Đăng tâm thảo
Đăng tâm thảo là một trong số những thảo dược quen thuộc có vị ngọt, tính hàn… thường được sử dụng điều trị viêm họng, ho, mất ngủ, tiểu tiện khó khăn… Nhưng chúng ta cần biết cách sử dụng đúng để hạn chế những tác dụng phụ có thể gặp phải.
Mô tả cây đăng tâm thảo
- Tên khác: đăng tâm, hổ tu thảo, cỏ bấc đèn, tịch thảo, bích ngọc thảo, cổ ất tâm, xích tu, thần đăng nhị, đăng thị…
- Tên khoa học: Juncus ehusus L. var. decipiens Buch
- Họ: Bấc Juncaceae
1. Đặc điểm của cây đăng tâm thảo
Cây đăng tâm thảo là cây cỏ sống lâu năm có thân tròn cứng với độ cao trong khoảng từ 35 đến 100 cm với đường kính thân từ 1 đến 2mm có màu xanh nhạt. Bên trong phần ruột có các tế bào hình sao được để hở nhiều lỗ khuyết. Phần lá rất hạn chế chỉ có bẹ ở phần thấn. Hoa thường mọc đều thành vòng và khi hoa khô thì chỉ có phần xác hoa.
2. Phân bố
Đăng tâm thảo là cây mọc hoang, tập trung nhiều ở những vùng có khí hậu ẩm ướt như Hà Nam, Nam Định.
3. Bộ phận dùng
Phần ruột của cây được phơi khô
4. Thu hái sơ chế
Cây thường được thu hoạch vào mùa thu. Sau khi cắt toàn cây thì sẽ rạch dọc phần thân để tách lõi riêng ra rồi bó thành từng bỏ rồi phơi khô để dùng.
5. Bào chế thuốc
Sau khi loại bỏ các tạp chất, đăng tâm thảo sẽ được cắt thành từng đoạn. Với trường hợp làm đăng tâm thán thì sẽ lấy nguyên liệu làm sạch rồi cho vào nồi đấy, đậy kín và nấu trong lửa nhỏ, để nguội rồi lấy ra.
6. Bảo quản
Thảo dược được đựng ở nơi kín, khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời.
7. Thành phần hóa học
Thành phần chủ yếu là carbohydrat
Vị thuốc đăng tâm thảo
Tức là phần ruột của đăng tâm thảo thường có hình trụ tròn nhỏ với đường kính từ 0.1 đến 0.3 cm và dài khoảng 90 cm, có màu trắng nhạt hoặc vàng nhạt. Thân của dược liệu có tính đàn hồi, dễ bị đứt.
1. Tính vị
Vị ngọt, tính hàn
2. Quy kinh
Được quy vào 3 kinh là kinh tâm, quế và tiểu trương
3. Tác dụng dược lý và chủ trị của đăng tâm thảo
Có tác dụng giáng tâm hỏa, lợi tiểu trường và thanh phế nhiệt. Thường được dùng để thông tiểu tiện, điều trị sốt, an thần, chữa ho…
4. Cách dùng và liều lượng
Đăng tâm thảo thường được dùng dạng bột hoặc sắc nước để uống. Công đoạn tán đăng tâm thảo khá công phu. Thông thường cần ngâm đăng tâm thảo trong nước cơm, phơi khô rồi mới tán. Sau đó ngâm nước rồi vớt phần nổi lên trên để dùng.
Mỗi ngày thường dùng từ 2g đến 4g là vừa đủ
5. Độc tính
Ít có độc tính, ít gây tác dụng phụ
Bài thuốc sử dụng đăng tâm thảo
Người bệnh có thể tham khảo những bài thuốc sử dụng đăng tâm thảo sau:
1. Điều trị mất ngủ, lợi tiểu
- Lấy khoảng 2g đăng tâm thảo sắc với nước.
- Dùng thay nước chè hàng ngày.
2. Cầm máu
Dùng đăng tâm thảo nhai nhỏ rồi đắp lên vết thương, máu sẽ cầm nhanh chóng
3. Điều trị chảy máu cam không cầm được
- Chuẩn bị 40g đăng tâm thảo và 4g đơn sa
- Dùng 2 nguyên liệu uống chung với nước cơm, mỗi lần dùng khoảng 8g là vừa đủ.
4. Điều trị nghẹt họng do viêm
- Chuẩn bị: 1 nắm đăng tâm thảo và 2 tấm ngói và 1 ít muối.
- Dùng ngói đốt đăng tâm thảo và muối rồi thổi vào miệng nhiều lần sẽ thấy đỡ.
5. Trị chứng đậu sang làm cho người mệt mỏi
- Chuẩn bị: 1 nắm đăng tâm thảo, 80g miết giáp
- Nấu chung 2 nguyên liệu với 1 thăng rưỡu nước cho đến khi còn 6 chén.
- Dùng uống 2 lần trong ngày.
6. Điều trị bí tiểu
- Chuẩn bị: 3g đăng tâm, 9g cam thảo, 9g mộc tử, 9g mộc thông, 9g đông quy tử, 12g hoạt thạch.
- Lấy tất cả nguyên liệu sắc lên và uống hết trong ngày.
7. Điều trị tâm phiền, khô miệng
- Chuẩn bị nguyên liệu: 4g đăng tâm thảo, 12g mạch môn và 12g lá tre
- Dùng tất cả nguyên liệu nấu lên rồi uống hết trong ngày.
8. Điều trị bệnh lậu, đái đục, đái ra máu và đái buốt
- Chuẩn bị: 8g đăng tâm thảo, 8g rễ cỏ tranh
- Dùng hai nguyên liệu bỏ vào ấm, sắc nước và dùng trong ngày
9. Điều trị chứng nhiệt lâm
- Chuẩn bị: 9g đăng tâm thảo, 30g phượng vĩ thảo, 30g xa tiền thảo
- Dùng tất cả nguyên liệu sắc với nước vo gạo rồi uống hết trong ngày.
Ngoài ra còn có các bài thuốc khác mà dân gian vẫn lưu truyền để tận dụng khả năng điều trị bệnh của đăng tâm thảo. Người bệnh nên tham khảo thật kỹ trước khi sử dụng.
Kiêng kị khi sử dụng đăng tâm thảo
Không được dùng đăng tâm thảo trong các trường hợp:
- Người bị thể hư, trúng hàn, không kiềm được khi bị tiểu tiện.
- Người có tiền sử dị ứng với bất cứ thảo dược nào.
- Phụ nữ có thai, đang cho con bú, trẻ em thì nên hạn chế dùng. Nếu sử dụng thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Đăng tâm thảo có thể tương tác với một số loại thuốc, làm thay đổi và mất tác dụng của thuốc. Chính vì vậy cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng khi bạn đang dùng bất cứ loại thuốc nào, kể cả là thuốc đông y hay thực phẩm chức năng.
Những thông tin được chia sẻ về đăng tâm thảo chỉ mang tính chất tham khảo. Còn rất nhiều vấn đề khác mà chúng ta cần phải tìm hiểu khi sử dụng vị thuốc này. Vì vậy trước khi dùng hãy tham khảo thật kỹ ý kiến của bác sĩ cũng như những người có chuyên môn.
Bạn có thể tham khảo thêm:
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!