buổi trò chuyện với trưởng bản, đoàn chuyên gia biết đến ông Nùng Sảo Mìn chuyên bốc thuốc cho dân bản, được mọi người hết lòng kính trọng.
Ông Nùng Sảo Mìn dù không phải thầy lang nhưng được cha truyền cho nhiều bài thuốc hay nên thường giúp đỡ người dân trong bản chữa bệnh. Đặc biệt là trai tráng trong bản, ai cũng từng tới nhà ông để xin bốc thuốc lá về uống. Đây là bài thuốc lá gia truyền mà ông Nùng Sảo Mìn được đích thân cha mình truyền thụ. Bài thuốc không chỉ giúp tăng cường sức khỏe, chữa chứng tiểu đêm, tiểu rắt, tiểu buốt mà sinh lý nam cũng được cải thiện rõ rệt. Đặc biệt bác sĩ Tuấn nhận ra, trong bản không có bất cứ nam giới nào mắc Phì đại tiền liệt tuyến. Mặc dù đây là căn bệnh rất phổ biến, chiếm tới trên 60% nam giới ở độ tuổi ngoài 50.
Phát hiện bất ngờ này khiến đoàn nghiên cứu vô cùng tò mò về bài thuốc bí truyền của ông Nùng Sảo Mìn. Được biết bác sĩ Tuấn cùng các cộng sự đang nghiên cứu nhằm tìm ra bài thuốc chữa Phì đại tiền liệt tuyến hiệu quả, bởi dưới xuôi số người mắc căn bệnh này rất nhiều, ông Nùng Sảo Mìn đã đồng ý chia sẻ công thức bí truyền của bài thuốc lá mà ông đang nắm giữ.
Tuy nhiên, ông Nùng Sảo Mìn cũng cho biết bài thuốc này tiền thân không phải do tổ tiên ông sáng tạo, mà do cha ông nhờ cơ duyên quen biết với một thầy lang ở Bắc Kạn vì quý mến nên đã truyền cho bài thuốc này. Thuở đó không có sách vở ghi chép, nên cha ông chỉ bốc thuốc lá theo trí nhớ, nhiều thành phần tự gia giảm thêm nên không thật sự chính xác. Muốn có được bài thuốc gốc cần đến tìm chủ nhân thực sự của nó.
Lần theo chỉ dẫn của ông Nùng Sảo Mìn, đoàn công tác tiếp tục lên đường tới Bắc Kạn. Những rẻo cao dốc đứng, những chặng đường rừng sâu thăm thẳm, phải băng qua bằng lối mòn đầy vất vả cũng không làm chùn bước chân những người bác sĩ.
Phải mất tới 2 ngày di chuyển, đoàn công tác mới tìm được đến xã Cổ Linh,huyện Pác Nặm, Bắc Kạn. Công cuộc tìm kiếm nhà ông Nùng Trí Cao người sở hữu bài thuốc bí truyền khá khó khăn, bởi xét theo tuổi tác rất có thể ông đã qua đời. Phải mất rất nhiều công tìm kiếm, dò hỏi, đoàn công tác của bác sĩ Lê Hữu Tuấn mới tìm được tới nhà ông Nùng Trí Cao. Đúng như dự đoán, ông Nùng Trí Cao đã qua đời từ rất lâu, hiện nay căn nhà sàn cổ đang do con trai của ông là Nùng Văn Sảng cư trú.
Tiếp đón đoàn công tác vô cùng thân tình, ông Nùng Văn Sảng cho biết, cha ông trước đây là thầy lang có tiếng trong vùng, truyền đến đời ông là đời thứ 10. Khi được hỏi về bài thuốc bí truyền chữa Phì đại tiền liệt tuyến của gia đình, ông Sảng cho biết ở trên bản người ta không biết cái bệnh đó. Tuy nhiên, gia đình ông có bài thuốc bí truyền cho nam giới chữa tiểu đêm, tiểu buốt, uống vào khỏe khoắn, sung mãn. Rất nhiều người ở xuôi cũng tìm đến tận đây để nhờ ông bốc thuốc.
Khi được ngỏ lời chia sẻ về bài thuốc bí truyền của gia đình, ông Nùng Văn Sảng khá băn khoăn, bởi ông cho biết bài thuốc này chỉ truyền trong nội tộc, không truyền ra ngoài và hẹn bác sĩ Lê Hữu Tuấn cho ông vài ngày suy nghĩ.
Trong khoảng thời gian đợi chờ câu trả lời, đoàn công tác tranh thủ khảo sát thực địa, tìm người dẫn đường đi vào sâu trong các khu rừng già để tìm kiếm thảo dược quý. Quá trình thực địa, các chuyên gia cũng phát hiện ra rằng không chỉ có trong rừng, mà ngay tại những vùng đất của người dân bản xứ cũng có rất nhiều thảo dược mọc dại. Đoàn công tác đã lấy mẫu những thảo dược này để phục vụ cho nghiên cứu.
>> Xem thêm: Tiền liệt Thần hiệu phương – Giải pháp vàng trong điều trị phì đại tuyến tiền liệt
Sau 3 ngày chờ đợi, bác sĩ Lê Hữu Tuấn đã tới gặp ông Nùng Văn Sảng và được ông tin tưởng giao tận tay bản ghi chép bài thuốc bí truyền của gia đình. Sở dĩ ông Sảng quyết định chuyển giao bài thuốc cho bác sĩ Lê Hữu Tuấn và đoàn công tác của Trung tâm Thuốc dân tộc bởi ông tâm niệm rằng bài thuốc nào cũng dùng để cứu người. Nếu được các chuyên gia nghiên cứu và ứng dụng sâu rộng thì càng có thể cứu chữa cho nhiều người. Hơn nữa qua những câu chuyện chia sẻ, đàm đạo cùng bác sĩ Tuấn và đoàn công tác, ông cảm nhận rõ tâm huyết và y đức của những con người này.
Nhận được sự ủy thác của ông Nùng Văn Sảng, bác sĩ Lê Hữu Tuấn cảm thấy trọng trách trên vai lớn hơn bao giờ hết. Được chuyển giao bài thuốc bí truyền, cùng việc tìm thấy nhiều dược liệu quý ở Bắc Kạn khiến nhóm nghiên cứu càng có niềm tin vững chắc về con đường thành công phía trước. Đoàn bác sĩ vội vã trở về Hà Nội để tiếp tục đề tài nghiên cứu còn đang dang dở.
Phục dựng bài thuốc bí truyền – Hành trình đầy rẫy khó khăn
Mặc dù đã tìm kiếm được bài thuốc bí truyền, nhưng khó khăn vẫn chưa dừng lại. Bởi bản chép tay bài thuốc được viết bằng thứ tiếng của người Tày, thế nên phải mất tới 2 tháng mới có thể phục dựng được chính xác bài thuốc này.
Sau khi khôi phục được nguyên trạng bài thuốc gốc, các bác sĩ đã tiến hành thử nghiệm lâm sàng trên 30 bệnh nhân tình nguyện. Kết quả cho thấy khối u xơ tiền liệt tuyến có thuyên giảm về kích thước, nhưng tốc độ còn chậm và chưa thể chữa dứt điểm bệnh.
Nghiên cứu một lần nữa rơi vào khó khăn, bế tắc. Không hề nản lòng, các chuyên gia tiếp tục đào sâu tìm hiểu vấn đề. Vì sao cũng một bài thuốc cổ này, người Tày dùng rất hiệu quả, nhưng khi áp dụng vào điều trị cho các bệnh nhân tình nguyện lại không mang lại kết quả mong muốn.
Sau nhiều ngày tìm tòi phân tích, các chuyên gia nhận định, sở dĩ trai tráng trên bản người Tày sử dụng hiệu quả bài thuốc này, bởi bản thân họ là những người dân lao động, sống hòa mình với thiên nhiên nên thể trạng và sức đề kháng vốn đã tốt hơn người dưới miền xuôi. Trong khi đó những nam giới sống ở đồng bằng, đặc biệt là thành phố thường có lối sống phóng khoáng, ít lành mạnh hơn do đặc thù công việc, thói quen sử dụng nhiều rượu bia, thường thức khuya, ngủ ít và ăn uống thất thường… Chính vì thế nguy cơ mắc phì đại tiền liền tuyến của người đồng bằng cao hơn, tốc độ phát triển khối u xơ mạnh hơn và khả năng hấp thụ dược chất cũng kém hơn.
Bên cạnh đó, qua nghiên cứu, áp dụng công nghệ hiện đại để tách chiết từng thành phần thảo dược được lấy mẫu tại Bắc Kạn, nhóm nghiên cứu bất ngờ nhận ra rằng những thảo dược được thu hái tự nhiên trong rừng, hoặc ở đất của người Tày ở Bắc Kạn cho dược lực mạnh mẽ hơn so với dược liệu được nhập về. Lý giải điều này, các chuyên gia cho rằng, mặc dù cùng là một loại thảo dược, nhưng khi trồng ở những vùng đất khác nhau, với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu khác biệt sẽ cho chất lượng khác nhau.
Phát hiện này đã mở ra hướng đi mới cho nghiên cứu. Một lần nữa các chuyên gia lặn lội vượt hàng trăm cây số quay lại Bắc Kạn để tìm kiếm những thảo dược cần thiết cho bài thuốc. Chuyến đi lần thứ 2 diễn ra giữa tháng 6, khi nắng hè gay gắt phủ màu vàng ươm lên khắp những dãy núi. Con đường đi dường như vất vả, mệt nhọc hơn bởi cái nắng bào mòn thể lực của những người bác sĩ vốn chỉ quen làm việc trong phòng khám và phòng nghiên cứu. Thế nhưng khát khao và đam mê đã tiếp sức cho đoàn bác sĩ vượt qua được những rẻo cao dốc đứng đầy khắc nghiệt, để tìm về bản người Tày.
(Còn nữa…)
Xem tiếp: Kỳ 2: Giải mã bài thuốc bí truyền của người Tày, bước đột phá để tạo nên Tiền liệt Thần hiệu Phương
Bình luận (48)
Mình có nghe là bs Tuấn chữa bệnh này hay lắm, cho mình hỏi là mình muốn khám bs Tuấn thì lam sao để được khám?
Cho tôi muốn tìm hiểu về bài thuốc này, mong tr liên hệ với tôi . 0945323***
Vo chong toi chi ranh vao chu nhat, lieu trung tam co kham vao chu nhat khong?
Chào chị Phan Thi Thuyên, Lịch làm việc của trung tâm là làm việc tất cả các ngày trong tuần bạn nhé. Giờ làm việc: Sáng: từ 8h – 12h, Chiều: từ 13h30 – 17h30. Bạn có thể để lại thông tin liên hệ hoặc gọi điện đến số hotline: (024)7109 6699 để được các bác sĩ tư vấn cụ thể hơn.
Rất hân hạnh được phục vụ bạn tại Trung tâm!